Những ‘hổ báo’ dũng mãnh trong đám đông
Khác với lúc đứng riêng rẽ một mình, cái vô danh trong đám đông đem lại cho người ta một sự an toàn và cảm giác được bảo vệ nhất định.
Cuối năm nhìn lại, ngỡ ngàng vì năm cũ đã qua với không ít câu chuyện giật mình.
Nào những người dân bình thường hiền lành, thân ái với nhau, lại trong tích tắc trở nên khác hẳn, hăm hở lao vào núi bia đổ, lễ mễ khuân ra mấy bịch, rồi háo hức quay lại làm đợt nữa. Điều gì đã xảy ra?
Điều gì làm cho một số thanh niên, đang đi chơi với bạn gái, bỗng hăng lên lao vào “đánh hôi” kẻ trộm chó như đi trẩy hội?
Lý do gì làm những người công dân xây dựng hàng ngày chăm chỉ mang cơm đi làm, bỗng trở nên hung hãn và đập phá chính ngay công việc đem lại miếng cơm manh áo cho họ?
Sẽ hời hợt nếu chỉ đưa ra những bình luận chung chung về sự xuống cấp của xã hội, về niềm tin bị đánh mất, về người Việt thiếu văn hoá.v.v…
Để hiểu được những hiện tượng này và truy tìm nguyên nhân, chúng ta cần nhìn sâu hơn vào tâm lý đám đông và xem họ vận hành.
Đám đông là… vô danh
Một đám đông có những yếu tố đặc biệt.
Thứ nhất, trong đám đông, các thành viên của nó vô danh. Khác với lúc đứng riêng rẽ, cái vô danh trong đám đông đem lại cho người ta sự an toàn và cảm giác được bảo vệ nhất định.
Thứ hai, đám đông gây phấn khích. Những người đã từng ở trong một sân vận động khổng lồ đều biết cảm giác đó khác với cảm giác khi xem trận bóng trước màn hình TV. Số đông cộng hưởng và tạo ra một năng lượng đặc biệt, sự hưng phấn có sức lây lan lớn. Lúc đó, cô gái nhút nhát nhất cũng có thể văng tục ngon ơ và cho ngón tay vào mồm, cùng huýt sáo la ó trọng tài.
Và cuối cùng, đám đông rùng rùng chuyển động và trăm người như một cùng làm một hành vi nào đấy, khi họ được một sự kiện bất ngờ châm ngòi.Ảnh VTC
Đám đông cũng đem lại cho các cá nhân trong nó cảm giác về quyền lực. Trong đám đông, những người vốn thấp cổ bé họng bỗng có cảm giác mình mạnh mẽ. Chúng ta hẳn còn nhớ một người đàn ông Đồng Nai vừa bê bia vừa trừng mắt quát người tài xế xe tải: “Báo công an đi, ông thách đấy!”
Video đang HOT
“Không có gì nguy hiểm hơn là xây dựng một xã hội mà trong đó một nhóm lớn có cảm giác là họ không được can dự, rằng họ không có gì để mất. Nếu người ta có quyền lợi trong xã hội, người ta sẽ bảo vệ xã hội, nhưng nếu không, họ sẽ vô thức muốn phá huỷ nó.”
Và cuối cùng, đám đông rùng rùng chuyển động và trăm người như một cùng làm một hành vi nào đấy, khi họ được một sự kiện bất ngờ châm ngòi.
Giả sử như trăm thùng bia xếp ngay ngắn ven đường, thì kể cả chỉ có một người trông coi thôi, chắc cũng không ai nghĩ tới chuyện xông vào lấy. Bia đổ tung toé ra đường tạo ra một tình huống lạ, một điều bất thường, và sự kết hợp của sự vô danh, phấn chấn lây lan, cảm giác quyền lực và an toàn, làm giảm đáng kể ý thức trách nhiệm của mỗi người về hành vi của mình, biến một bà mẹ mẫu mực thành một người hớn hở gom bia mặc dù trong nhà không có ai uống, để tới lúc tỉnh cơn say mới hối hận về hành động của mình.
Trong đám đông, con người dễ đánh mất bản thân.
Nhưng, chen chúc lượm bia hay bẻ mấy cành hoa trong một hội chợ vẫn khác xa với việc xông vào đánh tới chết một kẻ trộm chó, hay châm lửa đốt rụi hàng chục xe máy. Điều gì khiến đám đông trở thành sức mạnh phá huỷ nhiều khi phá chính môi trường sống của họ?
Nguyên cớ có vẻ gần giống như chuyện các CĐV bóng đá ở Anh bỗng nhiên hỗn chiến và giật tung ghế của sân vận động, hay xa hơn là làn sóng đập phá và hôi của ở London năm 2011 làm toàn thế giới kinh ngạc, lý do của 6 ngày bạo lực và cướp bóc ở Los Angeles năm 1992 làm 53 người tử vong.
Đám đông ngoài lề?
Có một điểm chung ở tất cả các sự kiện nói trên, đó là, tất cả đều là đám đông những người ngoài lề, những người thấp bé trong xã hội, thu nhập thấp hoặc thất nghiệp, và không có cơ hội.
Họ mang sẵn trong mình sự cáu kỉnh và chán nản. Họ bực bội với bản thân, với cuộc đời, với những thứ xung quanh. Khi họ nhập vào một đám đông, như Gustave Le Bon nhận xét trong Tâm lý học đám đông, họ đánh mất tính cá nhân, tính độc lập, khả năng đánh giá và phán xét đạo đức. Họ bị cuốn vào ảnh hưởng phi lý của xung quanh.
Đám đông có thể làm những việc mà mỗi cá nhân, nếu đứng riêng biệt, sẽ không bao giờ nghĩ là họ có thể làm. Chỉ cần một sự kiện nhỏ xảy ra…
Do đó, đám đông có thể làm những hành động phá huỷ và bạo lực mà mỗi cá nhân, nếu đứng riêng biệt, sẽ không bao giờ nghĩ là họ có thể làm. Ảnh VTC
Ở khía cạnh tâm lý, đó thực chất là cảm giá bất lực, đứng ngoài lề, không làm chủ cuộc đời mình. Họ thấy họ như những kẻ lạ trên chính mảnh đất của mình, bị bỏ rơi. Họ thấy họ kém cỏi, vô giá trị. Vì thế, họ dễ dàng ngấm cái say của một đám đông nổi loạn…
Ít nhất, trong khoảnh khắc đó, họ có cảm giác mình là người thắng, người mạnh, rằng cuộc sống thú vị, sôi động, làm họ quên đi cái mòn mỏi hàng ngày. Đám đông cho họ một bản sắc, cho họ một nơi để thuộc về.
Đám đông “mới” của ngày nay khác đám đông “cũ” năm xưa. Đám đông cũ, qua quá trình được “vận động” tham gia cách mạng, đã phát triển cho mình một nhận thức.
Còn ngày nay?
Những công nhân và người nghèo bây giờ đơn giản bị kẹt trong cái bẫy nghèo. Những người, mà như Oscar Lewis đã định nghĩa trong Văn hoá của nghèo khổ năm 1998, “có rất ít ý thức về lịch sử. Họ là những người bên lề, chỉ biết tới những vật lộn của bản thân, chỉ biết được hoàn cảnh của địa phương họ, thế giới hẹp của họ, cách sống riêng của họ. Thông thường, họ không có kiến thức, tầm nhìn hay ý thức hệ để nhận ra những điểm tương đồng giữa những vấn đề của họ và vấn đề của những người giống họ trên thế giới. Nói một cách khác, họ không có ý thức giai cấp, mặc dù họ rất nhạy cảm với sự phân biệt về đẳng cấp”.
Phải kinh ngạc để nói rằng, những đám đông nổi loạn bây giờ không có quan điểm xã hội hay thông điệp chính trị gì. Những công nhân đập phá ở Samsung không đưa ra một đòi hỏi cụ thể gì cho doanh nghiệp hay công đoàn; những người dân đánh trộm chó không có yêu cầu gì với công an hay chính quyền.
Chính vì vậy, sự hung hãn bùng phát thường bất ngờ với các nhà bình luận xã hội và các nhà chức trách, lúc đó họ mới bối rối đi tìm lý do và lời giải thích.
Lời giải thích đơn giản nhất có lẽ đến từ Martin Luther King: “Không có gì nguy hiểm hơn là xây dựng một xã hội mà trong đó một nhóm lớn có cảm giác là họ không được can dự, rằng họ không có gì để mất. Nếu người ta có quyền lợi trong xã hội, người ta sẽ bảo vệ xã hội, nhưng nếu không, họ sẽ vô thức muốn phá huỷ nó.”
Một xã hội ổn định là xã hội không chỉ dành cho các nhóm lợi ích; những nhóm lớn cũng phải được tiếp cận một phần tử tế của miếng bánh, một cảm giác xã hội là của họ, phục vụ họ thực sự chứ không phải chỉ trên các khẩu hiệu và văn kiện.
Đặng Hoàng Giang
(Phó giám đốc CECODES – Trung tâm Hỗ trợ Cộng đồng và Nghiên cứu Phát triển)
Xem bài cùng tác giả Tử tù sinh con, quyền hay đặc ân Với sự phát triển của y học, tiếp xúc vật lý giữa vợ và chồng không còn cần thiết nữa, thì tại sao tử tù không được gửi tinh trùng của mình ra ngoài, nếu điều này không ảnh hưởng tới an ninh và các chi phí sẽ do gia đình gánh chịu?
Theo_VietNamNet
Vụ 'hôi của' thứ 2 ở Đồng Nai: Lãnh đạo tỉnh 'quá đau đầu'
Liên tiếp xảy ra những vụ "hôi của" của người dân Đồng Nai khiến lãnh đạo chính quyền nơi đây phải thốt lên: "Chúng tôi thật sự nhức đầu về những vụ việc như thế này".
Một số người dân tốt bụng dùng chổi, cào lại đống bắp đổ xuống đường
Chiều ngày 3/1 thượng tá Trần Tiến Đạt - Chánh văn phòng CA tỉnh Đồng Nai cho biết, công an tỉnh đang chỉ đạo công an huyện Long Thành báo cáo cụ thể vụ việc hôi bắp vừa xảy ra sau sự cố xe tải chở bắp tràn xuống đường trên quốc lộ 51 tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai ngày 1/1.
Sáng 1/1, xe tải do tài xế Nguyễn Đinh Công Tuấn chở 15 tấn bắp từ huyện Cẩm Mỹ về TP Biên Hòa, khi đang lưu thông trên quốc lộ 51 (thuộc ấp 1, xã Phước Bình, huyện Long Thành) thì bị bung bạt đuôi thùng xe khiến khoảng 1 tấn bắp đổ tràn xuống đường, rải dài quãng đường chừng 500m.
Một số người dân gần đó tốt bụng đã dùng chổi, cào lại bắp cho tài xế. Trong khi đó, nhiều người khác lại xông vào cướp bắp mang đi, có người mang cả bao tải đến đựng. "Mặc dù tôi đã năn nỉ nhưng nhiều người vẫn thản nhiên mang bắp về nhà với gương mặt rạng rỡ, cười đùa vui vẻ", tài xế Tuấn kể.
Ngay sau đó, lực lượng chức năng địa phương được huy động đến bảo vệ hiện trường, cùng người dân gom bắp giúp tài xế.
Người đàn ông "vô tư" hốt bắp vào bao tải mang về
Đáng lưu ý, trước đó khoảng 1 tháng, tại vòng xoay Tam Hiệp, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai cũng đã xảy ra vụ "hôi bia" gây phẫn nộ trong dư luận. Công an vào cuộc điều tra, tiến hành khởi tố hai bị can với tội danh "công nhiên chiếm đoạt tài sản", chờ ngày ra tòa xét xử.
Vụ hôi của cướp bia đáng xấu hổ đó vẫn chưa xử lý xong, thì ngay ngày đầu năm mới 2014, vụ hôi bắp lại diễn ra khiến lãnh đạo tỉnh Đồng Nai không khỏi 'đau đầu'.
Thản nhiên "cướp bắp" mang về nhà
Một lãnh đạo chính quyền TP. Biên Hòa chia sẻ cùng Phóng viên: "Liên tiếp xảy ra những vụ việc không hay khiến hình ảnh người dân Đồng Nai mất đẹp trong mắt người dân cả nước. Chúng tôi thật sự nhức đầu về những vụ việc như thế này".
Tấm băng rôn treo lên như tỏ vẻ hối hận sau vụ "cướp bia" của người dân Đồng Nai
Được biết, những địa phương thời gian gần đây đã xảy ra việc xe chở hàng gặp nạn trên đường là Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Đà Nẵng và Đồng Nai. Thế nhưng trong 4 địa phương này, chỉ duy nhất tại Đồng Nai có nạn người dân lao ra hôi của gây phẫn nộ dư luận.
Trong khi đó, Đồng Nai được đánh giá là một trong những địa phương kinh tế phát triển, tổng thu ngân sách hàng năm trên địa bàn thuộc top dẫn đầu cả nước.
Theo Xahoi
NÓNG 24h: Lại "hôi của" ở Đồng Nai; gia đình muốn Dương Chí Dũng bằng mọi giá Thêm một vụ việc "hôi của" khiến dư luận bức xúc xảy ra ở Đồng Nai, gia đình Dương Chí Dũng muốn bồi thường để cứu ông thoát án tử nóng nhất 24h qua. Hình ảnh vụ "hôi bia" ở Đồng Nai gây xôn xao 1. Thêm một vụ hôi bắp xảy ra ở Đồng Nai Ngày 1/1/2014, trên Quốc lộ 51 đoạn...