Những hình ảnh từng gây chấn động về vụ trấn áp Thiên An Môn
Ngày này 25 năm trước, quảng trường Thiên An Môn của Trung Quốc đã chứng kiến cuộc trấn áp gây nhiều đổ máu, khi nhiều xe tăng, binh lính được triển khai giải tán sinh viên biểu tình. Đạn thật cũng được sử dụng trong các vụ trấn áp này.
Ngày 4/6, Trung Quốc đánh dấu dịp kỷ niệm 25 năm vụ trấn áp những người biểu tình ủng hộ dân chủ, vốn kết thúc trong đụng độ đẫm máu.
Theo BBC, những người biểu tình khi đó muốn cải cách chính trị, nhưng lệnh trấn áp đã được phát đi sau khi những người theo tư tưởng cứng rắn thắng thế trong giới cầm quyền Trung Quốc.
Giới chức Trung Quốc xem vụ biểu tình năm 1989 là nổi loạn, phản cách mạng. Tuy nhiên, tại Hồng Kông và Đài Loan, hàng nghìn người đã xuống đường để tuần hành tưởng nhớ sự kiện này.
Trong nhiều tuần trước dịp lễ kỷ niệm năm nay, giới chức Trung Quốc đã bắt giữ nhiều luật sư, phóng viên và nhà hoạt động. Tổ chức nhân quyền Ân xã quốc tế cho biết 66 người đã bị bắt giữ, thẩm vấn hoặc mất tích.
Những từ khóa tìm kiếm liên quan đến vụ trấn áp năm 1989 và biểu tình đã bị kiểm duyệt, trong khi truy cập vào trang web tìm kiếm Google tại Trung Quốc có vẻ đã bị chặn.
Người thân của những người biểu tình bị giết hại trong cuộc trấn áp được phép tới thăm mộ của những người thân nhưng có cảnh sát đi kèm.
Một số hình ảnh về cuộc trấn áp tại Thiên An Môn ngày 4/6 của 25 năm về trước:
Các cuộc biểu tình bắt đầu nổ ra vào tháng 4/1989, sau khi Tổng bí thư đảng Cộng Sản Trung Quốc khi đó là ông Hồ Diệu Bang qua đời.
Rất nhiều người Trung Quốc khi đó xem ông Hồ Diệu Bang là một nhà cải cách. Ông nhận được sự ủng hộ rộng rãi trong giới sinh viên, những người muốn chính phủ tiếp tục các chính sách theo hướng thị trường và tăng cường dân chủ.
Sau lễ tang chính thức cấp nhà nước của ông Hồ, khoảng 100.000 sinh viên đã tụ tập tại quảng trường Thiên An Môn.
Một bài bình luận chống biểu tình trên tờ Nhân dân nhật báo ngày 26/4 càng khiến các sinh viên giận dữ
Đến ngày 13/5, một cuộc tuyệt thực đã được tổ chức, và số người tham gia biểu tình lên tới khoảng 300.000 người.
Video đang HOT
Ngày 20/5, chính quyền Bắc Kinh tuyên bố tình trạng thiết quân luật.
Quân đội Trung Quốc đã tiến vào Bắc Kinh, nhưng sau đó vài ngày buộc phải rút lui. Những người biểu tình thậm chí còn diễn thuyết cho các binh sỹ, đề nghị họ sang tham gia hàng ngũ của mình.
Cho dù có thời điểm đám đông biểu tình bị phân tán và không có thủ lĩnh rõ ràng, các sinh viên và những người ủng hộ họ vẫn chiếm giữ được Thiên An Môn.
Họ thậm chí còn dựng lên một bức tượng cao 10m, giống tượng Nữ thần tự do tại Mỹ ngay trên quảng trường này.
Đến đầu tháng 6, các binh sỹ bắt đầu tiến vào giải tán đám đông tại quảng trường. Người biểu tình phản kháng lại lực lượng chức năng
Hầu hết người biểu tình không có vũ khí, nhưng một vài người mang theo gạch đá và một số vũ khí khác. Trong ảnh, những người biểu tình cầm gạch đá, đứng trên một xe quân sự của chính phủ gần đại lộ Chang’an tại Bắc Kinh, sáng sớm ngày 4/6/1989.
Đoàn xe tăng hùng hậu trước giờ tiến vào từ cổng Đông Bắc của Thiên An Môn, sáng 4/6
Bạo lực đã nổ ra sau đó. Trong ảnh, một sinh viên đã dựng rào chắn trước một chiếc xe quân sự đang bị cháy sau khi lao qua những dòng người biểu tình xếp hàng sáng sớm ngày 4/6. Một binh sỹ chính phủ thoát ra từ chiếc xe đã bị người biểu tình giết chết. Hàng trăm người đã thiệt mạng trong sáng sớm 4/6, khi các binh sỹ dùng súng bắn đạn thật mở đường tiến vào chiếm lại quảng trường.
Một đoàn xe quân sự bị đốt cháy trong cuộc đụng độ giữa quân đội Trung Quốc và người biểu tình sáng 4/6
Người dân Bắc Kinh quan sát những chiếc xe quân sự bị đốt cháy
Theo con số thống kê chính thức, 241 người đã thiệt mạng
Nhưng có nhiều con số khác cho thấy hàng nghìn người đã chết. Dù vậy không ai xác nhận con số này. Nhiều người thiệt mạng bên ngoài quảng trường, khi các binh sỹ bắn vào người biểu tình.
Rất nhiều người đã bị thương
Bức ảnh mang tính biểu tượng về cuộc trấn áp, khi một người đàn ông chặn trước một đoàn xe tăng của chính phủ đang hướng về phía Đông đại lộ Cang’an của Bắc Kinh trên quảng trường Thiên An Môn ngày 5/6. Người này đã kêu gọi chấm dứt bạo lực và đổ máu chống lại những người biểu tình ủng hộ dân chủ. Ông đã được những người khác kéo ra và các xe tăng tiếp tục hành trình.
Đến nay vẫn không ai biết người đã chặn đoàn xe tăng sau đó ra sao và danh tính là ai. Trong bức ảnh là một góc chụp khác, khi người này (thứ hai từ trái sang) đứng sẵn chờ đoàn xe tăng tới.
Hàng chục nghìn người đã bị bắt sau biểu tình. Xe tăng vẫn xuất hiện trên đường phố Bắc Kinh sáng ngày 7/6.
Các sinh viên đưa một người bị thương đi cấp cứu
Đến tận ngày 12/6/1989, người dân Bắc Kinh vẫn thấy xe tăng đậu gần quảng trường Thiên An Môn
Bất chấp sự ngăn cản tại đại lục, nhiều người Trung Quốc tại Hồng Kông năm nay vẫn tuần hành để tưởng nhớ sự kiện này.
Theo Dantri
Những "đêm trắng" vì Hoàng Sa
23 giờ ngày 31-5, tàu Kiểm ngư KN-629 rời cầu cảng Nhà máy X.50 (Tổng công ty Sông Thu) ra khơi làm nhiệm vụ.
Trước khi trở lại Hoàng Sa cùng đồng đội, thuyền trưởng Tống Trần Thiện nói với tôi: "Tàu tôi mới vào bến lúc 8 giờ sáng ngày 30-5 với tình trạng nhiều bộ phận hư hỏng nặng. Vậy mà chưa đầy 2 ngày, tàu đã được sữa chữa "lành lặn". Một kỷ lục về thời gian sửa chữa. Một thái độ làm việc tuyệt vời!".
Tàu KN-629 có mặt tại vùng biển Hoàng Sa từ những ngày đầu Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Bao ngày đấu trí để khẳng định chủ quyền của Tổ quốc, tàu của anh bị hết tàu hải giám rồi hải cảnh của Trung Quốc đâm húc, phun vòi rồng với áp suất lớn, mặc dù anh và các thuyền viên hết sức né tránh và kiềm chế.
"Con tuấn mã" xông pha dọc ngang trên biển đã bị trọng thương phải nhập "viện" X.50: Be mạn phải boong chính bị rách 10 mét; thủng dưới vạch mớn nước; móp méo khu vực buồng hành trình... Các cán bộ, kỹ sư, công nhân nhà máy làm quần quật suốt ngày đêm không nghỉ, với cường độ cao nhất, bảo đảm chất lượng tốt nhất để KN-629 sớm trở về với chi đội bảo vệ vùng biển Tổ quốc.
Phân xưởng vỏ tàu đang sửa chữa tàu KN-629
Chưa bao giờ, nhịp điệu làm việc của cán bộ, công nhân nhà máy X.50 lại khẩn trương như trong những ngày này. Mặc cho nắng như đổ lửa, nhiệt độ lên tới 40 độ C, mọi người hối hả lao vào việc quên cả thời gian. Bí thư Đảng ủy nhà máy Lê Văn Lưu cho tôi hay rằng, từ ngày 18-5 đến nay, tần suất tàu Kiểm ngư, Cảnh sát biển và của ngư dân vào sửa chữa cao, thời gian lại gấp. Vì vậy, ban giám đốc nhà máy phải huy động tối đa lực lượng một cách hợp lý để làm việc trên các con tàu. Không có ngày thứ Bảy, Chủ nhật. Không có thời gian nghỉ trưa. 6 giờ bắt tay vào việc, có tổ làm đến 4 giờ sáng hôm sau. Nuôi quân, phụ nữ, quân y được điều động lo cơm nước cho thợ sửa chữa. Ban giám đốc nhà máy điều hành tại chỗ để thúc đẩy tiến độ nhanh nhất. Trắng đêm cùng với các con tuấn mã trên biển, mọi người mong sớm bàn giao cho các chủ tàu kịp trở lại vùng biển chủ quyền của Tổ quốc.
Anh Lưu nói rằng, việc sửa chữa tàu hư hỏng như hiện nay lúc bình thường kéo dài cả tuần, nay tối đa cho phép chỉ 36 tiếng đồng hồ, có tàu chỉ 12 tiếng. Nghĩa là sáng vào cảng, chiều đã ra khơi. Anh cũng cho tôi biết thêm là mấy chục con tàu vào sửa chữa rồi ra khơi làm nhiệm vụ chưa tàu nào trở về sửa chữa lần thứ hai. Điều đó khẳng định chất lượng công việc của nhà máy, mặt khác cho thấy lực lượng Kiểm ngư, Cảnh sát biển của chúng ta ngày càng trưởng thành, mưu trí, dũng cảm tránh né những hành động hung hãn, ngang ngược của tàu Trung Quốc.
Tàu Kn - 703 đã sửa chữa xong, chuẩn bị ra khơi
Tôi theo anh Nguyễn Ngọc Dĩnh, Trưởng phòng Kế hoạch sản xuất ra cầu cảng nhà máy, nơi các con tàu đang neo đậu để sửa chữa. Dưới cái nắng chang chang, kỹ sư, thợ sửa chữa vẫn miệt mài làm việc. Anh Dĩnh kể, ngoài trời nắng nóng, nhưng còn gió thoáng, còn thợ hàn làm việc ở trong khoang máy phải chịu nhiệt độ đến 41, 42 độ C, lại oi bức, ngột ngạt nữa. Nhưng chưa một ai xin nghỉ. Sửa chữa tàu đòi hỏi phải khẩn trương nhưng nhịp nhàng, khoa học vì có nhiều bộ phận cùng tham gia. Như tàu KN-630 bị tàu Trung Quốc đâm có chủ định vào khoang máy làm vỡ kính buồng hành trình; nước biển do vòi rồng tàu Trung Quốc phun vào gây chập điện; loa phát thanh, ra-đa hỏng, móp méo; máy điều hòa, các thiết bị thông tin liên lạc cũng bị hỏng hoàn toàn... Các bộ phận kỹ thuật phải làm việc ăn khớp nhau dưới sự chỉ đạo chung của Ban giám đốc và chỉ huy các tàu.
Hối hả, nhịp nhàng ngày và đêm
Quản đốc phân xưởng vỏ tàu, anh Lê Hữu Duẩn, người mảnh khảnh nhưng sức làm việc dẻo dai. Duẩn điều hành tốp thợ của mình "vá" lại be mạn phải cho tàu KN-629. Anh nói, anh em phân xưởng vỏ tàu thường làm việc từ 6 giờ sáng hôm nay đến 1, 2 giờ sáng ngày hôm sau. Anh em thay nhau làm, ăn nghỉ tại chỗ. Mệt, vất vả nhưng vui, vì được vinh dự đóng góp một phần nhỏ cho việc giữ gìn chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Phân xưởng của Lê Hữu Duẩn có rất nhiều tấm gương lao động không kể ngày đêm như: Võ Tá Hải, Phan Thanh Bằng, Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Khắc Tiến...
Trời tối nhanh. Ngoài xa, cảng Tiên Sa đã lên đèn. Cửa vịnh Đà Nẵng lung linh, huyền ảo hắt bóng bởi ánh sáng trên các tàu du lịch, tàu đánh cá. Nhưng tôi biết, đêm nay sẽ lại là một "đêm trắng" của các anh, chị nhà máy X.50. Bởi chiều nay, có 2 con tàu Kiểm ngư mới cập cầu cảng chờ sửa chữa.
Theo ANTD
Quốc hội bàn việc đầu tư 16.000 tỷ đồng cho cảnh sát biển, kiểm ngư Sáng nay, 2-6, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2013; phương án cân đối ngân sách năm 2013 và triển khai kế hoạch những tháng đầu năm 2014. Từ những căng thẳng trên biển Đông thời gian gần đây,...