Những “hot boy, hot girl” đón Tết trong trại tạm giam
Tết đến, lúc mọi người quây quần bên gia đình thì có những “ hot boy, hot girl” ngược xuôi với những “chuyến hàng” để rồi phải tra tay vào còng trong ngày giáp Tết.
Đàm Đại Long, đối tượng chính trong chuyên án mua bán trái phép 3kg ma tuý đá mà Công an quận Đống Đa, Hà Nội bắt giữ những ngày cận Tết là một ví dụ. Mới 25 tuổi, vẻ ngoài cao ráo, đẹp trai, nói năng nhỏ nhẹ, lại ở nhà lầu, đi xe hơi nên Long nhanh chóng “nổi như cồn” ở thôn Quỷnh, xã Thị Hoa, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng. Đó là mảnh đất hiểm trở, xa nhất của Cao Bằng, được gọi là vùng đệm tiếp giáp giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Chẳng ai rõ Long học hành thế nào, chỉ biết những năm trước Long có thời gian xuất ngoại, sau đó về nước thì giàu lên nhanh chóng, đã chi tiền xây biệt thự rất to, được người dân ví là “Keang Nam ở Cao Bằng”. Bên cạnh đó, “vị đại gia trẻ tuổi” này còn sở hữu nhiều xe hơi đắt tiền, trong đó có chiếc Chevrolet Cruze…
Đàm Đại Long và Nguyễn Tuyết Ngân.
Từ những tài liệu thu thập được, Công an quận Đống Đa đã bắt quả tang hành vi mua bán trái phép chất ma tuý của Long. 17h ngày 20/1, Đàm Đại Long xuất hiện ở Hà Nội, đi xe ô tô từ Mỹ Đình sang Long Biên, qua thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh) và nhiều điểm khác để giao dịch ma tuý.
Khoảng 21h cùng ngày, Long đến khu vực quốc lộ 5 đón khách mua ma tuý lên xe và kiểm tra tiền. Đếm đủ số tiền như đã thỏa thuận, cả hai đi lòng vòng qua nhiều địa điểm để che mắt cơ quan chức năng.
Đến 21h30, khi Long và khách mua ma tuý đỗ xe tại cầu vượt giao giữa quốc lộ 1 và quốc lộ 5 thì một đối tượng khác bất ngờ đỗ xe, mở cửa giao cho Long một túi xách màu đen. Long cầm túi xách chứa 3kg ma tuý đá, định bán cho khách với giá tiền 275 triệu đồng/kg nhưng chưa kịp thực hiện thì bị Công an quận Đống Đa phối hợp Công an phường Ngã Tư Sở bắt giữ.
Lý giải về hành vi của Long, Thượng uý Lê Thăng Bằng, Phó Đội trưởng Đội CSĐT tội phạm về ma tuý, Công an quận Đống Đa cho biết, nơi Long sinh sống là địa bàn phức tạp, được ví như “cái rốn” về ma tuý ở Cao Bằng, nên từ nhỏ Long đã sớm có điều kiện tiếp xúc với các đối tượng là người Trung Quốc hoạt động mua bán chất ma tuý. Học đến lớp 11 thì Long bỏ, ở nhà lang thang, gặp gỡ các đàn anh xã hội nên đầu óc được nhuốm tư tưởng làm giàu nhanh chóng và thu lợi bất chính từ “hàng trắng”.
Bên cạnh đó, Long bắt mối và giao du, vượt biên sang Trung Quốc đánh bạc. Từ việc thắng bạc, có vốn, Long đã quyết định đi buôn ma tuý, dưới vai trò là “nhân viên kinh doanh”, chuyên phân phối lại ma tuý cho các đối tượng nguời Trung Quốc, và có nhiệm vụ về Việt Nam đi các tỉnh tìm kiếm, mở rộng thị trường…
Điều đặc biệt là do thành thạo tiếng Trung và có nhiều quan hệ với các đối tượng ở Trung Quốc nên Long nắm được đầu mối buôn ma tuý số lượng lớn. Vì vậy, dù hoạt động đơn lẻ nhưng Long chủ yếu bỏ buôn cho các đại lý chứ không bán lẻ. Hoạt động vì vậy mà kín kẽ và khó bị phát hiện hơn… Quá trình bị bắt giữ, Long khai nhận đã từng ngồi tù ở Trung Quốc về hành vi cướp tài sản.
Nếu Đàm Đại Long là “hot boy” nhiều tiền, đi xe đẹp thì Nguyễn Tuyết Ngân (20 tuổi, trú Bùi Xương Trạch, Thanh Xuân, Hà Nội) thuộc dạng “hot girl” với mạng xã hội có hàng nghìn người theo dõi.
Ngân thường đăng tải những bức hình xinh đẹp, khoe độ sành điệu với mỹ phẩm, quần áo hàng hiệu. Chỉ đến khi tin Ngân bị Công an quận Đống Đa bắt giữ ngày 21/1 tại một nhà trọ ở Khương Thượng, Đống Đa vì buôn bán hơn 8,2kg ma tuý đá, 1.905 viên thuốc lắc, gần 2kg ketamin thì bạn bè mới ngã ngửa vì bất ngờ…
Ngân nằm trong ổ nhóm gồm 4 đối tượng do Nguyễn Đức Anh (23 tuổi, trú Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội) cầm đầu chuyên mua bán trái phép chất ma tuý. Ngoài Ngân và Đức Anh còn có Nguyễn Minh Tỉnh (24 tuổi, trú Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội), Nhữ Thu Hằng (24 tuổi, trú phường Kim Giang, Thanh Xuân, Hà Nội). Đáng lưu ý, tất cả các đối tượng đều có điểm chung là bố mẹ bỏ nhau, gia đình thiếu quan tâm.
Có đối tượng bố đi tù hoặc đi cai nghiện, có đối tượng mẹ đi lang thang, có đối tượng bị mẹ đuổi ra khỏi nhà. Đều chỉ học hết cấp 3, sau đó sống lang bạt, không nghề nghiệp, các “hot boy, hot girl” nhanh chóng tụ lại thành một nhóm để hoạt động.
Cơ quan CSĐT Công an quận Đống Đa đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với tất cả các đối tượng trong hai chuyên án triệt phá liên tiếp ngày giáp Tết về hành vi mua bán trái phép chất ma tuý, đồng thời ra quyết định tạm giam 4 tháng để phục vụ điều tra. Một mùa xuân mới đã về nhưng cũng có những người trẻ “mùa xuân” tạm dừng lại sau song sắt trại tạm giam. Đó là lúc những “hot boy, hot girl” có cơ hội nhìn lại chính mình…/.
Theo_VOV
Chốn biệt giam, tử tù đón Tết như thế nào?
Tết, là quãng thời gian mọi người quây quần bên gia đình, người thân. Cô độc trong 4 bức tường lạnh lẽo, tử tù cũng có đón Tết theo cách riêng của mình.
LTS: Trong bốn bức tường của chốn biệt giam lạnh lẽo, nơi không có hoa mai cũng chẳng có hoa đào thì tử tù- những người đang đối diện với sự rình rập của thần chết nghênh xuân, đón Tết thế nào?
Những người không bao giờ sợ vấn nạn "thực phẩm bẩn"
Video đang HOT
Không có lịch nhưng các tử tù tính thời gian vô cùng chuẩn xác. Bởi thế, dù không được thông báo trước nhưng tử tù nào cũng biết rõ là khi nào thì Tết đến, xuân về.
Thậm chí, không có đồng hồ nhưng họ cũng biết rõ thời khắc năm mới gõ cửa. Khi đó, dù đang ở giờ "giới nghiêm" nhưng khu biệt giam huyên náo hẳn.
Mỗi người một buồng riêng biệt nhưng các tử tù cũng cố sức chúc tụng nhau bằng những lời lẽ tốt đẹp hệt như ở thế giới bên ngoài.
Kẻ hài hước còn chúc... làm ăn gặp nhiều may mắn, sớm mua nhà, tậu xe. Người thực tế hơn thì chỉ mong là được nghe tiếng nhau trong vài năm nữa.
Sau những lời chúc tụng ồn ã ấy thì là sự im ắng đến rợn người. Ấy là lúc những người thân mang tội chết ấy nhớ lại những giao thừa xưa, khi còn quây quần bên những người thân thích.
"Khi đó thì kẻ khóc người cười, rồi gọi tên những người trong gia đình mình, nghĩ cũng thương lắm", thiếu tá Hoàng Sỹ Huynh, cán bộ quản giáo Trại tạm giam Công an tỉnh Thanh Hóa xúc động.
Cũng theo thiếu tá Huynh, tuy bị tước đi quyền sống, tuy không gian sống chỉ là bốn bức tường lạnh lẽo, đánh bạn với gông cùm nhưng tử tù cũng được hưởng đầy đủ chế độ dinh dưỡng như những tù nhân bình thường.
Thực phẩm dành cho phạm nhân luôn phải đảm bảo vệ sinh.
Ngày Tết thì chế độ đó tăng gấp 5 lần. Bánh chưng, bánh kẹo, thịt cá được phục vụ tận buồng giam. Người tù chỉ được ăn 2 bữa vào gần trưa và chiều tối. Tuy nhiên, 3 ngày Tết thì có thêm cả bữa sáng.
"Nói thật với nhà báo chứ ở ngoài thì lo Tết như thế nào cũng được nhưng với anh em tù thì phải cực kỳ chu đáo, nhất là công đoạn chuẩn bị thực phẩm", thượng tá Bùi Xuân Trường, Phó giám thị trại cho biết.
Theo thượng tá Trường thì năm nào cũng vậy, cứ khi xuân sắp tới, Tết sắp sang là cán bộ trại phải lặn lội ngược xuôi để tìm nguồn thực phẩm đảm bảo để phục vụ những tội nhân đang thi hành án tại trại.
"Mình có ăn phải đồ kém chất lượng cũng không sao, nhưng để tù nhân, nhất là tử tù ăn phải những thứ đó ngộ nhỡ họ làm sao thì nguy lắm", thượng tá Trường chia sẻ.
Nhớ nhà, thèm được thấy những người thân thích ấy là chuyện đương nhiên của bất cứ người tù nào. Và, với tử tù thì nỗi khát khao, da diết ấy lớn gấp bội phần. "Món quà" vô giá
Thế mới có chuyện có tử tù dù chân trong cùm, dù xung quanh chỉ toàn bê tông, sắt lạnh nhưng vẫn "thả hồn" thực hiện những nghi lễ quen thuộc trong ba ngày Tết như khi còn ở quê nhà.
Chắp tay cúng gia tiên rồi lẩm lẩm chúc người nọ người kia bằng những lời lẽ trang trọng hệt như đang sống giữa ấm áp tình thân.
"Tâm trạng của tử tù vốn bất định, trong mấy ngày Tết còn thất thường hơn. Những hành động, lời nói của họ là do cảm xúc chi phối hết", thiếu tá Huynh tâm sự.
Cũng theo thiếu tá Huynh, trong mấy ngày Tết, ngoài những lời thăm hỏi, động viên từ gia đình, người thân thì "món quà" mà tử tù thích nhất là... giấc ngủ. Trong chốn biệt giam, rảnh rỗi cả ngày lẫn đêm nhưng tử tù thường thiếu ngủ.
Ám ảnh tội lỗi cùng sự sợ hãi tột cùng bởi thần chết rình rập khiến nhiều tử tù chẳng khi nào có giấc ngủ sâu. Theo các cán bộ quản giáo Trại tạm giam Công an tỉnh Thanh Hóa, ở trại, tử tù thường ngủ sớm và thức dậy cũng rất sớm.
Tết đến, ngoài được tăng chế độ về chế độ thực phẩm thì đời sống tinh thần của phạm nhân cũng được cải thiện.
Thói quen này đến với họ cũng do vị thần cầm lưỡi hái đem lại.
Theo đó, những phạm nhân mang tội chết thường bị đưa đi thi hành án vào lúc 2-3 giờ sáng. Những khi ấy, chỉ cần một tiếng động rất nhẹ cũng khiến cả khu biệt giam tỉnh giấc rồi khóc cười nhốn nháo. Ai cũng tưởng hôm nay đến phiên mình giã biệt cõi đời.
Khi ấy, họ cuống quýt chào nhau rồi gửi lại nhau muôn lời chúc tụng. Và, chỉ khi nào thấy ánh sáng hắt qua ô thoáng của buồng giam thì cả khu mới yên ắng trở lại. Khi đó tử tù mới dám chắc rằng sự sống của mình còn được đảm bảo.
Bởi không phải thấp thỏm canh thần chết nữa nên những ngày Tết, tử tù ngủ rất sâu. Họ yên tâm rằng mình không bị đưa đi thi hành án trong những ngày trọng đại ấy.
Cái Tết đầu tiên của tử tù cuồng yêu
Trong số 11 tử tù đang thấp thỏm chờ ngày ra pháp trường ở Trại tạm giam Công an tỉnh Thanh Hóa thì Lê Văn Hảo là người trẻ nhất. Hảo sinh năm 1992, phải "xuống bến đò chờ về bên kia thế giới" bởi tội giết người.
Tuy còn trẻ nhưng Hảo nổi tiếng máu lạnh và ngay từ tấm bé, thanh niên tên Hảo này cũng đã có nhiều "thành tích"... bất hảo.
Quê ở huyện Đông Sơn (Thanh Hóa), sau khi trở về từ cơ sở giáo dục dành cho trẻ vị thành niên hư hỏng, Hảo đã yêu đơn phương chị N. (SN 1993 ở TP. Thanh Hóa) là sinh viên năm thứ 3 của Trường đại học Hồng Đức (Thanh Hóa).
Khi biết chị N. đã có người yêu, cuồng ghen ngày 22/9/2014, Hảo đã dụ người yêu tới quán karaoke rồi dùng dao dã man sát hại.
Ít tháng sau đó, với tội ác của mình cộng nhiều tình tiết tăng nặng khác, Hảo đã bị tuyên án tử hình trong một phiên tòa lưu động. Tham gia phiên tòa, nhiều người đã phẫn uất bởi Hảo không hề tỏ ra ăn năn, hối hận về tội ác của mình.
Thậm chí, cũng tại phiên tòa ấy, Hảo đã dặn người thân của mình không được kháng cáo dù bản án phải nhận có thể là tử hình.
Tuy là năm thứ hai đón Tết sau song sắt nhưng là năm đầu tiên Hảo phải "nhìn xuân qua ô thoáng" của phòng biệt giam. Đại úy Nguyễn Xuân Tuấn, cán bộ quản giáo trực tiếp quản lý phạm nhân này cho biết.
Lê Văn Hảo cố chào người thân sau khi bị tuyên án tử hình (Ảnh Internet)
Đại úy Tuấn bảo, những ngày Tết này cán bộ trại sẽ phải dành cho Hảo sự quan tâm đặc biệt hơn bởi sát nhân này lần đầu tiên "được" đón Tết trong trạng thái "thần chết" rập rình trước cửa.
Theo lời của cán bộ quản giáo, Tết năm ngoái, do chưa được đưa ra xét xử nên Hảo còn tỏ ra bình thản, lạc quan, thậm chí không quan tâm nhiều đến... chuyện ngày sau. Nhưng, từ khi biết mình đã nắm chắc trong tay vé tàu... về bên kia thế giới thì Hảo đã thay đổi hoàn toàn.
Trở lại trại sau phiên tòa, được đưa vào "khám tử tù", Hảo bỗng trầm tư, thường hay cáu gắt. Trò chuyện với cán bộ quản giáo, Hảo bảo, lúc nào cũng nhớ tới mẹ mình bởi lúc ở ngoài chỉ làm mẹ buồn, mẹ khóc.
Gia đình Hảo cũng mới lên thăm nom vài hôm trước. Tuy gia cảnh chẳng dư dả gì nhưng mọi người cũng sắm sang cho Hảo nhiều quà.
Trò chuyện với cán bộ quản giáo, Hảo bảo hắn chẳng thiết gì, món quà ý nghĩa nhất mà hắn cần khi Tết đến là nụ cười của người đã mang nặng đẻ đau, đã sinh ra hắn.
Tuy nhiên, mong muốn đau đớn của tội nhân mang án tử này không thành bởi gặp con trong cảnh ngộ ấy thì mẹ nào có thể gượng cười.
Tử tù ngoại ăn tết Việt
Bây giờ, nhiều người nước ngoài đã du lịch sang Việt Nam để được hưởng không khí Tết cổ truyền. Được cùng dân Việt ăn Tết, những vị khách nước ngoài ấy tỏ ra vô cùng hào hứng.
Trại tạm giam Công an tỉnh Thanh Hóa cũng có một vị khách nước ngoài. Hắn là Xay Nhạ Xúc Xa Vắt, sinh năm 1969, quốc tịch Lào. Tuy nhiên, khác với những vị khách ngoại quốc khác, Xa Vắt lại phải đón Tết ở nơi... có nằm mơ cũng chẳng ai nghĩ tới.
Nơi Xa Vắt đón 5 cái Tết ở Việt Nam chính là chốn biệt giam lạnh lẽo. Năm 2010, Xa Vắt bị tuyên án tử hình khi bị phát hiện vận chuyển hơn 40kg ma túy tổng hợp vào Việt Nam.
Theo các cán bộ quản giáo Trại tạm giam Công an tỉnh Thanh Hóa thì trước đây, Xa Vắt cũng nhiều lần đến Việt Nam bởi nghề chạy xe khách đường dài. Tuy nhiều lần qua lại nhưng chưa bao giờ Xa Vắt được ăn Tết ở Việt Nam.
Nơi giam giữ tử tù Xa Vắt, "tử tù ngoại" mang quốc tịch Lào.
Nhà xa, Xa Vắt cũng ít được gia đình thăm nom. Có bận cũng dịp gần Tết, nói với cán bộ trại, Xa Vắt bảo, trước đây nhiều lần hắn muốn tận hưởng cái Tết của người Việt. Tuy nhiên, bởi bận rộn làm ăn, mong muốn ấy chưa thành.
Trò chuyện với chúng tôi, thượng tá Bùi Xuân Trường, Phó giám thị Trại tạm giam Công an tỉnh Thanh Hóa bảo, khi Tết đến, trường hợp của Xa Vắt cũng được cán bộ trại đặc biệt quan tâm.
"Xa Vắt phạm tội thì đã bị pháp luật trừng phạt nghiêm minh. Sống ở đâu cũng vậy, tình người là thứ quan trọng nhất. Mấy Tết trước, khi được nhận quà và sự quan tâm của trại, Xa Vắt đã nước mắt nghẹn ngào", một cán bộ quản giáo chia sẻ.
Trải lòng của những người không phạm tội cũng... "ở tù"
Nói vui về nghề của mình, các cán bộ quản giáo ở Trại tạm giam Công an tỉnh Thanh Hóa bảo, phạm nhân phạm tội thì bị tù còn cán bộ quản giáo chẳng tội tình gì thì cũng cả đời phải sống cảnh giam hãm.
Với những cán bộ phải phụ trách thêm việc coi tử tù thì còn... mất tự do hơn. Nhiều người bảo, nhiều khi cả tuần không được thấy mặt con. Khi về nhà thì con đã ngủ, khi đi làm thì con còn chưa dậy.
"Cán bộ ở lại, tôi đi", đó là lời chào ngắn ngọn với của tử tù với cán bộ quản giáo, những người đã bầu bạn với họ suốt những ngày tháng cuối đời.
Cái chết, đó là "lối đi" không thể nào khác với những người phạm vào trọng tội, họ "đi" coi như cũng là trả xong món nợ đời mình.
Nhưng còn "người ở lại" thì vẫn phải tiếp tục với công việc lắm nguy nan và cũng nhiều thử thách, ấy là "nghề coi tử tù".
"Là nghề nhưng cũng là nghiệp rồi, phải biết cách tìm niềm vui trong công việc thôi. Chỉ khi nghỉ hưu, chỉ khi chào nhau bằng câu "cán bộ ở lại tôi về" thì may ra mới được quây quần với gia đình trong đêm 30 Tết thôi".
Lúc chia tay, thiếu tá Hoàng Sỹ Huynh đã nói với tôi như vậy.
Theo Trí Thức Trẻ
21 phạm nhân ở Nghệ An được về nhà dịp Tết Thực hiện chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước đối với những người lầm lỗi, sáng ngày 4/2, Trại tạm giam Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức lễ công bố quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù nhân dịp Tết Nguyên đán cho 47 phạm nhân cải tạo tốt trong quá trình chấp hành án. Trong...