Những hồ ô nhiễm nặng ở Hà Nội
Hồ Văn Chương, Linh Quang là hai trong số nhiều hồ đang bị ô nhiễm nặng ở Hà Nội bởi phải tiếp nhận nhận nhiều nguồn xả thải.
Trung tâm nghiên cứu môi trường và cộng đồng (CECR) vừa công bố báo cáo hồ Hà Nội 2015. Báo cáo phân tích 30 hồ, trong đó 5 hồ được đánh giá không ô nhiễm, 11 hồ có dấu hiệu ô nhiễm, 8 hồ ô nhiễm nặng và 6 hồ ô nhiễm rất nặng.
Hồ Văn Chương, rộng 13.418m2 nằm trên địa bàn giáp ranh và thuộc quyền quản lý của ba phường là Văn Chương, Thổ Quan và Hàng Bột. Dù mức độ ô nhiễm hữu cơ trong hồ đã giảm nhiều so với năm 2010, nhưng kết quả phân tích chất lượng nước ô nhiễm rất nặng, tảo phát triển mạnh. Nước hồ có màu xanh đục, xung quanh miệng cống nước có mùi hôi thối vào mùa hè. Hồ tiếp nhận nước thải từ các hộ dân, các hộ kinh doanh ven hồ. Ảnh: Cecr.
Hồ Thiền Quang rộng 58.686m2, được bao quanh bởi 4 con phố đầy cây xanh và bóng mát là Nguyễn Du, Trần Bình Trọng, Trần Nhân Tông và Quang Trung. Mặc dù tảo phát triển mạnh nhưng ô nhiễm chất hữu cơ đã được cải thiện đáng kể so với 2010. Vào mùa hè, hiện tượng cá chết hàng loạt càng khiến hồ ô nhiễm. Hồ tiếp nhận nước từ hệ thống thoát nước khu vực và chất thải từ các quán nước ven hồ. Ảnh: Quý Đoàn.
Hồ Ba Mẫu thuộc hệ thống ao hồ tự nhiên liên thông với hồ Bảy Mẫu. Hồ rộng 43.448m2 được sử dụng để tạo cảnh quan và điều hòa nước trong khu vực. Nước hồ màu xanh lục. Vào mùa nóng, mặt hồ nổi nhiều xác tảo, mùi rất hôi thối. Sinh vật trong hồ chủ yếu là xương xỉ, bèo tây, cá trê đen. Theo phân tích chất lượng nước của Trung tâm, nước bị ô nhiễm hữu cơ và có sự phát triển của tảo. Nguyên nhân là do hồ tiếp nhận nước thải qua 10 cống lớn. Bên cạnh đó, hồ còn nhận rác từ các hàng quán xả xuống hồ. Ảnh: Cecr.
Video đang HOT
Hồ Linh Quan – một trong những hồ ô nhiễm nhất của Hà Nội hiện nay, có diện tích 22.108m2, nằm ở ngõ Văn Chương II, phường Văn Chương, quận Đống Đa. Nằm trong dự án cải tạo nhưng hồ bị bỏ ngỏ từ năm 2010 đến nay. Hồ tiếp nhận nước thải sinh hoạt từ các hộ dân xung quanh và hoạt động kinh doanh nhà hàng. Kết quả phân tích cho thấy hồ bị ô nhiễm hữu cơ và sự phát triển mạnh của tảo. Tình trạng lấn chiếm bởi các hộ dân khiến diện tích hồ ngày càng thu hẹp, mặt nước cạn dần. Mặt hồ chủ yếu là rác sinh hoạt, xác động vật và cá chết. Nước hồ có màu đen và thường bốc mùi hôi thối. Lòng hồ đang dần bị các hộ dân lấn chiếm để nuôi gia súc, gia cầm. Ảnh: Cecr.
Hồ Giảng Võ rộng 68.300m2. So với năm 2010 hồ bị ô nhiễm nặng hơn, nước hồ có mùi tanh hôi. Động vật sống trong hồ chủ yếu là cá, ốc được phòng sinh, không có thực vật thủy sinh. Hồ tiếp nhận nước thải từ các khách sạn lớn ven hồ. Ảnh: Cecr.
Cảnh quan lòng hồ Kim Liên ngày càng suy giảm, cỏ dại, bèo gần như phủ kín mặt hồ. Nước màu xanh đục, mùi hôi thối nặng. Môi trường nước ô nhiễm chưa được cải thiện dù đã áp dụng một số biện pháp xử lý do phải tiếp nhận lượng lớn nước thải từ hàng quán, tiệm rửa xe. Hồ có diện tích 20.224m2. Ảnh: Cecr.
Hồ Tứ Liên còn có tên khác là hồ Bụng Cá, ở quận Tây Hồ. Mặc dù nằm trong dự án cải tạo vào năm 2010 nhưng đến nay vẫn chưa được thực hiện gây nhiều bức xúc cho người dân. Cảnh quan hồ đang xuống cấp và có nguy cơ phát triển hàng quán bừa bãi. Nước hồ có màu xám đục và mùi hôi tanh nặng. Trong hồ chỉ có cá trê sinh sống được, rau và cá ở hồ không thể ăn được do quá bẩn. Kết quả phân tích nước năm 2015 cho thấy, nước hồ vẫn bị ô nhiễm nặng hữu cơ và tảo. Hồ có diện tích 25.796m2. Ảnh: Cecr.
Bên cạnh nghiên cứu về hồ, nhóm chuyên gia Cern còn công bố kết quả các ao ô nhiễm ở Hà Nội. Trên hình là Ao Phủ có diện tích 4.006m2. Đây là một trong những ao ô nhiễm nhất tại Hà Nội, nằm ở ngõ 1194 đường Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa. Nó tiếp nhận nước thải, rác thải trực tiếp từ các hộ dân, hàng quán, chợ tạm, tiệm rửa xe, trong đó còn có chất thải chăn nuôi gia cầm. Ảnh: Cecr.
Hương Thu
Theo VNE
Tân Bí thư Đà Nẵng thị sát điểm nóng sông Phú Lộc
Trực tiếp kiểm tra kênh Phú Lộc, điểm nóng về ô nhiễm môi trường ở Đà Nẵng, tân Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh khẳng định: "Đầu tư cho môi trường tốn tiền cũng phải làm".
Sau đúng một tuần thị sát bãi rác ô nhiễm, sáng 30/10, ông Nguyễn Xuân Anh cùng lãnh đạo nhiều sở, ngành đi kiểm tra các dự án liên quan đến xử lý môi trường sông Phú Lộc (quận Thanh Khê). Điểm nóng về ô nhiễm trên sông Phú Lộc kéo dài hơn 10 năm qua đã gây bức xúc cho hàng nghìn người dân, ô nhiễm kép môi trường biển khi nước từ sông này đổ ra vịnh Đà Nẵng.
Dành khoảng một giờ kiểm tra việc thi công bờ kè cửa sông Phú Lộc trên đường Nguyễn Tất Thành, thi công dự án nâng cấp, cải tạo Trạm xử lý nước thải Phú Lộc và các hạng mục liên quan, ông Xuân Anh trao đổi trực tiếp với hai giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường và Sở Giao thông Vận tải để tìm hướng xử lý.
Ông Nguyễn Xuân Anh (bìa trái) cùng Giám đốc Sở Tài Nguyên Môi trường và Sở Giao thông kiểm tra tiến độ các dự án xử lý ô nhiễm môi trường trên sông Phú Lộc. Ảnh: Nguyễn Đông.
Nghe ông Nguyễn Điểu, Giám đốc Sở Tài nguyên, thông tin khi trạm xử lý đi vào hoạt động, 90% lượng nước thải sẽ được thu gom xử lý, ông Xuân Anh chỉ đạo việc đầu tư xử lý điểm nóng ô nhiễm này phải làm dứt điểm, không kéo dài và đảm bảo chất lượng dự án. "Đầu tư cho môi trường tốn tiền cũng phải làm", Bí thư Thành ủy 39 tuổi khẳng định.
Ông Xuân Anh đề nghị Sở Tài nguyên phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét các hạng mục cần thiết để chấm dứt tìng trạng ô nhiễm môi trường; xem xét tạm dừng xây dựng cảnh quan quanh sông Phú Lộc để đầu tư vào xây dựng trạm xử lý nước thải, bởi "dân người ta kêu hôi thối hay không chứ không kêu cảnh ni đẹp hay không đẹp".
Bí thư Thành ủy cũng yêu cầu các đơn vị liên quan hoàn thành dự án trong năm 2017, sớm hơn thời gian các đơn vị thi công đưa ra.
Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông công chính, công trình nâng câp, cai tao Tram xư ly nươc thai Phu Lôc có tổng mức đầu tư gần 140 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách thành phố. Công suất của nhà máy giai đoạn 1 là 40.000 m3/ngày đêm.
Sông Phú Lộc bắt nguồn từ thôn Khánh Sơn (quận Liên Chiểu), chảy qua phường Hòa Minh rồi đổ ra vịnh Đà Nẵng. Dòng sông tiếp nhận nước thải của nhiều kênh mương nhưng phần lớn kênh mương chưa có hệ thống thu gom, dẫn đến xả trực tiếp nước thải, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nước thải rỉ ra từ bãi rác Khánh Sơn, trung tâm y tế trên địa bàn quận Thanh Khê cũng ảnh hưởng đến môi trường sông Phú Lộc.
Ước tính mỗi ngày có 5.000 m3 nước thải ô nhiễm từ nhiều nguồn đổ ra sông. Đà Nẵng đã có nhiều dự án cải tạo con sông này, tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng. Trước phản ứng dữ dội của nhiều hộ dân, chính quyền địa phương đã nhiều lần họp nóng với dân, nhưng ô nhiễm môi trường tái diễn, có thời gian hàng tấn cá chết nổi trắng sông.
Nguyễn Đông
Theo VNE
Nông dân khốn đốn vì nước tưới ô nhiễm nghiêm trọng Ngày 24.10, ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Trung tâm Quản lý đầu tư và khai thác công trình thủy lợi Đà Lạt (Lâm Đồng), cho biết vừa có văn bản báo cáo UBND TP.Đà Lạt và các cơ quan chức năng của tỉnh Lâm Đồng về tình trạng hồ thủy lợi Phát Chi bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hồ Phát Chi chuyển...