Những hóa chất đang hại bé hàng ngày
Mỗi hoạt động hàng ngày như ăn uống, tắm rửa hay vui chơi,… của bé đều phải tiếp xúc với rất nhiều hóa chất độc hại.
Ảnh minh họa: Internet
Có con nhỏ, mẹ lúc nào cũng chăm chút và bảo vệ cho con từng ly từng tí, những mong con lớn lên thật khỏe mạnh. Thế nhưng, không phải mẹ nào cũng đủ “tỉnh táo” để giúp con tránh xa những thứ độc hại “nhan nhản” xung quanh con.
Đó là những hoa quả, rau củ nhiều hóa chất, là những thức ăn nhanh chẳng có lợi chút nào; thậm chí, cả những thứ như dầu gội, sữa tắm,…cho bé, nếu mẹ không để ý chọn lựa kĩ cũng có thể khiến con gặp họa.
Cùng điểm danh những “kẻ phá hoại” sức khỏe của bé nào.
Chất độc trong dầu gội, sữa tắm
Dù là những sản phẩm thiết yếu cho bé, nhưng không phải loại dầu gội hay sữa tắm, kem chống nắng,… nào cũng an toàn với con.
Đáng lo là không phải mẹ nào cũng nhận thức được điều đó, thậm chí nhiều mẹ khi đi mua đồ cho con chỉ quan tâm xem nhãn hàng nào “xịn”, đắt tiền mà chẳng mấy khi để ý tới thành phần của sản phẩm.
Vậy thì, mẹ nên lưu ý, nếu sản phẩm mẹ định mua cho bé có chứa bất cứ thành phần nào trong các chất sau đây, mẹ tuyệt đối không nên mua cho bé dùng vì có thể gây hại cho con, nhất là trẻ nhỏ:
Avobenzone, Benzophenone, PABA: Đây là các loại hoá phẩm chống nắng. Được biết đến như nguồn sản sinh ra các gốc tự do, đồng thời người ta tin rằng chúng còn gây ra ung thư hoặc phá hoại DNA di truyền.
Parabens/ Paraben: Có thể làm rối loạn sự cân bằng nội tiết tố, viêm biểu bì da, có khả năng gây ra ung thư vú, các triệu chứng của sự mãn kinh và cả chứng loãng xương, hay giảm khả năng sinh sản ở nam.
Mineral oil: Có thể khiến cho da giảm khả năng đào thải độc tố, có thể làm giảm chức năng phổi, gây nên một số dạng viêm phổi.
Propylene Glycol (PG)/ Butylene Glycol/ Ethylene Glycol: Có thể làm suy giảm chức năng của các protein cấu trúc trong cơ thể.
Video đang HOT
Sodium Laurel Sulfate (SLS): Có thể phá vỡ độ ẩm của da, gây khô da, lão hóa sớm và kích ứng da; có thể dễ dàng thâm nhập vào bề mặt da và có thể kết hợp với hóa chất khác để trở thành nitrosamine, một chất gây ung thư.
Propylene Glycol (PG)/ Butylene Glycol: Có thể sẽ gây kích ứng làm da trở nên khô và bị lão hoá nhanh hơn.
DEA (Diethanolamine)/ MEA (Monoethanolamine)/ TEA (Triethanolamine): Có thể gây kích ứng mạnh ở da, mắt và các bệnh về viêm da tiếp xúc. Nếu sử dụng thường xuyên sẽ làm tăng khả năng ung thư gan và thận. DEA đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Phenoxyethanol: Phenoxyethanol hoặc ethylene glycol phenyl ether là 1 hóa chất dạng dầu, không mùi, thường được dùng như một chất bảo quản trong các sản phẩm chăm sóc da. Chất này có thể gây nôn mửa và ỉa chảy ở trẻ nhỏ cũng như ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh.
Triclosan: Bị EPA xếp vào loại thuốc diệt côn trùng, có thể gây ung thư ở người.
Phthalates (DEHP, DBP, BBP, DINP, DIDP, DNOP): Có thể tác động xấu đến gan/thận, dị tật thai nhi, làm giảm tinh trùng ở nam giới và gây phát triển ngực sớm ở nữ giới;
Quaternium -15: Có thể tạo ra formaldehyde, một chất gây ung thư ở người, có thể gây viêm da nếu da nhạy cảm.
Fragrance: Có thể gây ra khuyết tật và chậm phát triển, ảnh hưởng đến cả sức khỏe sinh sản, có thể gây kích ứng da, lão hoá da.
Isopropyl alcoh: Gây khô và lão hóa da, làm tăng các vết nhăn và vết thâm trên mặt.
Hóa chất gây hại chứa trong thực phẩm
Trong các loại rau, củ, quả mà mẹ mua hàng ngày, rất có thể còn dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc diệt nấm,…
Cơ thể con người, nhất là trẻ nhỏ không thể đào thải những chất độc này qua đường tiêu hóa, chúng sẽ được tích luỹ dần trong các mô mỡ, gan và tuỷ sống…gây lên nhiều bệnh tật nguy hiểm như đãng trí, giảm thị lực, giảm sức đề kháng,…
Những hoá chất này khi tích luỹ trong cơ thể đến một liều lượng nhất định có thể gây đột biến gen ở một số bộ phận trong cơ thể làm cho một số tế bào phát triển bất thường, đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh ung thư.
Những hóa chất thường gặp nhất là:
Các hợp chất chứa nguyên tố Clo: Nhóm thuốc bảo vệ thực vật có chứa Clo khi phun cho rau quả sẽ tạo thành hợp chất Perexit rất độc hại cho người sử dụng. Đáng ngại nhất là nó không có mùi, không vị nên rất khó phát hiện.
Các hợp chất chứa Phospho: Rất độc hại với hệ thần kinh và cơ quan nội tạng.
Ngoài ra, nếu bé ăn phải các loại rau, củ, quả tồn dư quá nhiều đạm nitorat (NO3) hoặc các hóa chất kích thích sinh trưởng trên cây trồng sẽ gây lên các biến chứng về loãng xương và các bệnh về tủy sống (Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế Thế giới – WHO).
Phương án hạn chế
Độc hại là thế, nhưng hàng ngày bé vẫn phải ăn, phải tắm và dùng rất nhiều sản phẩm khác nữa. Vì thế, cách tốt nhất là mẹ nên cẩn thận hơn khi mua sắm cho con. Với các loại dầu gội, sữa tắm, kem chống hăm, kem chống nắng,… thì cần xem kĩ các thành phần và tuyệt đối không mua nếu thấy bất cứ chất nào có thể gây hại cho bé như trên.
Còn đối với các loại rau, củ, quả: mẹ chỉ nên mua ở những nơi bán có uy tín; rau quả phải còn tươi ngon, không bị dập nát, hư thối.
Khi dùng, cần ngâm rau quả trong nước sạch, nước muối loãng hoặc dung dịch thuốc tím 1%, nước rửa rau quả trong vòng 25 – 30 phút sau đó rửa lại nhiều lần bằng nước sạch. Đặc biệt, nên mua rau củ theo mùa để hạn chế việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng,…
Theo Eva
6 chất độc hại tiềm ẩn xung quanh bạn
Việc tiếp xúc với các chất độc hại mỗi ngày khiến bạn tăng nguy cơ ung thư, rối loạn hormon và có khả năng mắc nhiều bệnh tật khác.
Dưới đây là 6 chất độc hại tiềm ẩn xung quanh bạn:
1. Triclosan trong các sản phẩm diệt khuẩn
Nghiên cứu của Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ (ACS) khẳng định rằng 2 hoạt chất phổ biến trong xà bông diệt khuẩn và cả một số loại kem đánh răng, là triclosan và triclocarban có thể đặc biệt gây hại cho thai nhi ở phụ nữ đang mang thai. Ngoài ra, hóa chất này còn có thể gây tổn thương cho gan; phá hủy hệ thống hormone tuyến giáp (hệ thống hormone quan trọng rất cần thiết cho phát triển của cơ thể), có thể gây ra ung thư.
Triclosan được sử dụng khá phổ biến như một chất kháng khuẩn có trong xà phòng, mỹ phẩm và các sản phẩm làm sạch như sữa tắm, sữa rửa mặt. Theo các nhà nghiên cứu, chúng ta nên lựa chọn các sản phẩm diệt khuẩn có thành phần cồn thay cho các loại sản phẩm chứa triclosan độc hại.
2. Bisphenol A (BPA) trong chai nhựa
Nghiên cứu mới do đại học Cincinnati (UC) thực hiện cho thấy hóa chất được sử dụng để chế tạo nhựa cứng - bisphenol A (BPA) - là nguy cơ gây ra hội chứng chuyển hóa và các hậu quả không tốt cho sức khỏe. Thành phần Bisphenol A (BPA) có trong hầu hết các sản phẩm đóng hộp và chai nhựa đã được chứng minh là có khả năng gây rối loạn hormone và tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản.
Để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình, bạn nên lựa chọn các sản phẩm gia dụng được chứng nhận không có thành phần BPA độc hại.
Việc tiếp xúc với các chất độc hại mỗi ngày khiến bạn tăng nguy cơ ung thư rối loạn hormon và có khả năng mắc nhiều bệnh tật khác. (Ảnh Sggp)
3. Thủy ngân trong thực phẩm
Chất độc này thường được tìm thấy trong cá và các loại hải sản khác. Từ lâu, nguy cơ thực phẩm bị ô nhiễm đã đáng báo động, ngày nay người ta tìm thấy số lượng cá và thủy hải sản nhiễm thủy ngân càng cao hơn. Chất độc này có khả năng gây tổn thương não và toàn bộ hệ thần kinh.
4. Phthalates trong hóa mỹ phẩm
Đây là một loại hóa chất rất phổ biến, nó là thành phần của các loại sản phẩm tẩy rửa gia dụng và các sản phẩm có hương thơm tổng hợp; mỹ phẩm; bao bì thực phẩm...
Điều đáng lo ngại là những tác động tiêu cực của chất này lên cơ thể người như gây rối loạn hormone, tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ, là chất có khả năng gây ra các vấn đề về sinh sản, làm giảm số lượng tinh trùng ở nam giới đồng thời có thể góp phần gây ra bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường.
5. PBDEs trong đồ gia dụng, đồ điện tử
PBDEs là các hoạt chất chống cháy được sử dụng rộng rãi trong quá trình sản xuất làm nên thành phẩm thiết bị điện tử. Chất này cũng được tìm thấy trong các sản phẩm đồ nội thất bọc nệm, màn cửa và các sản phẩm dệt may như thảm lót.
Các nhà nghiên cứu đã nêu rõ các ảnh hưởng của PBDEs đến khả năng phát triển trí não của trẻ em đồng thời nhiều số liệu cũng cho thấy chất này có thể liên quan đến bệnh tăng động.
6. Chì trong hóa mỹ phẩm
Rất nhiều sản phẩm gia dụng chứa thành phần kim loại độc hại này, đặc biệt là các loại sơn. Thậm chí các loại mỹ phẩm danh giá đắt tiền nhất cũng chứa chì và có khả năng gây tổn hại cho sức khỏe của chị em phụ nữ. Chì rất độc hại cho não và hệ thần kinh, nó làm giảm chỉ số IQ, gây rối loạn thần kinh trung ương, tăng nguy cơ mắc các vấn đề về thần kinh ở trẻ em như tăng động.
Theo Trí Thức Trẻ
8 thói quen khó bỏ gây vô sinh Nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết, có sự liên quan giữa thiếu ngủ và sinh hoạt thất thường, có thể gây vô sinh . Đặc biệt, những phụ nữ thường xuyên làm việc ca đêm thường có nguy cơ bị sẩy. Thức khuya Nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết, có sự liên quan giữa thiếu ngủ và...