Những Hoa đán nói không với cảnh ‘nóng’
Cảnh “ nóng” vốn được coi là bệ phóng để đưa tên tuổi những người đẹp vụt sáng thành sao, nhưng có những Hoa đán từ chối trút bỏ xiêm y để giữ gìn hình ảnh của mình.
Lưu Thi Thi
Dù xuất thân là một diễn viên múa nhưng Lưu Thi Thi đã tham gia rất nhiều bộ phim truyền hình, đặc biệt cô rất có duyên với các bộ phim cổ trang. Đến nay Lưu Thi Thi được coi như một ngọc nữ của Cbiz với quá khứ “sạch sẽ”. Để tiếp tục gìn giữ hình ảnh tích cực này, Lưu Thi Thi đã nói không với cảnh “nóng”: “Tôi vẫn chưa mở lòng để giai đoạn này tiếp nhận những cảnh nóng, tôi cũng chưa từng tưởng tượng mình sẽ đóng những cảnh đó như thế nào”
Chu Ân
Trong một lần trả lời phỏng vấn, người đẹp Chu Ân đã mạnh dạn tuyên bố: “Có người mời tôi diễn nude nhưng tôi thấy mình không mặc quần áo sẽ không thể diễn được”. Sau khi bài phỏng vấn được đăng tải, quá khứ đóng cảnh “nóng” của Chu Ân đã bị “đào xới” lại. Trước đây khi mới chập chững vào nghề, trong bộ phim kiếm hiệp nổi tiếng Tuyết Sơn Phi Hồ cô đã diễn một cảnh “nóng hừng hực”. Nhưng sau này khi yêu Huỳnh Quang Trung, Chu Ân đã thay đổi, trở thành gái ngoan và cự tuyệt những kịch bản có cảnh nhạy cảm.
Dương Mịch
Sau khi nổi danh, giá cát xê của Dương Mịch tăng chóng mặt, cô cũng trở thành ngọc nữ sáng giá của Cbiz. Hiểu được “thân thế” của mình Dương Mịch rất kĩ tính trong việc lựa chọn kịch bản. Nghe đồn rằng trong phim Tứ thiếu tân kinh thành, Dương Mịch đã từ chối yêu cầu hôn bạn diễn nam của đạo diễn Phan Văn Kiệt. Thậm chí đạo diễn đã mất hẳn một đêm để thuyết phục nhưng người đẹp vẫn kiên quyết từ chối. Chỉ mới cảnh “khoá môi” mà Dương Mịch đã như vậy, chắc chắn với cảnh “nóng”, cô sẽ cự tuyệt bằng mọi giá.
Chu Vận
Nhiều người luôn cho rằng các diễn viên khó lòng từ chối cảnh “nóng” trong một kịch bản hay của những đạo diễn danh tiếng, nhưng với Chu Vận thì không có gì là không thể. Dù đã kí hợp đồng nhưng khi phát hiện ra trong kịch bản có cảnh “nóng”, cô đã yêu cầu đạo diện cắt bỏ cảnh này. Khi đạo diễn không đồng ý cô đã quyết định chấm dứt hợp đồng. “Trông tôi vậy thôi nhưng thật ra tôi rất cổ hủ. Tôi có thể diễn vai biến thái nhưng không thể diễn cảnh hở hang”, Chu Vận khảng khái tuyên bố.
Tôn Lệ
Video đang HOT
Ngày Tôn Lệ và Đặng Siêu chính thức đăng kí kết hôn đã gây chấn động làng giải trí. Điều khiến dư luận ngỡ ngàng hơn đó là việc Tôn Lệ đã “rửa tay gác kiếm”, không còn hào hứng với những cảnh “nóng” vốn được coi là bệ phóng cho sự nghiệp của các diễn viên nữ. Có thông tin cho rằng quyết định này của Tôn Lệ là để giữ thể diện cho Đặng Siêu, sự an phận thủ thường sau khi kết hôn.
Nổi danh từ bộ phim Võ Lâm ngoại truyện, Diêm Ni được biết đến như một ngôi sao triển vọng của Cbiz. Diêm Ni cũng được biết tới như gái ngoan của làng giải trí Hoa ngữ bởi từ trước đến nay cô chưa từng diễn một cảnh “nóng” nào. Nhiều fan bày tỏ sự hài lòng và yêu mến Diêm Ni khi cô nói không với cảnh “nóng”, hướng tới hình ảnh một diễn viên “sạch” trong lòng công chúng.
Lưu Diệc Phi
Tuy đã được đạo diễn Lý An vận động tư tưởng rằng Sắc, giới không phải là phim cấp 3 rẻ tiền nhưng chỉ mới đọc thôi kịch bản đã khiến Lưu Diệc Phi “toát mồ hôi”. Với danh tiếng và hình tượng ngoan hiền đã gây dựng bao năm, Lưu Diệc Phi đã từ bỏ vai diễn này. Bởi vậy mới có một Thang Duy xuất hiện trong Sắc, giới và hàng loạt những tai tiếng, thị phi kéo theo sau vai diễn này.
Ngọc Kiến Long
Theo Tri Thức
Tiểu Long Nữ xinh vì Kim Dung mê phụ nữ đẹp
"Cha đẻ" của "Thần điêu đại hiệp" thừa nhận ông xây dựng các nhân vật nữ của mình đều là tuyệt sắc giai nhân, vì ông thích phụ nữ đẹp, và "yêu" luôn các nhân vật nữ này.
Nhà văn võ hiệp danh tiếng Kim Dung.
Nuôi giấc mơ viết truyện võ hiệp từ thuở 13
Cũng như nữ văn sĩ Đài Loan Quỳnh Dao, tiểu thuyết của Kim Dung có mặt khắp nơi, là tác phẩm "gối đầu giường" của độc giả nhiều thế hệ người Hoa trên khắp thế giới. Song truyện Kim Dung không chỉ đọc giải trí, mà từ lâu chúng đã trở thành "đối tượng văn học" để nghiên cứu như một dòng văn học chính thống với tên gọi "Kim học".
Kim Dung chỉ là bút danh, còn tên thật của ông là Tra Lương Dung, sinh năm 1924 tại thị trấn Viên Hoa, huyện hải Ninh, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Từ năm lên 8, cậu bé Tra Lương Dung đã có dịp tiếp xúc với tiểu thuyết võ hiệp, để rồi nuôi dưỡng niềm đam mê lớn - sáng tác truyện võ hiệp. Tuy nhiên, mãi đến năm 1955, khi bước sang tuổi 31, Tra Lương Dung mới thực hiện được giấc mơ của mình với tác phẩm đầu tay Thư kiếm ân cừu lục. Bút danh Kim Dung cũng xuất hiện từ đấy.
Tiểu thuyết Thư kiếm ân cừu lục đăng nhiều kỳ trên nhật báo Buổi chiều mới Hong Kong, rất được độc giả yêu thích. Đó là động lực khiến Kim Dung quyết tâm lao vào sáng tác truyện võ hiệp, liên tiếp cho ra đời những tác phẩm "để đời" sau này.
Cảnh trong phim Lộc đỉnh ký với vai Vi Tiểu Bảo do Huỳnh Hiểu Minh đảm nhận.
Năm 1957, Anh hùng xạ điêu xuất hiện trên Thương báo Hương cảng; năm 1959, Thần điêu đại hiệp được chọn làm "tiêu điểm" tạo sự chú ý của độc giả khi Kim Dung sáng lập Minh báo. Cùng năm này, báo Buổi chiều mới Hong Kong đăng tiếp tiểu thuyết Tuyết sơn phi hồ, tạo nên "cơn sốt" chưa từng thấy.
1961 có lẽ là năm sung sức nhất của Kim Dung khi ông tung ra đến ba tác phẩm trên Minh báo: Ỷ thiên đồ long ký, Uyên ương đao và Bạch mã khiếu tây phong. Là "báo nhà", vì vậy mà độc giả Minh báo luôn được Kim Dung ưu ái nên năm 1963, ông đã chọn giới thiệu Thiên long bát bộ, ngoài ra còn bán bản quyền cho báo Đông Nam Á tiểu thuyết Liên thành quyết.
Năm 1965, Minh báo ra phụ trương Nguyệt san Minh báo, được Kim Dung "câu khách" bằng tiểu thuyết Hiệp khách hành. Sang đến năm 1967, Minh báo phát hành thêm tuần báo, đăng độc quyền tác phẩm Tiếu ngạo giang hồ. Và năm 1972, sau khi hoàn thành Lộc đỉnh ký, Kim Dung quyết định gác bút, không viết truyện võ hiệp nữa.
Trong gần 20 năm sáng tác tiểu thuyết võ hiệp, Kim Dung đã cho ra đời 15 bộ, trong đó có 14 bộ truyện dài và 1 tập truyện ngắn. Mặc dù không phải tác phẩm nào cũng ăn khách nhưng giờ đây, khi nhắc đến Kim Dung là người ta nghĩ ngay đến "truyện võ hiệp". Hơn thế nữa, tên tuổi của ông luôn gắn liền với những tác phẩm điện ảnh - truyền hình võ hiệp nổi tiếng, quen thuộc dù trước cũng như sau ông còn nhiều cây viết khác như Cổ Long, Ôn Thoại Ân... cũng đình đám không kém.
Trương Trí Lâm (vai Quách Tĩnh), Chu Ân (vai Hoàng Dung) và Lưu Đan (vai Hồng Thất Công) Cảnh trong phim Anh hùng xạ điêu.
Dòng phim võ hiệp Kim Dung trường thọ
Ngay từ lúc tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung đang thu hút độc giả trên mặt báo thì các nhà làm phim của điện ảnh Hong Kong đã tranh nhau đưa lên màn ảnh rộng. Tuy nhiên, phim Kim Dung chỉ thật sự tạo thành "hiện tượng" khi xuất hiện trên màn ảnh nhỏ. Có thể nói, chính những tác phẩm của Kim Dung đã góp phần hình thành nên "giai đoạn hoàng kim" của phim truyền hình Hong Kong thập niên 70-80 của thế kỷ trước.
Đài truyền hình Giai thị có công "khai pháo" cho dòng phim truyền hình Kim Dung khi chuyển thể tiểu thuyết Anh hùng xạ điêu vào năm 1975. Và từ đó đến nay, 12 trong số 14 bộ truyện dài của ông liên tục "leo lên" màn ảnh nhỏ với nhiều bản dựng khác nhau: Thư kiếm ân cừu lục 7 lần,Anh hùng xạ điêu 9 lần, Ỷ thiên đồ long ký 7 lần, Thần điêu đại hiệp 8 lần (tính cả phiên bản Vu Chính đang thực hiện), Thiên long bát bộ 5 lần; Tiếu ngạo giang hồ 7 lần, Lộc đỉnh ký 6 lần; Tuyết sơn phi hồ 5 lần,Hiệp khách hành 4 lần, Liên thành quyết 2 lần, Phi hồ ngoại truyện 5 lần và Bích huyết kiếm 5 lần. Riêng 2 tác phẩm Uyên ương đao và Bạch mã khiếu tây phong chỉ xuất hiện trên màn ảnh rộng.
Trước đây, phim võ hiệp ở Trung Quốc bị xem là "rẻ tiền" nhưng từ năm 1999, sau khi Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc thực hiện bộ phim Tiếu ngạo giang hồ thì thị trường rộng lớn này đã bùng lên trào lưu "nhà nhà làm phim võ hiệp", đặc biệt là dựng lại những tác phẩm của nhà văn Kim Dung. Người có công hình thành dòng phim võ hiệp Trung Quốc chính là nhà sản xuất Trương Kỷ Trung. Ông đã giới thiệu đến công chúng Đại Lục nhiều tác phẩm ấn tượng, như Tiếu ngạo giang hồ, Thiên long bát bộ, Anh hùng xạ điêu, Thần điêu đại hiệp, Lộc đỉnh ký, Bích huyết kiếm...
Lữ Tụng Hiền (vai Lệnh Hồ Xung) và Lương Bội Linh (vai Nhậm Doanh Doanh) trong phim Tiếu ngạo giang hồ.
Chưa có một thống kê chính xác nhưng ước tính, đã có hơn 100 bộ phim điện ảnh và truyền hình ra đời từ những trang viết của Kim Dung. Điều đáng nói là hầu như bản thân Kim Dung chẳng hài lòng với bất cứ bộ phim nào, kể cả bộ phim Tiếu ngạo giang hồ mà ông đặt rất nhiều kỳ vọng, khi lấy tượng trưng một đồng Nhân dân tệ tiền tác quyền của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc. Ông giải thích, sở dĩ cứ phải giao những đứa con tinh thần cho giới làm phim vì... ông không thể từ chối: "Có trách thì trách mình sinh con mà không có thời gian quan tâm chăm sóc, phải gửi chúng ở nhà trẻ. Nhà trẻ nào nuôi nấng không đàng hoàng, tôi chỉ có quyền lên tiếng góp ý và chuyển con mình sang nhà trẻ khác. Những tác phẩm của tôi cũng vậy, lần chuyển thể này không như ý tôi thì hy vọng vào lần chuyển thể sau. Vả lại, tôi từng có thời gian làm điện ảnh nên hiểu và thông cảm với những nhà làm phim".
Tuy lên tiếng than thở mãi về số phận long đong của những đứa con tinh thần của mình, song trước những lời đề nghị quá chân thành của giới làm phim, Kim Dung đành phải tiếp tục "gửi con vào nhà trẻ". Ông bảo: "Ai làm tốt thì tôi lấy ít tiền tác quyền, còn ai làm ẩu thì tôi không bớt cho một xu".
Cặp Dương Quá (Cổ Thiên Lạc đóng) - Tiểu Long Nữ (Lý Nhược Đồng đóng) trong phim Thần điêu đại hiệp.
"Đại hiệp Kim Dung"
Đọc truyện Kim Dung hay xem phim Kim Dung, người ta nghĩ rằng ông phải là một "võ lâm cao thủ", "võ nghệ đầy mình". Bởi ngoài anh chàng thái giám dỏm Vi Tiểu Bảo (Lộc đỉnh ký), tất cả những nhân vật nam chính trong tác phẩm của ông đều là "đại hiệp", "hiệp khách" như Dương Quá (Thần điêu đại hiệp), Quách Tĩnh (Anh hùng xạ điêu), Viên Thừa Chí (Bích huyết kiếm), Lệnh Hồ Xung (Tiếu ngạo giang hồ), Thạch Phá Thiên (Hiệp khách hành), Địch Vân Đại (Liên thành quyết), Kiều Phong (Thiên long bát bộ), Trương Vô Kỵ (Ỷ thiên đồ long ký), Trần Gia Lạc (Thư kiếm ân cừu lục)...
Trong một cuộc gặp gỡ với sinh viên Trung Quốc, khi được đặt câu hỏi: "Nhiều người đọc truyện của ông đều nghĩ rằng ông rất giỏi võ, có đúng thế không?", Kim Dung hóm hỉnh trả lời: "Tôi chỉ biết một chút võ công thôi nhưng chủ yếu là lý luận chứ không thể... đánh người. Cũng giống như bóng đá vậy, tôi không biết đá cũng chẳng biết huấn luyện, song khi xem một trận đấu tôi có thể biết nó hay hay dở. Tất cả những chiêu thức võ công trong các tác phẩm của tôi đều do tôi... tưởng tượng ra".
Cảnh trong phim Thiên long bát bộ 2013.
Ngoài võ công, còn một vấn đề mà nhiều độc giả, khán giả luôn thắc mắc là tại sao các nhân vật nữ của Kim Dung đều xinh đẹp? Thật thà thú nhận mình... rất thích phụ nữ đẹp nên khi cầm bút xây dựng các nhân vật, ông đều miêu tả họ đẹp như mơ. Chính vì vậy, Kim Dung đặc biệt "yêu" các nhân vật nữ của mình. Đa tình nhưng chung thủy, đó là tính cách mà Kim Dung tự nhận xét về mình, vì thế mà ông cho rằng mình giống với nhân vật Trương Vô Kỵ (Ỷ thiên đồ long ký) nhất.
Năm nay, Kim Dung đã gần 90 nhưng ông vẫn thường được mời đi diễn thuyết, trò chuyện, trao đổi về những tác phẩm của mình. Dưới mắt độc giả say mê truyện võ hiệp và khán giả yêu thích phim võ hiệp, Kim Dung là người đã tạo nên những huyền thoại võ lâm và là "đại hiệp" của những "đại hiệp" mà ông tạo ra.
Anh Dương
Theo Tri Thức
Những mỹ nhân có duyên với phim Kim Dung Chu Ân, Lê Tư, Triệu Nhã Chi... là các mỹ nhân Hoa ngữ đã nhiều lần góp mặt trong phim chuyển thể từ tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung. Chu Ân từng hóa thân thành Tiểu Đông Tà Hoàng Dung trong bộ phim truyền hình Anh hùng xạ điêu năm 1994. Đến năm 2001, cô lại vào vai Trần Viên Viên và A...