Những hòn đảo chật chội nhất thế giới
Nói đến đảo, nhiều du khách sẽ liên tưởng đến một vùng đất thơ mộng chỉ có nắng, gió và biển xanh đầy thơ mộng. Nhưng thực tế, có những hòn đảo trái ngược với sự tưởng tượng của bạn mặc dù chúng rất nổi tiếng.
Male, Maldives
Maldives được coi như một trong những hòn đảo xinh đẹp nhất hành tinh và là thiên đường cho những tuần trăng mật. Nhưng để đến được thiên đường này thì bạn phải đến Male – thủ đô của Maldives trước. Male khá nhỏ bé với diện tích chỉ khoảng 6 km2 nhưng có tới 133.000 người sinh sống và nó trở thành một trong những khu vực đông dân nhất thế giới.
Venice, Italy
Venice là một thành phố trải dài 117 hòn đảo nhỏ trên biển Adriatic với hơn 270.000 dân cư sinh sống. Quần đảo là nơi trú ngụ của 270.000 dân, trong khi diện tích chỉ vào khoảng 460 km2.
Lucbeck, Đức
Thành phố cổ này được thành lập từ năm 1143 trên một hòn đảo thuộc miền Bắc nước Đức. Nơi đây dày đặc những ngôi nhà cao tầng cùng mạng lưới đường phố chằng chịt. Có 212.000 dân chen chúc trên diện tích 250 km2.
Video đang HOT
Manhattan, Mỹ
Nhộn nhịp, đông đúc là những gì mà người ta hình dung về Manhattan. Diện tích của nó chỉ 59 km2, nhưng ước tính khoảng 1,6 triệu người sinh sống.
Santa Cruz del Islote, Colombia
Với khoảng 1.200 người sinh sống trên diện tích 1ha, đây là nơi đông dân cư gấp 4 lần Manhattan. Trên đảo không có chỗ cho nghĩa trang, không có bác sĩ và thậm chí là không nước máy. Tuy nhiên với người dân sống ở đây thì hòn đảo vẫn được mô tả như một thiên đường.
Ap Lei Chau, Trung Quốc
Nằm ngoài khơi bờ biển phía nam của đảo Hong Kong, Ap Lei Chau có diện tích khoảng 1,3 km2 và có 87.000 người sinh sống. Mật độ dân số vaò khoảng 67.000 người/km2.
Migingo, Kenya & Uganda
Đây là hòn đảo khá nhỏ bé với diện tích chỉ bằng một nửa sân bóng nhưng có tới gần 200 người sinh sống, chủ yếu là dân chài lưới đánh cá. Họ dựng nhà và neo đậu những con thuyền. Hòn đảo tí hon này giống như một trung tâm thương mại khi có cả khách sạn, nhà hàng, quán bar, tiệm cắt tóc, làm đẹp. Hiện nó vẫn là nơi tranh chấp giữa Kenya và Uganda.
Đảo Ebeye, Cộng hòa Quần đảo Marshall (RMI)
Diện tích đảo là 16,4 km2 nhưng có mật độ dân số cao, lên đến 150.000 người/km2. Đây cũng là hòn đảo đông dân cư nhất của nhóm đảo Kwajalein của RMI.
Theo VNExpress
Đừng yêu môi trường kiểu phong trào
Phong trào yêu cá, yêu biển xanh lên cao "ngút ngàn" khi hàng loạt các "anh hùng bàn phím" kêu gào đòi biển xanh, cá sạch. Thế nhưng thực tế thật đáng buồn.
Những ngày nay, hình ảnh buồn nhất ở các bờ biển Việt Nam là rác thải - sản phẩm của những du khách thiếu ý thức. Những bờ biển như Đồ Sơn (Hải Phòng), Quất Lâm (Nam Định), Vũng Tàu, Ngư Lộc (Thanh Hóa) đã thu hút hàng chục ngàn lượt khách đến du lịch và tận hưởng những ngày nghỉ cùng gia đình và bè bạn.
Điều đáng buồn là sau những cuộc vui ấy, hình ảnh biển xanh, cát trắng thanh bình bị thay thể bởi rác, ngập rác. Trên bờ, rác thải phủ kín cả bãi cát, dưới nước hàng nghìn người vẫn ngụp lặn trong dòng nước đục ngầu với vô vàn chai lọ, bèo già và cả tá vật dụng không tên dập dềnh theo con sóng.
Câu chuyện phố phường hay bờ biển ngập rác không còn mới. Cũng đã có nhiều nhóm bạn trẻ tổ chức những câu lạc bộ (CLB) tình nguyện để làm những việc rất nhỏ là dọn rác. Những CLB này đã tác động phần nào đến ý thức của người dân. Thế nhưng, chuyện xả rác vẫn cứ tiếp diễn hết lễ hội này đến kỳ nghỉ khác.
Tưởng chừng như ý thức cộng đồng sẽ được nâng cao sau vụ cá chết ở Miền Trung. Phong trào yêu cá, yêu biển xanh thanh bình lên cao "ngút ngàn" khi hàng loạt các "anh hùng bàn phím" kêu gào đòi biển xanh, cá sạch. Những logo, áp phích, những trò tự phát, bài hát về chọn cá được rất nhiều cá nhân kêu gọi hành động. Thế nhưng sau những phong trào ấy, rác bờ biển vẫn ùn ùn tỉ lệ thuận với số du khách và tỉ lệ nghịch với ý thức của những người xả rác.
Cũng là câu chuyện cá chết nhưng cá chết ở hồ Tây, một trong số ít những hồ tự nhiên có diện tích lớn nhất cả nước có chức năng làm hồ điều hòa cho người dân thủ đô. Hàng tháng vẫn có những người thiện tâm phóng sinh xuống đây nhưng cũng có từng ấy, thậm chí nhiều hơn những người vô tư xả rác. Khi cá chết trắng dạt vào ven hồ, người ta vẫn vô tư xả rác và coi đó như không phải chuyện của mình.
Yêu nhau như thế bằng mười hại nhau. Ảnh minh họa: Internet.
Ai cũng muốn có một môi trường sạch, không có rác, thế nhưng hành động nhỏ của họ là thu gom rác, để đúng nơi quy định sao không mấy người làm được. Ai cũng biết rằng vứt rác bừa bãi là hành vi thiếu lịch sự, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và cần được loại bỏ. Thế nhưng, không phải ai cũng kịp nghĩ đến những điều "cỏn con" ấy mỗi khi tiện tay vứt rác ra đường. Lúc đó họ chỉ nghĩ đến việc làm sao thoát khỏi thứ hết tác dụng mà họ đang cầm trên tay. Còn việc sau đó là không cần biết.
Hành động này cứ thế kéo dài nhiều năm liền và ngày nay nó đã thành vấn nạn. Pháp luật có những khung hình phạt để tạo sự răn đe và những câu lạc bộ tình nguyện cũng có những tác động nhất định khi dư luận lên tiếng. Vậy mà việc xả rác vẫn cứ diễn ra một cách vô cùng... tự nhiên.
Vứt rác là thói quen rất xấu, nó là một tệ nạn. Thế nhưng để dẹp bỏ e vẫn là một câu chuyện dài khi vấn đề này thuộc về trình độ văn hóa, ý thức của người dân. Nếu toàn xã hội chung tay bảo vệ môi trường, chỉ cần ai đó tiện tay vứt rác là bị mọi người kì thị, ghét bỏ thì khi ấy đường phố, bờ biển mới trở nên sạch sẽ trong mắt du khách và bạn bè quốc tế. Yêu môi trường không chỉ là kêu gào những thứ trên trời, chọn cá, yêu biển xanh là tốt nhưng nên yêu từ cái nhỏ thôi. Hãy để rác đúng nơi quy định, việc làm nhỏ nhưng ý nghĩa lớn.
Trần Phương
Theo_Người Đưa Tin
Hà Nôi: Đâm vào ô tô biển xanh một phụ nữ ngã nguy kịch Người dân khu vực cho biết, một người phụ nữ điều khiển xe máy (BKS 29T4 - 0347) theo hướng Hà Nội-Thường Tín va chạm với một ô tô biển xanh đi cùng chiều rồi ngã ra đường... Tin thời sự mới nhận được, vào khoảng 9h sáng ngày 6/4, một vụ tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra trên đoạn đường đi...