Những hơn thua lạnh lùng
Trong câu chuyện của họ, tình cảm vợ chồng như bát nước hắt đi, chỉ còn lại sự tính toán, tranh giành nhau tài sản. Và, như một tất yếu, ẩn mình trong sự sung túc, dư dả do cha mẹ mang lại, con cái họ vẫn là những đứa trẻ cô đơn, thiếu hụt tình thương.
Năm 1995, bà N.T.L. (ngụ Q.Tân Phú, TP.HCM) và ông T.T.B. dọn về chung sống như vợ chồng, sinh được người con gái nay tròn 16 tuổi. Năm 2006, sau khi có thêm đứa con trai, cả hai mới tiến hành đăng ký kết hôn, hợp thức hóa mối quan hệ. Trước khi đến với nhau, bà L. vốn tay trắng, trong khi ông B. có khối tài sản riêng do cha mẹ để lại gồm sáu căn nhà và đất. Phần đất, ông B. xây dựng thành sân bóng nhỏ, còn nhà dùng cho thuê. Đây cũng là nguồn thu nhập chính của gia đình. Trong quá trình hôn nhân, vợ chồng họ còn tạo dựng được một ngôi nhà và hai mảnh đất (một mảnh đứng tên ông và một mảnh đứng tên bà). Cuộc sống của họ khá êm đềm, cho đến năm 2010 thì xuất hiện mâu thuẫn.
Theo lời bà L., hạnh phúc đổ vỡ là do ông B. có người khác. Còn ông B. lại cho rằng, vợ là một người “ăn chơi”, không lo lắng cho chồng con, hung dữ, xấc xược với xóm làng và không được lòng khách đến sân thể thao nên gia đình thường xuyên nảy sinh xung đột, cãi vã. Họ quyết định ly thân. Bà L. ở với hai con trong ngôi nhà chung, còn ông B. dọn ra ngoài sống với… nhân tình. Không lâu sau, họ đồng lòng ký vào lá đơn ly hôn do ông B. yêu cầu. Thế nhưng, do nhiều nguyên nhân, đến nay, sau gần ba năm, vụ ly hôn giữa họ vẫn chưa được xét xử. Mới đây, bà L. gửi đơn đến Báo Phụ Nữ, nhờ can thiệp để phiên xử sớm diễn ra, để bà có điều kiện ổn định cuộc sống riêng.
Mặt khác, bà L. kiên quyết không đồng ý tách rời giữa giải quyết vấn đề ly hôn và phân chia tài sản hòng sớm bước ra cuộc hôn nhân. Qua tìm hiểu của chúng tôi, có nhiều nguyên nhân khiến cho thời gian thụ lý vụ án kéo dài. Ngoài thay đổi thẩm phán, vụ án còn nhiều lần bị gián đoạn do ông B. ngã bệnh, phải nhập viện điều trị trong một thời gian dài, không thể tham gia các phiên hòa giải. Hơn nữa, giữa ông B. và bà L. nảy sinh nhiều “nhập nhằng” trong thỏa thuận phân chia tài sản.
Trong quá trình vụ án được thụ lý, ông B. với lý do cần tiền chữa bệnh, đã bán mảnh đất đứng tên mình (tạo dựng trong thời kỳ hôn nhân). Cho rằng chồng cố tình “tẩu tán” tài sản, cộng với từ ngày sống ly thân, toàn bộ lợi tức, thu nhập từ sáu căn nhà cho thuê cũng như việc kinh doanh sân thể thao, ông B. không hề “chia” một đồng nào nên bà L. gửi đơn phản tố, yêu cầu tòa xem xét việc “tẩu tán” tài sản của chồng. Trong phiên hòa giải diễn ra đầu tháng 6/2013, bà L. trình bày nguyện vọng: được sở hữu căn nhà chung, mảnh đất do bà đứng tên (đều tạo dựng trong thời kỳ hôn nhân), 500 triệu đồng thay cho việc ông B. tự ý bán đất cũng như lợi nhuận phát sinh từ kinh doanh của ông B., cuối cùng là trợ cấp nuôi con mỗi tháng năm triệu đồng.
Video đang HOT
Ông B. cho xem tin nhắn của con gái “xin ba làm ơn chia tài sản cho mẹ”
Ông B. không đồng ý với yêu cầu này. Ông chỉ chấp nhận chia cho vợ căn nhà chung, mảnh đất do vợ đứng tên và 100 triệu đồng với điều kiện gửi góp mỗi tháng 10 triệu đồng. Do không đạt được thỏa thuận, ông B. quay sang… đòi chia căn nhà và mảnh đất đứng tên vợ (đều tạo dựng trong thời kỳ hôn nhân nhưng trước đó ông tuyên bố sẽ “cho” bà L.). Ông nói: “Đã sòng phẳng thì… sòng phẳng, xem ai thiệt!”. Hiện tại, cấp sơ thẩm đang tiến hành định giá các tài sản của hai người.
Theo bà L., không tính đến tài sản chung, thì trong khối tài sản riêng của ông B., có công lớn của bà trong việc sửa sang, tu bổ cũng như góp sức kinh doanh mang về lợi nhuận, làm nguồn “sống” cho cả gia đình, lẽ nào khi ly hôn, bà không được một phần công sức. Trả lời câu hỏi này, ông B. kiên quyết: “Bà L. chỉ làm… vợ, lo chuyện gia đình và nuôi con, chứ có công sức gì trong khối tài sản riêng của tôi. Hơn nữa, khi sân thể thao thành lập, tôi đã cho bà chức danh phó giám đốc, trả lương mỗi tháng ba triệu đồng thì còn… muốn gì? Còn đất nhà, tài sản riêng của tôi, tôi chấp ai lấy được nó, tôi muốn cho hay không cho ai là tùy tôi!”. Để thêm phần thuyết phục, ông B. mở tủ lấy ra tờ di chúc của cha mẹ, hỏi: “Đây, xem trong tài sản của cha mẹ tôi, có cái nào ghi “để lại cho bà L.” không mà bắt tôi chia chác!”.
Điều đặc biệt, vẫn còn là vợ chồng, nhưng điều quan tâm lớn nhất giữa họ chính là tài sản, còn cuộc sống riêng, cả hai đều không đoái hoài đến nhau. Bàn chuyện chung sống cùng người phụ nữ khác là vi phạm Luật Hôn nhân – Gia đình, ông B. khẳng định: “Chúng tôi thuê nhà sống, nếu bị phát hiện hay có kiện tụng thì chúng tôi… chuyển đi, thuê nơi khác sống. Cứ thế, ai làm gì được?”.
Chỉ có những đứa trẻ là thiệt thòi. Khi cha mẹ ly thân, hai đứa con chọn sống với mẹ. Tuy nhiên, bà L. cho rằng “không có tiền và việc làm nên cuộc sống thiếu thốn”, trong khi ông B. quả quyết vợ không lo cho con được đầy đủ nên mới đây, cậu con trai bảy tuổi đã về sống với cha. Bên cạnh đó, cả ông B., bà L. đều nhận định: “Con gái lớn rất buồn chuyện cha mẹ, trở nên trầm tính”. Ông B. cho biết thêm: “Hồi đầu, con gái “theo” tôi lắm, nhưng vì không thích… cô mới (ý chỉ người tình chung sống với ông – NV) nên chuyển sang “theo” mẹ. Dù vậy, tôi luôn lo cho con, xin nhiêu tiền tôi đều cho hết. Cả tiền con học, lâu lâu cô giáo cũng ghé lấy ở tôi”.
Mải miết lao theo những hơn thua, toan tính đến lạnh lùng trong phân chia tài sản, họ không nhận ra nỗi cô đơn, chán nản, thậm chí tổn thương, tâm hồn vẩn đục khi bị kéo vào bài toán tranh chấp giữa cha mẹ của các con. Ông B. nói rằng, con gái sống với mẹ, được “chỉ dẫn” nên thường xuyên nhắn tin cho ông, xin ba… “làm ơn” chia tài sản cho mẹ!
Theo VNE
Vui vì không phải dùng xe "mượn"
Tâm lý lo ngại khi xe của mình nhưng đứng tên người khác đã không còn khi Thông tư 12 của Bộ Công an được CATP Hà Nội triển khai rộng khắp. Giờ đây, chỉ mất vài giờ thực hiện một số thủ tục đơn giản ở địa phương, người dân đã có thể yên tâm vì phương tiện mua, xin sẽ thành chính chủ.
Mọi thắc mắc của người dân đều được lực lượng công an nhiệt tình hướng dẫn, giải thích
Mấy ngày gần đây, khi hay tin CAQ Hà Đông phối hợp với CAP Văn Quán sắp tổ chức đăng ký, sang tên đổi chủ (cho phương tiện mua bán nhiều lần không rõ chủ sở hữu ban đầu) ngay tại địa bàn, người dân rất phấn khởi, chờ mong được "hợp thức hóa" tài sản. Ngay từ sáng sớm 24-5, hàng trăm người dân ở phường Văn Quán, quận Hà Đông (Hà Nội) đã đến trụ sở tổ tuần tra bảo vệ dân phố để thực hiện việc sang tên, đổi chủ cho phương tiện. Để có thể sẵn sàng phục vụ một lượng lớn người dân có nhu cầu sang tên, đổi chủ phương tiện, cơ quan công an đã chọn khu đất rộng hàng nghìn mét vuông, nhiều cây xanh bóng mát làm nơi tiếp dân. "Từ chiều 23-5, công tác chuẩn bị sân bãi, bàn ghế đón tiếp, phục vụ nhân dân đã được CAQ Hà Đông và CAP Văn Quán thực hiện. Với mục tiêu là cải cách hành chính, giảm thời gian, bớt đi lại cho người dân, 100% cán bộ đăng ký xe, CSKV được huy động làm nhiệm vụ" - Thiếu tá Bùi Văn Úy, Đội trưởng Đội CSGT-TT-PƯN cho biết.
Tại địa điểm thực hiện Thông tư 12 của Bộ Công an, mọi việc tư vấn, hướng dẫn và xác nhận cho người dân đều được thực hiện tại chỗ. Chỉ huy CAP cũng có mặt để trực tiếp ký, đóng dấu giúp công tác giải quyết được rút ngắn thời gian. Trước đó, qua công tác tuyên truyền, hướng dẫn được lực lượng CSKV thực hiện, hầu hết người dân có phương tiện cần sang tên, đổi chủ phương tiện đã được phát biểu mẫu, nắm rõ quy định, cách thức kê khai. Ngoài ra, mọi thắc mắc, kiến nghị từ người dân cũng được lực lượng làm nhiệm vụ giải thích, ghi nhận. Theo Trung tá Nguyễn Văn Hải - Trưởng CAP Văn Quán, qua điều tra cơ bản, cơ quan công an xác định có nhiều phương tiện trên địa bàn đã được mua đi bán lại nhiều lần, không xác định được chủ sở hữu ban đầu. Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, cải cách hành chính cũng như giảm tải lượng người đến giải quyết tại trụ sở tiếp dân, cơ quan công an đã xây dựng kế hoạch đến từng phường giải quyết việc sang tên, đổi chủ. Theo kế hoạch, mỗi tuần lực lượng công an sẽ bố trí 1 ngày làm việc tại cơ sở. Dự kiến từ nay đến tháng 10 năm 2013, việc thực hiện thông tư 12 sẽ được triển khai đến tất cả 17 phường trên địa bàn.
Chỉ mất ít thời gian để hoàn thành tất cả các thủ tục cần thiết, ông Vũ Quý Hạnh (ở tổ dân phố số 2, phường Văn Quán) vui mừng: "Từ trước đến nay, có lẽ chưa có thủ tục hành chính nào được thực hiện nhanh gọn đến thế. Lực lượng công an hướng dẫn nhiệt tình, bố trí tiếp dân ở nơi thoáng mát khiến ai nấy đều phấn khởi". Theo ông Hạnh, có thể trong một ngày chưa thể giải quyết hết tất cả các trường hợp cần sang tên, đổi chủ phương tiện nhưng rõ ràng hiệu quả và ý nghĩa là rất lớn. Với tâm lý "được phục vụ", nhiều người già, phụ nữ có thai hoặc gia đình có phương tiện đã mua từ lâu vẫn không ngại đến làm thủ tục. "Ban đầu tôi không có ý định sang tên, đổi chủ phương tiện vì chưa bao giờ bị phạt vì lỗi này, trong khi có bán xe cũng chẳng được bao nhiêu. Nhưng đến đây, thấy mọi việc thuận lợi quá, lại không tốn chi phí nên tôi liền đổi ý định" - ông Hùng vừa nói, vừa chỉ vào chiếc xe Wave mua ở chợ xe máy Dịch Vọng từ năm 2007.
Trong ngày 24-5, CAQ Hà Đông đã tiếp nhận, hướng dẫn, giải quyết gần 300 trường hợp đăng ký, sang tên đổi chủ phương tiện. Theo quy định, sau 30 ngày thẩm tra, xác minh nguồn gốc phương tiện, cơ quan công an sẽ cấp đăng ký mới đứng tên chủ phương tiện hiện tại (nếu không có tranh chấp, vi phạm).
NSNA Kim Mạnh: Thông tư 12 tiện lợi cho người dân
Nhà tôi có 3 chiếc xe máy cần làm sang tên đổi chủ. Trước khi Thông tư 12 ra đời, tôi đi làm sang tên đổi chủ cho chiếc xe đầu tiên với vô vàn rắc rối về thủ tục. Tôi mất cả buổi sáng để chuẩn bị giấy tờ công chứng rồi yêu cầu cả vợ đi cùng. Hai vợ chồng cứ sốt xình xịch để chờ đợi đến lượt. Nhưng khi Thông tư 12 đi vào cuộc sống, tôi làm thủ tục cho 2 chiếc xe còn lại rất nhẹ nhàng. Đồng chí CSKV đến tận từng nhà phát tờ kê khai công nhận chủ sở hữu xe. Tôi chỉ việc đến phường xin xác nhận là xong. Thủ tục này còn hay ở chỗ, ngay cả khi tôi không biết chủ sở hữu cũ của chiếc xe thì tôi vẫn có thể hoàn thành việc sang tên đổi chủ. Thông tư 12 của Bộ Công an quá tiện cho người dân.
NSƯT Quang Tèo: Lợi ích đôi bên
Thông tư 12 của Bộ Công an ra đời không chỉ mang lại lợi ích cho người dân mà lực lượng chức năng cũng nhờ đó quản lý được sát sao hơn. Trước khi Thông tư ra đời, phần lớn người dân đều ngần ngại đi làm thủ tục sang tên đổi chủ một phần vì ngại sự rườm rà, phần nữa là chi phí cho việc này cũng tốn kém. Bản thân tôi mua được chiếc xe ôtô cũ nhưng cũng liều đi chưa chính chủ một thời gian. Tâm trạng lái xe cũng không được an tâm với danh nghĩa xe đi mượn. Ngay khi Thông tư 12 ra đời với những ưu điểm nổi trội như chi phí thấp và thủ tục không phiền hà, ngày hôm trước Thông tư đưa vào đời sống, ngày hôm sau tôi đi làm ngay việc sang tên đổi chủ cho chiếc ôtô của mình. Bây giờ, tôi hoàn toàn yên tâm đi ra đường với chiếc xe mang tên Nguyễn Tiến Quang.
Theo ANTD
CSKV xác nhận kê khai trong tối đa 3 ngày Thông tư 12 quy định lực lượng công an, đặc biệt là CSKV có trách nhiệm giúp nhân dân tháo gỡ, tìm giải pháp sang tên đổi chủ những phương tiện đã mua đi bán lại nhiều lần, không tìm thấy chủ sở hữu đứng tên đăng ký; không có giấy tờ hợp lệ hoặc bị thất lạc, không đủ điều kiện để...