Những hợp đồng vũ khí “khủng” Việt – Nga
Ngoài lợi ích về kinh tế, những chuyến công du của lãnh đạo Đảng, Nhà nước còn mang về nhiều hợp đồng vũ khí có giá trị to lớn cho quân đội Việt Nam.
Trong chuyến công du đến Nga tháng 12/2009, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Thủ tướng Nga lúc đó Vladimir Putin đã chứng kiến lễ ký kết nhiều hợp đồng quan trọng, trong đó có hợp đồng mua 6 tàu ngầm Kilo 636MV.
Giá trị hợp đồng bao gồm 6 tàu ngầm, cơ sở hạ tầng cùng các thiết bị liên quan trị giá hơn 2 tỷ USD, đây là hợp đồng mua sắm vũ khí lớn nhất của Việt Nam kể từ sau năm 1975.
Hợp đồng mua sắm 6 tàu ngầm Kilo có dấu ấn đặc biệt của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Hợp đồng này là một cột mốc cực kỳ quan trọng trong quá xây dựng Hải quân Việt Nam tiến thẳng lên hiện đại hóa, đảm bảo chủ quyền quốc gia trước những biến động phức tạp trên Biển Đông.
Những chiếc Su-30MK2 hiện đại của Không quân Việt Nam có dấu ấn không nhỏ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong những chuyến công du của ông đến Nga.
Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng củng đã chứng kiến lễ ký thỏa thuận sơ bộ về mua 12 chiếc tiêm kích đa năng Su-30MK2 cùng vũ khí đi kèm trị giá hơn 1 tỷ USD. Hợp đồng chính thức của lô 12 chiếc Su-30MK2 đã được ký kết không lâu sau đó vào tháng 2/2010.
Video đang HOT
Trong năm 2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục có chuyến thăm Nga, các nhà lãnh đạo đôi bên đã đồng ý nâng mối quan hệ Việt – Nga lên mức đối tác chiến lược toàn diện. Việc nâng mức quan hệ Việt – Nga đã tạo nhiều điều kiện quan trọng trong việc mở rộng hợp tác kỹ thuật quân sự giữa 2 nước.
Dự án chuyển giao công nghệ sản xuất tên lửa chống hạm Kh-35 Uran tại Việt Nam ít nhiều có dấu ấn từ chuyến công du của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Không chỉ mang vũ khí Nga về cho đất nước sau những chuyến công du, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn tiến hành thương thảo để mua vũ khí từ các quốc gia phương Tây.
Trong khuôn khổ chuyến thăm Hà Lan tháng 9/2011, Thủ tướng đã tiến hành thương thảo với đối tác về việc mua 4 tàu hộ tống hiện đại lớp Sigma của nước này. Đặc biệt, Thủ tướng đã trực tiếp đến tham quan nhà máy đóng tàu của Damen, một tập đoàn công nghiệp tàu thủy khổng lồ của Hà Lan đang có các hoạt động hợp tác đóng tàu dân sự với Việt Nam.
Nếu thương vụ tàu hộ tống Sigma thành công, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục có dấu ấn quan trọng trong việc đa dạng hóa vũ khí trang bị cho hải quân nói riêng và quân đội Việt Nam nói chung.
Trước đây có thông tin tiết lộ, Việt Nam có thể mua 4 chiếc tàu hộ tống Sigma, trong đó 2 chiếc được đóng tại Hà Lan 2 chiếc còn lại được đóng tại Việt Nam theo giấy phép từ phía Damen. Hai nước đang tiến hành đàm phán về các vấn đề liên quan đến thương vụ này trước khi hợp đồng được ký kết. Mặc dù đơn giá của tàu hộ tốngSigma khá cao so với các tàu cùng loại của Nga nhưng bù lại tàu được trang bị những công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới hiện nay.
Nếu hợp đồng thành công, Việt Nam sẽ tiếp cận được công nghệ đóng tàu hải quân hiện đại của thế giới.
Một điều kiện khá thuận lợi cho Việt Nam là tập đoàn Damen và công ty Sông Thu (BQP) đã có rất nhiều dự án hợp tác đóng các tàu dân sự và bán quân sự như: Tàu cảnh sát biển, tàu cứu kéo đa năng, tàu lai dắt, đặc biệt gần đây nhất Công ty Sông Thu đã hạ thủy thành công tàu cảnh sát biển lớn nhất Việt Nam DN-2000 có sàn đáp cho máy bay trực thăng với bản vẽ thiết kế của Damen.
Ngày 12/5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục có chuyến công du đến Nga và ông cũng đã đích thân đến thị sát tiến độ đóng mới các tàu ngầm Kilo cho Việt Nam mà ông đã ký kết trong chuyến thăm chính thức vào năm 2009.
Theo vietbao
Tàu ngầm AIP Archer của Singapore: "Khiếm khuyết của sự hoàn hảo"
Ngày 30-4, Hải quân Singapore đã chính thức biên chế hoạt động chiếc tàu ngầm tấn công thứ 2, thuộc lớp Archer mang tên RSS Swordsman, trong một buổi lễ được tổ chức tại Căn cứ hải quân Changi.
Theo kế hoạch, tàu ngầm RSS Swordsman sẽ được biên chế cho Phi đội 171 của Hải quân Singapore, cùng với tàu ngầm lớp Archer thứ nhất là RSS Archer.
Phó Thủ Tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Tharman Shanmugaratnam, người chủ trì buổi lễ, đã trao giấy chứng nhận biên chế cho sĩ quan chỉ huy của tàu RSS Swordsman là Trung tá Loh Mun Heng.
Tham dự buổi lễ còn có Bộ trưởng Quốc phòng Ng Eng Hen, Bộ trưởng Vận tải Lui Tuck Yew, Tư lệnh Quân đội, Thiếu tướng Ng Chee Meng và Tư lệnh Hải quân, Chuẩn Đô đốc Ng Chee Peng cùng nhiều quan chức và sỹ quan cao cấp Quân đội Singapore khác.
Với việc tàu ngầm RSS Swordsman gia nhập cùng tàu ngầm RSS Archer, đã được biên chế hoạt động từ năm 2011, ông Tharman nhấn mạnh rằng Hải quân Singapore đã vượt qua một cột mốc mới trong phát triển tàu ngầm và hiện tại có khả năng tiến hành các hoạt động hàng hải phức tạp hơn.
"Tàu ngầm RSS Swordsman, RSS Archer và các tàu ngầm lớp Challenger của chúng tôi tạo nên một phần của hệ thống tác chiến tích hợp - cùng với các khinh hạm tàng hình, trực thăng hải quân, tàu hộ tống tên lửa và tàu quét mìn - bảo vệ các lợi ích hàng hải và sự toàn vẹn lãnh thổ của Singapore", ông Tharman nói.
Được mua của Hải quân Thụy Điển năm 2005 và sau đó được hiện đại hóa và hạ thủy vào năm 2010, tàu RSS Swordsman đã trải qua các cuộc chạy thử trên biển kéo dài ở Thụy Điển trước khi bàn giao cho Singapore ngày 31-12-2012.
Tàu ngầm thứ 2 thuộc lớp Archer mang tên RSS Swordsman
Tàu RSS Swordsman đã được nâng cấp và hiện đại hóa để có thể hoạt động tốt trong các điều kiện khí hậu tại vùng biển Singapore. Tàu còn được nâng cấp các hệ thống chiến đấu và cảm biến và trang bị thêm một hệ thống động cơ đẩy khí độc lập giúp tăng cường khả năng tàng hình lớn hơn, tăng cường phạm vi và khả năng hoạt động. Tàu được trang bị thêm một hệ thống kiểm soát khí hậu mới để thực hiện nhiệm vụ ở vùng nhiệt đới.
Các tàu ngầm RSS Archer và RSS Swordsman (trước đây là HMS Hlsingland và HMS Vstergtland trong Hải quân Thụy Điển) thuộc lớp Vstergtland do công ty Kokums AB của Thụy Điển đóng và được biên chế chiến đấu cho Hải quân Thụy Điển vào năm 1987 và 1988.
Năm 2004, các tàu này được loại khỏi biên chế theo chương trình cắt giảm hạm đội của Thụy Điển và tháng 11-2005 được bán cho Bộ Quốc phòng Singapore. Đây là lớp tàu ngầm vỏ đơn với hai ngăn kín được thiết kế để hoạt động tại những vùng biển nông trên biển Baltic, rất phù hợp với các vùng biển của Singapore.
Tàu ngầm lớp Archer có trọng lượng rẽ nước 1.400 tấn khi nổi và 1.500 tấn khi lặn, chiều dài 60,5m, chiều rộng 6,1m, chiều cao (không tính cửa lên) là 5,6m. Tàu được trang bị công nghệ tự động hóa hiện đại, do vậy số lượng thủy thủ đoàn chỉ có 28 người.
Tàu Archer được trang bị 2 động cơ diesel-điện Hedemora, đạt tốc độ tối đa khi lặn là 15 hải lý/giờ (28 km/giờ), tốc độ khi nổi là 8 hải lý/giờ (15 km/giờ). Điểm nổi bật nhất của loại tàu ngầm này là được trang bị hệ thống động lực không cần không khí AIP, thuộc dạng công nghệ đỉnh cao của thế giới, hiện mới chỉ Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Thụy Điển, Tây Ban Nha và Nhật Bản là làm chủ được nó.
Tàu ngầm đầu tiên thuộc lớp Archer mang tên RSS Archer
Các tàu ngầm sử dụng công nghệ động lực AIP có tác dụng giảm bộc lộ radar của bức xạ tần số âm của động cơ và độ rung chấn nên cơ bản không cần ngói cách âm, qua đó giúp tàu ngầm hoạt động êm hơn, ở dưới nước lâu hơn và khả năng bị phát hiện do phải nổi lên thấp hơn.
Động cơ đẩy không khí độc lập AIP được thiết kế có khả năng sử dụng chính CO2 sinh ra trong quá trình hoạt động để tái sinh O2 nên không cần nổi lên nạp dưỡng khí. Các loại tàu ngầm AIP có thể hoạt động liên tục tối đa tới 2 tháng, bình thường là 45 ngày. Với loại động cơ này thì lẽ ra Archer phải được xếp vào dạng hiện đại nhất nhì châu Á.
Thế nhưng, khiếm khuyết lớn nhất của Archer là hệ thống vũ khí của nó quá kém. Vũ khí chủ lực của tàu là 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm và 3 ống phóng ngư lôi cỡ 400mm. Tàu không được trang bị tên lửa chống hạm, đối đất và tên lửa phòng không đã làm giảm đáng kể khả năng tác chiến của nó.
Với tính năng đơn nhất là chống ngầm, nó không thể so được với các tàu ngầm lớp Soryu của Nhật, lớp Scorpene của Malaysia và lớp 214 của Hàn Quốc... Đây quả là một "khiếm khuyết trong hoàn hảo" đáng tiếc đối với tàu ngầm lớp Archer. Nếu được trang bị hệ thống vũ khí đa dạng hơn thì nó đã trở thành một trong những tàu ngầm thông thường mạnh nhất thế giới.
Theo ANTD
Hải quân Nga tiếp nhận thêm tàu tên lửa mới Trong năm nay, Hạm đội tàu Caspian Flotilla của Nga sẽ được tăng cường sức mạnh bằng hai tàu hộ tống tên lửa tấn công nhanh và một số tàu phụ trợ khác. Thông tin trên vừa được Quân khu miền Nam đưa ra hôm qua (21/3). Việc trang bị đội tàu mới này nằm trong chiến lược mở rộng nhằm tăng cường...