Những hồ nước đẹp như tiên cảnh ở An Giang
Một lần đến với An Giang, du khách không chỉ được tham quan những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, mà còn được hòa mình vào những hồ nước thiên nhiên trong xanh, mát lành, vô cùng hấp dẫn.
Hồ Tà Pạ xanh mướt
Về vùng Thất Sơn, nhiều du khách, đặc biệt là các bạn trẻ thích leo núi, ngắm hồ. Một điểm “check-in” thú vị không thể bỏ qua khi khách đến với thị trấn Tri Tôn (huyện Tri Tôn) chính là hồ Tà Pạ. Hồ được hình thành từ việc khai thác đá và ngẫu nhiên đã tạo nên một hồ đá chứa nước trên núi Tà Pạ. Hồ như một bức tranh thủy mặc làm cho biết bao du khách khi tới đây đều phải trầm trồ.
Đường vào hồ Tà Pạ còn khá hoang sơ nhưng lại là điểm đến mà nhiều phượt thủ, dân du lịch ưa trải nghiệm muốn một lần đặt chân đến đó. Có lúc hồ được giới trẻ chuyên chụp ảnh sống ảo ví von như một “tuyệt tình cốc” trong phim cổ trang. Cứ thế các bạn cứ rong chơi, chụp cho bằng được nhiều góc ảnh ven hồ mang về làm “chiến công” sống ảo trên mạng.
Thủy Liêm điểm tô cho xứ “non bồng”
Hồ Thủy Liêm nằm ngay trước tượng Phật Di Lặc, 2 bên là chùa Phật Lớn và chùa Vạn Linh trên đỉnh Thiên Cấm Sơn hùng vĩ (thuộc xã An Hảo, TX. Tịnh Biên). Hồ nằm trên đỉnh núi nên mây mù lúc nào cũng che kín mặt hồ. Xung quanh hồ được trồng hoa để điểm tô thêm nét đẹp thanh tao của mặt hồ. Mỗi độ xuân về, khách hành hương thường mang cá lên chùa Phật Lớn, chùa Vạn Linh để cúng lễ, sau đó sẽ đem thả phóng sinh xuống hồ Thủy Liêm.
Lần đầu tiên đến với Thiên Cấm Sơn, anh Lê Hồng Quân (du khách người Thanh Hóa) cho biết: “Núi Cấm mang một vẻ đẹp rất riêng. Nơi đây, có hồ Thủy Liêm xanh mát, có tượng Phật Di Lặc đẹp, vui tươi, có nhiều ngôi chùa mang đến cho du khách một phong cảnh thanh bình, an yên, chắc chắn sẽ là những kỷ niệm đẹp”.
Rong chơi cùng hồ Ô Tà Sóc
Video đang HOT
Hồ Ô Tà Sóc nằm dưới núi Ngọa Long thuộc xã Lương Phi (huyện Tri Tôn). Đường đến hồ Ô Tà Sóc dọc 2 bên đường đi là những hàng cây tầm vông cao vút, xanh mát trải dài tạo nên cảnh quan thơ mộng. Lòng hồ nằm ở giữa khe núi vì vậy mặt nước ở đây rất xanh mát, vì xung quanh toàn là một màu xanh của núi rừng và phía trên là bầu trời trong vắt, mặt hồ gợn sóng lăn tăn nhờ những làn gió thổi trên nước nhè nhẹ. Nước ở đây cực kỳ sạch và mát vì nước chảy từ những khe đá trên núi xuống cực kỳ tự nhiên.
Con đường nhỏ chạy dọc theo hồ có cả chục điểm bán đồ ăn và nước uống phục vụ du khách, đặc biệt là các món ăn vặt, món thốt nốt sữa thơm ngon nức tiếng. Bạn Nguyễn Phương Thảo Vy (quê huyện Chợ Mới) chia sẻ: “Tôi xem hình ảnh trên mạng xã hội giới thiệu về các điểm trải nghiệm du lịch mới lạ ở vùng Bảy Núi từ lâu, nhưng đến nay mới có dịp đến đây. Quả thật, phong cảnh thật hữu tình, nước suối trong lành, hồ nước xanh mát. Ngoài được thư giãn, chúng tôi còn mang về nhiều bức ảnh đẹp”.
Yên bình với hồ Soài So
Hồ Soài So nằm ở sườn Đông núi Cô Tô (xã Núi Tô, huyện Tri Tôn). Bước vào Khu du lịch Suối vàng Soài So, du khách sẽ được ngắm ngay cảnh hồ bình yên, thư thái. Nếu đi vào buổi sáng sớm lúc sương chưa tan, hồ Soài So huyền ảo ma mị, còn dưới ánh nắng buổi trưa cảnh hồ lại như một bức tranh thủy mặc hữu tình, bóng núi và mây trời xen lẫn lúc xanh, lúc xám.
Buổi chiều, hồ Soài So như bức tranh làng quê đầy thanh bình, nhẹ nhàng, sâu lắng giữa những dòng nước mênh mang. Đêm xuống, hồ Soài So lung linh, huyền ảo, ngày có ánh sáng dát bạc phủ kín mặt hồ. Hồ Soài So bốn bề lộng gió, cây cối tươi xanh phủ bóng râm du khách dừng chân ngắm cảnh.
Đứng ở hồ Soài So mà ngước nhìn lên sẽ thấy núi Tô đứng sừng sững giữa trời xanh. Vào mùa đông, hồ Soài So mờ ảo trong màn sương mù trắng xóa cho du khách tận hưởng sự thư thái, dễ chịu, hòa quyện vào thiên nhiên.
An Giang được mệnh danh là vùng non nước hữu tình, với dãy Thất Sơn hùng vĩ và kỳ bí, cùng với đó là nhiều hồ nước tự nhiên và nhân tạo tuyệt đẹp. Các hồ nước đang trở thành nét chấm phá, điểm tô thêm khung cảnh xinh tươi, bình yên của đất trời. Những ngày vui Xuân trên vùng Bảy Núi, chắc chắn du khách sẽ trải nghiệm được nhiều điều kỳ thú, cảm nhận sự bình yên, thư thái bên mặt hồ xanh mướt.
Check-in hồ Núi Dài 2
Giữa vùng đất trống trải, hồ nước xanh màu ngọc bích, sóng vỗ rì rào theo từng cơn gió... cảm giác như người trải nghiệm được xuất hiện trong một thước phim ngắn đầy thơ mộng. Vị trí mới mẻ này là hồ Núi Dài 2, ở xã Lê Trì, huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang).
Hồ nước này còn có tên gọi khách là hồ Bến Bà Chi, một công trình xây dựng chứa nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vừa mới được đầu tư cho huyện miền núi. Hồ Núi Dài 2 có vai trò cung cấp nước sinh hoạt, phục vụ phòng cháy, chữa cháy rừng, sản xuất nông nghiệp trong mùa khô và điều tiết lũ trong mùa mưa.
Đặc thù ở miền núi sản xuất nông nghiệp rất khó khăn, nhất là thiếu nước tưới. Những hồ nước nhỏ như thế này do người dân tự đào quanh vườn, gần nhà để chứa nước, nhằm cung cấp cho cây vườn.
Hồ Núi Dài 2 đưa vào hoạt động đã giúp người dân miền núi giải tỏa phần nào khó khăn kể trên. Công trình nằm giữa vùng trồng cây ăn trái, nhiều nhất là xoài và các loại cây màu ngắn ngày, lúa.
Hồ có diện tích hơn 22ha, sức chứa 558.000 khối nước, phục vụ diện tích 250ha trong khu vực. Tuy mục đích để phục vụ nông nghiệp, nhưng công trình này đã sớm tạo sức hút với những người yêu thích cảnh đẹp tìm đến để check-in.
Về lâu dài, xã Lê Trì dự kiến sau khi phát huy mục đích phục vụ an sinh ở địa phương, nơi này sẽ được khai thác chào đón du khách đến tham quan, tuy nhiên cần khảo sát đánh giá các điều kiện hiện có. Trước mắt, rất hoan nghênh mọi người đến chụp ảnh, dạo chơi nhưng không nên xả rác bừa bãi, tự tiện cắm trại... làm ảnh hưởng đến sự an toàn và môi trường quanh hồ nước. Đặc biệt, quanh hồ đều có biển báo nguy hiểm cấm bơi lội, phụ huynh hết sức lưu ý trẻ em đến hồ tắm để tránh xảy ra thiệt hại đáng tiếc.
Hồ nước tựa chốn tiên cảnh trần gian, gắn với nhiều truyền thuyết huyền bí Nếu đến Hỏa Diệm Sơn mà chưa ghé hồ Thiên Trì thì thật đáng tiếc. Không chỉ đẹp như một bức tranh thủy mặc mà hồ nước nổi tiếng này còn gắn liền với câu chuyện về thủy quái dưới lòng hồ. Hồ Thiên Trì còn được biết đến với tên gọi hồ Thiên Đường, là địa điểm nổi tiếng ở khu tự...