Những hình ảnh về vụ bắt giữ 2 nữ cán bộ Eximbank trưa nay
Sáng nay 26.3, Bộ Công an bất ngờ khám xét chi nhánh Eximbank ở Quận 1, TP.HCM, thu nhiều tài liệu, chứng từ; đồng thời, áp giải 2 nữ cán bộ chi nhánh này khỏi trụ sở trên chiếc xe của Bộ Công an.
Nhiều phóng viên có mặt tại trụ sở Eximbank Q.1 từ sáng sớm (Ảnh: Quốc Hải)
Khoảng 10h sáng, Cơ quan CSĐT Bộ Công an bất ngờ tiến vào chi nhánh Eximbank ở Quận 1, TP.HCM. Tại đây, cơ quan CSĐT đọc lệnh khám xét, yêu cầu tất cả những người có mặt không được di chuyển. Phía bên ngoài, hàng chục phóng viên các báo đài chờ thông tin chính thức từ nhà chức trách.
Đông đảo cán bộ Eximbank và phóng viên chờ kết quả trong sảnh ngân hàng
Đến 12h, các cán bộ Eximbank đã mời tất cả các cơ quan báo chí vào trụ sở này để chờ làm việc.
Xe Bộ Công an ập vào trụ sở Eximbank lúc 12h50 phút
Đến 12h50, xe chuyên dụng của Bộ Công an đã tiếp cận trụ sở. Từ tầng hầm tòa nhà chi nhánh Eximbank, có 2 nữ cán bộ đã được đưa lên xe, sau đó xe này nhanh chóng di chuyển khỏi hiện trường.
Video đang HOT
Đông đảo phóng viên có mặt tiếp cận tầng hầm tòa nhà
Áp giải 2 nữ cán bộ ra xe
Cùng nhiều tài liệu, giấy tờ…
Nước mắt đã rơi trên gương mặt nhiều cán bộ nhân viên Eximbank
Trước đó, Bộ Công an cũng ra quyết định truy nã đối với ông Lê Nguyễn Hưng (46 tuổi, ngụ Bình Dương), nguyên Phó Giám đốc Eximbank chi nhánh TP.HCM về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ông Hưng bắt đầu làm việc tại Eximbank từ tháng 12.1991, sau khi Eximbank thành lập được hơn 2 năm và là một trong những người làm việc lâu năm nhất tại Eximbank hiện nay với thâm niên 26 năm, trải qua nhiều vị trí công tác tại hội sở.
Ông Hưng giữ vị trí Phó Giám đốc chi nhánh Eximbank TP.HCM gần 10 năm.
Theo cơ quan điều tra, ông Hưng đã có hành vi gian dối, chiếm đoạt 245 tỷ đồng mà một khách hàng VIP gửi tại ngân hàng Eximbank – chi nhánh TP.HCM.
Cụ thể, đại gia thủy sản Chu Thị Bình là khách hàng VIP, thường xuyên giao dịch với ngân hàng Eximbank – chi nhánh TP.HCM. Sau đó bà có gửi tiết kiệm số tiền lớn tại đây.
Giai đoạn từ năm 2014 đến cuối năm 2016, lợi dụng sự tin tưởng của bà Chu Thị Bình trong việc ủy quyền giao dịch tiền gửi tiết kiệm, ông Hưng cùng thuộc cấp nhiều lần đến nhà riêng của nữ đại gia để thực hiện các khoản tất toán theo kỳ hạn gửi.
Thực tế, ông Hưng đã làm giả 1 số giấy tờ hoặc là tạo các giấy tờ có chữ ký khống của bà B nhằm rút tiền từ các sổ tiết kiệm của bà này.
Giai đoạn tháng 2.2017, ông Hưng bất ngờ xin nghỉ việc tại ngân hàng Eximbank và xuất cảnh ra nước ngoài. Bà Chu Thị Bình nghi ngờ nên kiểm tra số dư ở các sổ tiết kiệm thì tá hỏa khi phát hiện 245 tỷ đồng tiền gửi của bà đã “bốc hơi”.
Bà Chu Thị Bình đã làm việc với phía ngân hàng Eximbank, đồng thời gửi đơn tố cáo đến Cơ quan CSĐT Bộ Công an phía Nam. Phía ngân hàng Eximbank cũng có tố giác ông Hưng đến Bộ Công an.
Đến nay cơ quan công an xác định, ông Hưng lợi dụng việc bà Chu Thị Bình ký khống các giấy ủy quyền để điền tên 3 người khác vào rồi chỉ đạo cấp dưới xác nhận các giao dịch không đúng quy định, chi trả tiền không “chính chủ” nhằm chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng của bà Bình.
3 người được ủy quyền “khống” này gồm: bà Nguyễn Thị Hồng Lê (là người thân với vợ của ông Hưng), ông Nguyễn Minh Huân và 1 người chưa rõ lai lịch.
Từ cơ sở điều tra sơ bộ, Văn phòng cơ quan CSĐT ( C44) – Bộ Công an đã khởi tố vụ án, phát lệnh truy nã đối với ông Hưng về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo Danviet
Chiêu trò lừa đảo vụ cán bộ Eximbank ôm hơn 245 tỷ đồng của khách
Ngày 23.2, Cơ quan Cảnh sát điều tra phía Nam (C44B - Bộ Công an) cho biết đã hoàn tất kết luận điều tra vụ "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" với số tiền hơn 245 tỷ đồng xảy ra tại Ngân hàng Eximbank chi nhánh TP.HCM. Và vấn đề ngân hàng hoàn t
Ông Lê Nguyên Hưng, Phó giám đốc Eximbank (chi nhánh TPHCM). Ảnh nguồn Báo Thanh Niên
Cụ thể, năm 2007, bà Bình, gửi tiết kiệm một số tiền lớn nên được ngân hàng này chăm sóc theo tiêu chuẩn khách hàng đặc biệt (VIP). Ông Lê Nguyên Hưng - Phó Giám đốc chi nhánh ngân hàng trên là người đứng ra thực hiện các giao dịch với bà Bình. Nhiều lần ông Hưng cùng nhân viên của Eximbank có đến nhà của bà Bình trình bày những khoản đã tất toán dựa theo kỳ hạn gửi.
Tuy nhiên, ông Hưng tự ý làm giả ủy quyền của bà Bình để rút tiền từ tài khoản chưa đến hạn tất toán của bà Bình rồi gửi vào tài khoản đã đến hạn tất toán. Giấy ủy quyền của bà Bình ủy quyền cho 2 cá nhân có tên là Nguyễn Thị Hồng Lê và Nguyễn Minh Huân nhưng bà Bình không biết hai người này.
Với thủ đoạn trên, ông Hưng chiếm đoạt hơn 245 tỷ đồng của bà Bình. Theo kết quả điều tra giai đoạn 1 của cơ quan công an thì hành vi lừa đảo của ông Hưng xảy ra từ năm 2014 đến 2017. Khi vụ việc bị phát giác, ngân hàng Eximbank đã chủ động gặp bà Bình để tìm hướng tháo gỡ và cũng chính nhà băng này tố cáo ông Hưng với C44.
Ông Lê Văn Quyết - Giám đốc Exinbank cho biết: "Ông Hưng đã trốn và bị phát lệnh truy nã quốc tế. Ngoài ra, qua giám định của C44 thì chữ ký của người ủy quyền do chị Bình ký sẵn là có thật còn người được ủy quyền có cái chữ ký thật nhưng cũng có cái chữ ký không thật. Hội đồng quản trị cũng đã họp và tìm hướng giải quyết vụ việc. Quan điểm ngân hàng là kinh doanh trên uy tín nên quyền lợi hợp pháp của khách hàng phải đảm bảo. Tuy nhiên, mới là kết luận từ cơ quan công an nên chưa thể giải quyết yêu cầu sớm trả lại tiền của bà Bình mà cần phải có phán quyết từ toà án".
Theo Tiến sĩ Doãn Hữu Tuệ - chuyên gia tài chính ngân hàng: "Đòi được tiền không dễ. Bị hại không dễ đòi được tiền ngay vì phải theo quy định nhất định của pháp luật. Phía Ngân hàng Eximbank cho rằng khi nào có phán quyết của tòa án thì mới có trách nhiệm chi trả. Tôi cho rằng đây là cách làm đúng của ngân hàng bởi rõ ràng, khi bị mất tiền thì bị hại sẽ gửi đơn ra tòa án để đòi, đây không chỉ đơn thuần là trách nhiệm của ngân hàng mà còn liên quan đến việc tính toán như thế nào. Chỉ có tòa án mới tính toán và phán quyết theo quy định của pháp luật. Do đó Eximbank phải chờ phán quyết của tòa án là vì vậy".
Cũng theo Tiến sĩ Tuệ, đây là giao dịch dân sự, khi bị hại gửi đơn ra tòa án để đề nghị phán xét, phía ngân hàng cũng không từ chối trách nhiệm bồi thường. Nếu 2 bên thương lượng được thì không cần đến tòa án; nhưng khi hai bên không thể "ngồi lại với nhau" thì tòa án là cơ quan phán xử.
Còn việc đòi được tiền nhanh hay chậm lại là chuyện... hên xui, vì theo quy định của tòa án thì phải theo trình tự, trong khi đây lại là số tiền lớn nên cần phải có thời gian. Nếu Hội đồng quản trị Eximbank quyết thực hiện việc chi trả đó, nhưng trong quá trình chi trả nếu có chuyện gì xảy ra thì sẽ gây khó khăn trong việc giải quyết thuế, nghĩa vụ của nhà nước... nên cơ sở để trả tiền cho bị hại chỉ có thể do tòa án quyết định.
Cũng về vấn đề trên, luật sư Nguyễn Kiều Hưng - Đoàn Luật sư TP.HCM lại cho rằng ngân hàng phải có trách nhiệm trả tiền cho bị hại. Quan điểm các chuyên gia khác nhau như vậy nên cách hợp lý nhất có lẽ là một phán xử của tòa án.
Theo Đình Du - Uyên Phương (Tiền Phong)
Chuyển 4 vụ có dấu hiệu hình sự tại Tập đoàn TKV sang Bộ Công an Qua thanh tra tại Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) và một số đơn vị thành viên, Thanh tra Chính phủ đã chuyển hồ sơ 4 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự tới Bộ Công an để tiếp tục điều tra, làm rõ. Tại kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật trong quá...