Những hình ảnh xúc động trong mùa Vu Lan báo hiếu
Hàng ngàn người đã đổ về chùa Kim Sơn Lạc Hồng (Hòa Bình) để tỏ lòng thành kính tổ tiên, tưởng nhớ công ơn cha mẹ trong Đại lễ Vu Lan báo hiếu.
Những giọt nước mắt rơi khi nhớ về mẹ trong Đại lễ Vu Lan báo hiếu
Đêm (6/8), tại chùa Kim Sơn Lạc Hồng (Hòa Bình), Giáo hội Phật giáo tỉnh Hòa Bình long trọng tổ chức “Đại lễ Vu Lan báo hiếu”. Buổi lễ đã thu hút hàng trăm tăng ni, phật tử trong vùng cũng như đông đảo phật tử Hà Nội có mặt.
Đại lễ tại diễn ra các nghi thức tâm linh như lễ tiếp linh, lễ cúng phật – quy vong, lễ tụng kinh cầu siêu, lễ cấp mã cho vong, cúng thí thực cô hồn, niệm phật cầu gia bị, dâng y cúng dàng chư tăng,..và đặc biệt là nghi lễ “bông hồng cài áo”.
Dù già hay trẻ, trai hay gái, đến dự lễ Vu Lan đều thành kính khi đón nhận một bông hoa hồng cài trang trọng lên ngực áo. Những ai còn cha, còn mẹ sẽ cài lên ngực áo một đóa hoa hồng màu đỏ tượng trưng cho hạnh phúc vì “còn cha còn mẹ là còn tất cả”, còn đoá hồng màu trắng thể hiện nỗi buồn, sự thiếu vắng tình thương và niềm nhớ nhung của người đã mất cả cha mẹ.
Tại buổi lễ, những lời cảm niệm về cha mẹ và hình ảnh cài hoa hồng đã làm nhiều người xúc động khi nghĩ về mẹ cha và đâu đó những giọt nước mắt hối hận khi nhớ lại những lỗi lầm đã gây ra khiến cha mẹ phải buồn lòng, phiền muộn.
Lễ Vu Lan, không chỉ dành riêng cho người con Phật mà đã trở thành ngày lễ văn hóa tình người của dân tộc. Lê cài hoa hông được xem là một phân nghi thức quan trọng, bởi lẽ đã trở thành môt truyên thông tôt đẹp, khơi gợi tình mâu tử thiêng liêng khi được cài lên ngực những đóa hông tươi thắm trong ngày Vu lan báo hiêu.
Cùng đó là nghi thức thả đèn hoa đăng cầu siêu độ vong linh, nhằm thắp sáng những giá trị tinh thần, cầu nguyện cho quốc thái dân an. Ngoài ra, việc thả đèn hoa đăng lên dòng nước còn được hiểu rằng, những vong nhân đã khuất sẽ theo những ánh sáng ấm áp mà bỏ đi những oan khiên thù hận, bước theo con đường giải thoát khổ đau.
Những hình ảnh cảm động trong đêm Đại lễ báo hiếu Vu Lan:
Lễ Vu Lan (rằm tháng 7 âm lịch) là dịp để báo hiếu cha mẹ như truyền thống lâu đời của người Việt Nam. Lễ Vu Lan không chỉ dành riêng cho người con Phật mà đã trở thành ngày lễ văn hóa tình người của dân tộc.
Những lời chia sẻ về công ơn sinh thành, giáo dưỡng của hai bậc sinh thành trong Đại lễ Vu Lan làm nhiều người bồi hồi nhớ về những ngày tháng hạnh phúc khi còn cha, còn mẹ.
Video đang HOT
Chị Đỗ Kim Hương (Hà Nội) không thể ngăn dòng nước mắt khi nhớ về mẹ, chị tâm sự: “Mẹ tôi mới mất được hơn một năm. Mẹ tôi an nghỉ ở đây, tôi cảm tưởng như được gặp mẹ trong giây phút thiêng liêng này”
Bà Nguyễn Thị Hà (Hòa Bình) tâm sự trong dòng nước mắt chảy dài trên gò má, chỉ nói nên được những lời ngắn ngủi “thương mẹ, nhớ mẹ”….
“Mẹ tôi đã mất khi tôi mới lên 9 tuổi nhưng đến giờ tôi vẫn nhớ hình ảnh của mẹ”, bà Hà xúc động nói.
Bà Dương Thị Nhượng, 52 tuổi (Hà Nội) tâm sự: “Nghe những lời nói về công ơn của hai đấng sinh thành, tôi không thể cầm được nước mắt. Tôi đã làm mẹ, làm bà nên tôi càng nhớ, cảm phục những tình cảm của mẹ mình giành hết cho con khi mẹ còn sống”.
“Bông hồng cài áo” là một trong những hành động đầy ý nghĩa trong ngày lễ Vu Lan. Đây được xem là một phân nghi thức quan trọng, khơi gợi tình mâu tử thiêng liêng khi được cài lên ngực những đóa hông tươi thắm trong ngày Vu Lan báo hiêu. Trong nghi lễ “bông hồng cài áo”, mỗi màu của bông hồng lại mang một ý nghĩa riêng
Những ai đẵ mất cha, mất mẹ sẽ được cài lên ngực áo bông hồng màu trắng
Những ai còn cha mất mẹ hay còn mẹ mất cha sẽ được cài lên ngực bông hoa hồng màu phớt hồng.
Những ai còn cha, còn mẹ sẽ được cài lên ngực áo bông hồng màu đỏ. Đây có lẽ là những ngời hạnh phúc nhất
Các em nhỏ vui sướng được gắn một bông hồng màu đỏ trên ngực
Kết thúc buổi lễ là ghi thức “thả đèn hoa đăng”. Mỗi người đều cầm trên tay 1 đèn hoa đăng để tham gia nghi lễ thả đèn
Việc thả đèn hoa đăng xuống dòng nước còn được hiểu rằng, những vong nhân đã khuất sẽ theo những ánh sáng ấm áp mà bỏ đi những oan khiên, thù hận, bước theo con đường giải thoát khổ đau.
Hàng trăm ngọn hoa đăng được thắp lên đỏ rực, lấp lánh dưới mặt nước mang theo ước nguyện, cầu bình an và lòng thành kính của người dân gửi đến những người đã khuất.
Theo Danviet
Hôm nay là ngày bắt đầu "tháng cô hồn", vì sao lại gọi tháng 7 âm lịch như vậy?
Ta thường được nghe, tháng 7 là tháng cô hồn, cần làm việc đi đứng cẩn thận. Vì sao lại như thế, cùng tìm hiểu thêm nhé
Nếu ở các nước phương Tây, ngày Halloween được biết là ngày ma quỷ, thì trong văn hóa Á Đông, rằm tháng 7 âm lịch được mặc định là "ngày của những vong hồn".
Theo quan niệm dân gian xa xưa, người ta tin rằng, con người sau khi chết sẽ trở thành những vong hồn. Những vong hồn này nếu lúc sống làm được nhiều điều tốt sẽ được luân hồi, còn ngược lại thì bị đày xuống địa phủ, hoặc sống vất vưởng ở nhân gian. Vì thế, tục lệ cúng "cô hồn" ra đời để cầu cho gia đình không bị các vong linh quấy phá.
1. Tháng cô hồn theo truyền thuyết
Dưới góc độ Đạo giáo, thì tục cúng cô hồn bắt nguồn từ cổ tích Trung Quốc. Cũng như trên trần thế, có vua cai quản đất nước, thì người Trung Quốc tin rằng, thế giới sau khi chết cũng sẽ có người cai quản - đó chính là Diêm Vương. Và vào ngày 2/7 âm lịch đến 12h đêm ngày 14/7 âm lịch, là thời gian Diêm Vương ân xá cho các vong linh, ma quỷ về thăm trần gian. Vì thế để tránh bị quấy phá, người dân thường tổ chức cúng "cô hồn" vào giai đoạn này.
Theo cổ tích Trung Quốc, tháng 7 Diêm Vương thả cho các vong hồn về trần gian (Ảnh:Internet)
Sự giao thoa văn hóa giữa các nước láng giềng với nhau, khiến tục cúng cô hồn vào tháng 7 được du nhập vào Việt Nam và trở thành 1 tục lệ dân gian kéo dài đến tận hôm nay. Đó chính là lí do vì sao tháng 7 âm lịch thường được xem là "tháng cô hồn".
Và với quan niệm tháng 7 âm ở trần gian có rất nhiều vong hồn, quỷ đói...chính vì thế, người dân cúng cháo, gạo, muối...và hạn chế đi ra đường để không bị xui xẻo, muộn phiền. Tục lệ cúng này thường được kéo dài suốt tháng 7 âm.
2. Tháng xá tội cho linh hồn tội lỗi theo Phật giáo
Không như sự giải thích của cổ tích Trung Quốc, định nghĩa tháng 7 âm lịch trong Phật giáo dù cũng thiên nhiều về các vong hồn nhưng có phần nhân văn hơn.
Trong tích của kinh Phật kể rằng, một đệ tử Phật khi đang thiền thì gặp vong hồn quỷ đói. Con quỷ này bảo rằng nếu không cứu đói nó thì nó sẽ không luân hồi được và hại chết người để được đầu thai. Chính vì thế, Phật liền soạn ra một bài kinh để mở đường, dẫn lối siêu thoát cho quỷ dữ, để chúng không gây hại cho bá tánh trên thế gian.
Một mâm cúng cô hồn tháng 7 (Ảnh:Internet)
Về sau, dân gian hiểu rộng ra thành lệ cúng và cầu phúc cho vong nhân nói chung. Lễ cúng dần dần thành xá tội vong nhân - thể hiện lòng kính trọng, vị tha của người còn sống đối với những người đã khuất, dẫu cho những hành động quá khứ lỗi lầm xưa kia...
Cũng trong tháng 7, người ta thường truyền tai nhau về 18 điều cấm kỵ như: không để chuông gió trước đầu giường, đi đêm không được gọi tên thật, không được chụp ảnh buổi tối... Cũng không ít người quan niệm rằng tháng này đen đủi, không nên dựng nhà, sửa cửa, đám cưới...
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng những quan niệm này chưa được bất kỳ khoa học nào chứng minh là đúng. "Mọi người có thể có đức tin song không nên sa đà vào mê tín. Nhiều khi chính sự sa đà sẽ khiến họ vuột mất cơ hội tốt", GS. TS Phạm Đức Dương, chuyên gia về Ngôn ngữ dân tộc và Đông Nam Á học chia sẻ.
Theo Trân Trân / Trí Thức Trẻ
Mai Quốc Huy hối hận vì từng làm tổn thương mẹ Nam ca sĩ hải ngoại vừa tung ca khúc "Chín tháng mười ngày" dành tặng đấng sinh thành nhân dịp Vu lan như món quà báo hiếu. Ngồi trên máy bay ra Hà Nội, Mai Quốc Huy chợt nghe câu: "Chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau. Nơi khô con nằm, chỗ ướt mẹ lăn". Anh rơi nước mắt khi liên tưởng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bị phản ánh trừng mắt với bệnh nhân, bệnh viện nói do nhân viên bị chứng lồi mắt

Dùng mánh khóe 'né' ùn tắc, người đi xe máy ở Hà Nội ngẩn người vì bị phạt 5 triệu

Liên tục xảy ra tai nạn trước khu vực trạm trung chuyển rác Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức

Làm ở nhà hàng, nữ sinh tố bị đồng nghiệp đánh khi nhận tip 500.000 đồng

Vụ mặt đất nứt nẻ, bùn phun trào: Đã từng xảy ra cách đây 46 năm

Thông tin "suất cơm bán trú có vài lát chả, ít rau": Hiệu trưởng lên tiếng

Ba người tử vong khi nạo vét giếng

Bộ Y tế: Truy xuất nguồn gốc thực phẩm bếp ăn khiến 33 người ở Đồng Tháp đau bụng, nôn

Tài xế vái lạy, van xin vẫn bị đập ô tô ở TPHCM

59 người chóng mặt, buồn nôn phải vào viện sau khi ăn cỗ cưới

Mặt đất nứt nẻ, bùn màu vàng phun trào ở Phú Yên

Cứu người nhảy sông, phát hiện thêm thi thể dưới cầu ở TPHCM
Có thể bạn quan tâm

Ngày mừng nhà mới, em gái đưa tờ di chúc, đọc xong mà tôi ú ớ 1 câu rồi nằm vật ra giường, lúc tỉnh dậy đã trong bệnh viện
Góc tâm tình
12:02:56 09/04/2025
Bắt giữ người đi xe máy chặn đầu ô tô, nhặt gạch đá đập vỡ kính
Pháp luật
11:40:50 09/04/2025
Nhiều du học sinh tại Mỹ bị tước thị thực
Thế giới
11:36:29 09/04/2025
Jennie gây tranh cãi khi ngày càng ăn mặc hở bạo, gợi cảm
Phong cách sao
11:32:21 09/04/2025
Declan Rice đi vào lịch sử sau khi giúp Arsenal thắng 3-0 trước Real Madrid
Sao thể thao
11:18:47 09/04/2025
"Đi đủ Về đủ": Đoạn clip 110 chiến sĩ Việt Nam bước xuống máy bay khiến hàng triệu người xúc động
Netizen
11:16:27 09/04/2025
2 tháng sau khi Từ Hy Viên qua đời: Gia đình ngày càng suy sụp, chồng cũ giàu gấp bội, gấp rút cưới vợ mới
Sao châu á
11:15:23 09/04/2025
Quỳnh Lương lộ tình trạng hiện tại với Tiến Phát sau khi thừa nhận không còn ở quê chồng
Sao việt
11:12:13 09/04/2025
7 cách tẩy da chết toàn thân bằng nguyên liệu tự nhiên
Làm đẹp
11:05:20 09/04/2025
Thị trấn chứa 72.000 tấn kim cương: Tại sao hơn 1.100 năm mà không ai khai thác?
Lạ vui
11:03:29 09/04/2025