Những hoa hậu thế giới theo đuổi ngành học y khoa
Không chỉ sở hữu nhan sắc xinh đẹp, những cô gái này còn có thành tích học tập tốt, chỉ số IQ đáng ngưỡng mộ và lựa chọn nghành y để đóng góp cho cộng đồng.
Bhasha Mukherjee ( Hoa hậu Vương quốc Anh 2019): Trong trận chiến chống Covid-19, Bhasha Mukhejee trở thành cái tên nổi bật, khi tình nguyện gia nhập hàng ngũ bác sĩ tuyến đầu của Anh.
Năm 2019, khi đăng quang, Bhasha đã trở thành hình mẫu lý tưởng và được công chúng ngưỡng mộ, bởi vẻ đẹp trời ban và sự thông minh. Cô gái trẻ sinh năm 1996 từng giữ danh hiệu Hoa hậu Huddersfield 2018 khi đang ở độ tuổi 23.
Sinh ra ở Ấn Độ, từ khi lên 9 tuổi, Bhasha Mukherjee đã theo gia đình định cư tại Anh. Hoa hậu Anh sở hữu hai bằng đại học trong lĩnh vực y khoa, đồng thời thông thạo 5 ngoại ngữ và có chỉ số IQ đáng ngưỡng mộ – 146 – cao hơn so với người bình thường.
Valeria Vazquez Latorre ( Hoa hậu Siêu quốc gia 2018): Với chiều cao nổi bật 1,79 m, nhan sắc thu hút ánh nhìn, Valeria Vazquez Latorre (đến từ Puerto Rico, Mỹ) vượt qua nhiều thí sinh khác, đăng quang ngôi vị cao nhất của Miss Supranational 2018.
Học vấn của Hoa hậu Siêu quốc gia còn khiến nhiều người ngưỡng mộ. Cô là sinh viên ngành Công nghệ Y khoa tại Đại học Puerto Rico, Mỹ. Đây là ngành học thuộc top khó nhất thế giới, bao gồm hai chuyên ngành: Xét nghiệm Y sinh (Biomedical Diagnostics) và Kỹ thuật Y sinh (Biomedical Engineering).
Đại học Puerto Rico, nơi Hoa hậu Siêu quốc gia 2018 theo học, là ngôi trường lâu đời và danh giá, được thành lập năm 1903. Đây cũng là nơi đào tạo lớn nhất tại Puerto Rico với 5.300 giảng viên, 472 chương trình cho khoảng 58.000 sinh viên.
Video đang HOT
Manushi Chhillar ( Hoa hậu Thế giới 2017): Vượt qua hơn 110 thí sinh, ngày 18/11/2017, Manushi Chhillar, đại diện Ấn Độ, đã chạm tay đến chiếc vương miện của Miss World năm đó. Khi đăng quang, cô gái này vừa tròn 20 tuổi và là sinh viên năm thứ ba tại Trường Y khoa Bhagat Phool Singh ở Sonipat.
Manushi Chhillar sinh ra trong gia đình trí thức. Cha cô – ông Mitra Basu Chhillar – là phó giáo sư, trưởng khoa Hóa thần kinh tại Viện Hành vi con người và khoa học ứng dụng. Mẹ cô là tiến sĩ sinh học Neelam Chhillar, đồng thời là giám đốc khoa Hóa – Sinh, Viện Nghiên cứu hành vi con người.
Vốn là “con nhà nòi”, Chhillar theo đuổi chương trình cử nhân y khoa và phẫu thuật của Trường Y Bhagat Phool Singh. Mong muốn của cô là trở thành bác sĩ phẫu thuật tim và đóng góp cho cộng đồng, nhất là cư dân ở vùng nông thôn.
Iris Mittenaere (Hoa hậu Hoàn vũ 2016): Iris Mittenaeresinh năm 1993, sở hữu chiều cao 1,72 m. Thí sinh đến từ Pháp gây ấn tượng cho ban giám khảo Miss Universe 2016 bởi nhan sắc cuốn hút và thần thái quyến rũ.
Khi còn nhỏ, Iris Mittenaere đã phải trải qua tuổi thơ không êm đềm, thiếu vắng tình thương của người thân khi cha mẹ ly hôn. Nó khiến cô gái sinh năm 1993 quyết tâm học tập, rèn luyện bản thân. Trong phần ứng xử, Iris Mittenaere chia sẻ: “Tôi đã thất bại vài lần trong cuộc sống. Khi bạn thất bại, bạn phải đứng dậy và tiếp tục cố gắng. Đây là cơ hội tuyệt vời để tôi bắt đầu lại”.
Cô là một trong số những người đẹp theo đuổi nghiệp y khoa đăng quang tại các cuộc thi sắc đẹp. Khi giành chiến thắng ngôi vị cao nhất của Hoa hậu Hoàn vũ 2016, Iris Mittenaere đang là sinh viên năm thứ năm chuyên ngành Nha khoa tại Đại học Lille II, Pháp.
Rolene Strauss (Hoa hậu Thế giới 2014): Năm 2014 là lần thứ ba chủ nhân chiếc vương miện của Miss World thuộc về thí sinh Nam Phi. Rolene Strauss (sinh năm 1992) còn được mệnh danh là Hoa hậu đẹp nhất thế giới (Miss Grand Slam năm 2014-2015) do chuyên trang về sắc đẹp Globalbeauties bình chọn.
Chạm tay đến vương viện năm 22 tuổi, khi đó Rolene Strauss là sinh viên thứ tư của Đại học Y Free State, Nam Phi. Cô là con gái của nữ y tá Theresa và bác sĩ Hennie Strauss. Cha mẹ đã truyền cho Rolena sức mạnh trí tuệ, lòng yêu thích với y học và sự kiên nhẫn, từ bi.
Hoa hậu Thế giới 2014 còn có năng khiếu âm nhạc về sáo, guitar, piano. Năm 1992, cô chào đời nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Rolene Strauss cũng là em bé IVF đầu tiên được sinh ra ở Bloemfontein, Nam Phi.
Thiên Nhan
Muốn con sinh ra thông minh hơn người, mẹ bầu phải nhớ 4 nguyên tắc này
Trí thông minh của bé không chỉ phụ thuộc vào yếu tố di truyền mà còn bị ảnh hưởng từ chế độ ăn uống, sinh hoạt của mẹ khi mang bầu.
Chắc hẳn bà mẹ nào cũng mong muốn sinh được những đứa con thông minh, sáng dạ. Nhiều người cho rằng IQ của trẻ phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố di truyền nhưng thực tế, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ khoảng 40 - 60% trí thông minh là do di truyền, phần còn lại phụ thuộc vào môi trường, lối sống. Do đó, bên cạnh yếu tố bẩm sinh, mẹ hoàn toàn có thể cải thiện IQ của con thông minh cho bé ngay từ trong bụng bằng việc tuân thủ 4 nguyên tắc khi mang bầu dưới đây.
Mang thai, sinh con trong độ tuổi "vàng"
Theo các nhà khoa học, từ 25 đến 30 tuổi là độ tuổi sinh nở tốt nhất của phụ nữ.
Về góc độ sinh học, thời điểm này, cơ thể và hệ thống sinh sản của mẹ đã phát triển hoàn thiện, chất lượng trứng cũng đạt mức tốt nhất, do đó nguy cơ đột biến ít nhất, nguy cơ bị đẻ non, dị dạng, down, IQ thấp... Thêm vào đó, đây cũng là quãng thời gian cổ tử cung có độ đàn hồi tốt nhất, dễ mở rộng, các cơn co tử cung cũng mạnh mẽ hơn, thuận lợi cho quá trình sinh nở.
Về góc độ tâm lý thì đây là lúc phụ nữ đã đủ trưởng thành và sẵn sàng làm mẹ. Sau khi sinh con, chị em phụ nữ trong độ tuổi này có tốc độ phục hồi nhanh, điều kiện để chăm sóc và nuôi dạy con cái đầy đủ.
Mẹ sinh con khi đã lớn tuổi khiến bé có nguy cơ gặp vấn đề về thể chất và trí tuệ. (Ảnh minh họa)
Nếu cơ thể người mẹ "quá non" hoặc "quá già" khi sinh nở, thai nhi sẽ phải "đấu tranh" để tranh giành lượng dinh dưỡng. Do đó, trẻ sinh ra dễ bị còi cọc, thể chất và tinh thần yếu kém, không thông minh.
Chăm chỉ vận động khi mang thai
Các nhà khoa học Mỹ đã chứng minh, ở các bà mẹ thường xuyên tập luyện mỗi ngày, em bé sinh ra có IQ cao hơn hẳn so với nhóm còn lại. Điều này là do việc tập thể dục thúc đẩy tuần hoàn máu rất tốt, giúp tăng lượng máu tuần hoàn tới não thai nhi, thúc đẩy sự tăng trưởng của các tế bào thần kinh và từ đó, trí tuệ của em bé được tăng cường mạnh mẽ.
Các nhà khoa học đến từ ĐH Montreal (Canada) cũng đã chọn ra 20 phụ nữ mang thai để tham gia nghiên cứu. Nhóm thứ nhất được đề nghị tập luyện thể dục ít nhất 3 lần mỗi tuần. Nhóm còn lại không thực hiện các bài tập thể dục mà chỉ vận động ở mức độ vừa phải. Kết quả theo dõi ghi nhận những đứa trẻ mà mẹ có tập luyện thể dục khi mang thai có thể dễ dàng nhận biết sự khác nhau giữa các âm thanh. Khả năng này được coi là tín hiệu của sự phản xạ thuần thục, đồng thời cho thấy não bộ của các bé này đã và sẽ phát triển tốt hơn.
Chú ý đến dinh dưỡng
Dinh dưỡng của mẹ khi mang thai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển cả thể chất và trí tuệ của em bé. Vì vậy khi mang bầu mẹ cần ăn cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng, bổ sung thêm các loại thực phẩm có chứa vitamin và khoáng chất có khả năng hỗ trợ sự phát triển trí não thai nhi ngay từ trong bụng mẹ.
Đó là sắt giúp vận chuyển khí oxy đến tế bào não của thai nhi, axit folit quyết định đến sự hình thành mô não của thai nhi. Vitamin D cũng rất quan trọng đối với sự phát triển não trẻ. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mẹ có lượng vitamin D thấp trong thai kỳ sẽ sinh ra con có bộ não kém hoạt động. Thức ăn giàu axit béo omega-3 giúp tăng cường đáng kể chỉ số IQ cho thai nhi trong bụng mẹ. Những axit này giúp thúc đẩy khả năng của não bộ và hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển trí thông minh của bé.
Giữ tinh thần thoải mái
Mẹ thường xuyên cáu giận, căng thẳng trong thai kỳ có thể sinh con kém thông minh hơn. (Ảnh minh họa)
Trong thời kỳ mang thai, nếu người mẹ được sinh hoạt trong hoàn cảnh tốt, nghe những điệu nhạc du dương, thưởng thức tác phẩm nghệ thuật, ngắm phong cảnh đẹp hoặc đọc những quyển sách hay thì biểu đồ sóng siêu âm hoạt động của các cơ quan hoặc phản ứng sinh lý của thai nhi diễn ra rất tốt. Ngược lại, nếu bà bầu thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, có môi trường sống không đảm bảo thì khả năng hoạt động và phát triển của bé cũng kém đi.
Chính vì vậy khi mang thai, người mẹ cần chú ý giữ lối sống lành mạnh, đảm bảo tinh thần thoải mái, thư giãn.
Ngọc Linh
Bổ sung sắt trước khi mang thai thế nào cho đúng? Sắt là nguyên liệu chính để sản xuất máu cho cơ thể. Khi mang thai, nhu cầu sắt ở người mẹ tăng lên rất nhiều. Do đó, nếu không chuẩn bị bổ sung sắt trước khi mang thai thì mẹ và bé rất có nguy cơ thiếu máu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. 1. Tại sao cần bổ sung sắt trước...