Những hình ảnh sinh động nhất giúp mẹ bầu mường tượng ra thai nhi lớn lên đã chèn ép lên cơ quan nội tạng như thế nào
Thai nhi đang lớn lên như thế nào và tao nên những thay đổi như thế nào trong cơ thể người mẹ là điều khiến nhiều mẹ bầu rất quan tâm.
Tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu tiên)
Hầu như trong 3 tháng đầu, không có nhiều thay đổi trong tử cung. Sau 3 đến 4 tháng mang thai, thai nhi lớn lên khiến tử cung to bằng quả bưởi. Khi tử cung phát triển, nó từ từ gây chèn ép lên bàng quang và trực tràng, khiến mẹ bầu muốn đi tiểu nhiều hơn.
Tam cá nguyệt thứ hai (tháng thứ 4 đến tháng thứ 7)
Lúc này, tử cung sẽ tăng lên đáng kể. Chiều cao tử cung của bà bầu đã lên tới khoảng 25 cm. Thai nhi lớn lên sẽ gây áp lực lên khoang chậu, gây đau lưng và bệnh trĩ ở bà bầu.
Tam cá nguyệt thứ 3 (tháng thứ 8 đến tháng thứ 10)
Trong giai đoạn này, mẹ bầu sẽ cảm thấy bụng của họ như đang tụt xuống. Đến khoảng thời gian này, thai nhi đã tiếp cận phần xương chậu của người mẹ. Khi đủ ngày, đủ tháng, mẹ bầu sẽ cảm thấy đau bụng và tử cung sẽ co thắt, quá trình chuyển dạ bắt đầu.
Bụng bầu càng lớn, các cơ quan nội tạng càng chịu nhiều áp lực. Sau khi sinh con, tử cung sẽ trở lại trạng thái ban đầu, các cơ quan nội tạng cũng phải thời gian để ổn định vị trí.
Những vấn đề sức khỏe mà các bà bầu thường gặp phải
Nghén
Những biểu hiện phổ biến nhất trong thời kỳ đầu của thai kỳ là nôn mửa, đau lưng và yếu ớt. Một số phụ nữ mang thai có thể lực tốt hơn có phản ứng nghén trong thời gian ngắn hơn trong khi một số khác có thể bị nghén trong 5 đến 6 tháng hoặc lâu hơn.
Thường xuyên đi tiểu
Video đang HOT
Như đã nói ở trên, tử cung phát triển, chèn ép vào bàng quang, gây đi tiểu thường xuyên hơn. Một ngày, một mẹ bầu có thể đi vệ sinh hơn 20 lần và sẽ thường xuyên phải thức dậy vào ban đêm để đi tiểu.
Bệnh trĩ
Nhiều mẹ bầu sẽ bị bệnh trĩ, táo bón đến tận khi sinh nở.
Rạn da
Những vết rạn da dài sẽ làm nhiều mẹ bầu cảm thấy tự ti. Nhiều mẹ bầu bị rạn ngực, mông, chân, cánh tay…Những vết rạn này có thể bị mờ đi nhưng không bao giờ biến mất.
Phù
Phù cũng là một triệu chứng phổ biến khi mang thai. Đôi khi khi bạn thức dậy vào buổi sáng hoặc đi ngủ vào ban đêm, bạn sẽ thấy tay và chân của mình bị sưng rất nghiêm trọng. Và cân nặng của bạn cũng tăng lên đáng kể.
Quỳnh Trang
Theo Sohu/emdep
6 triệu chứng khó chịu nhất trong tam cá nguyệt thứ 3 và lời khuyên của chuyên gia dành cho mẹ bầu
Tam cá nguyệt thứ 3 là giai đoạn mẹ bầu trở nên nặng nề và mệt mỏi nhiều hơn. Hãy lắng nghe ý kiến chuyên gia để vượt qua những tháng cuối thai kì này một cách an toàn và thoải mái mẹ nhé.
Bất cứ người phụ nữ nào khi mang thai cũng đều khá quen thuộc với tên gọi tam cá nguyệt để chỉ tên gọi các quãng thời gian trong quá trình mang thai. Một chu kỳ mang thai của mẹ sẽ kéo dài 40 tuần và được chia làm 3 giai đoạn bao gồm: tam cá nguyệt thứ nhất: giai đoạn 13 tuần đầu tiên của thai kỳ; tam cá nguyệt thứ hai: giai đoạn 13 tuần tiếp theo; tam cá nguyệt thứ ba: giai đoạn cuối cùng. Trong đó tam cá nguyệt thứ 3 là giai đoạn "nước rút" chuẩn bị cho cuộc vượt cạn đầy thử thách của cả mẹ và bé. Đây được xem là giai đoạn an toàn nhưng cũng khá nhạy cảm vì mẹ bầu có thể gặp bất cứ nguy hiểm nào ảnh hưởng tới sự ra đời của thai nhi.
Tam cá nguyệt thứ 3 là giai đoạn "nước rút" để chuẩn bị cho cuộc vượt cạn đầy thử thách của cả mẹ và bé (Ảnh minh họa).
Ngoài sưng phù, đau nhức, các mẹ còn đối mặt với triệu chứng mệt mỏi, mất ngủ, són tiểu và trĩ khi mang thai. Mặc dù các cơn ốm nghén của tam cá nguyệt đầu tiên đã dứt hẳn, nhưng 3 tháng cuối thai kỳ cũng không thoải mái là mấy. Mẹ hãy cùng tìm hiểu 6 triệu chứng thường gặp trong kỳ tam cá nguyệt thứ 3 cùng những lời khuyên hữu ích của bác sĩ Christopher Chong, chuyên gia kiêm cố vấn sản-phụ khoa (Bệnh viện Gleneagles, Singapore) trong bài viết dưới đây để có thêm kiến thức cho thai kỳ luôn khỏe mạnh các mẹ nhé.
1. Thường xuyên mất ngủ
Theo bác sĩ Chong, có rất nhiều nguyên nhân gây mất ngủ ở phụ nữ mang thai đặc biệt trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Có thể kể đến một số nguyên nhân điển hình như sự thay đổi về hormone trong cơ thể người mẹ tác động đến nhiều cơ quan trong cơ thể và từ đó dẫn đến mất ngủ. Ngoài ra còn có căng thẳng, lo lắng trước khi sinh, cảm giác khó chịu do sưng phù, chuột rút, khó thở, ợ nóng, chứng đi tiểu nhiều lần.
Bác sĩ khuyên mẹ bầu thực hiện động tác thiền để giúp giảm cảm giác đau nhức và dễ ngủ hơn. Nếu mẹ khó ngồi thẳng, hãy thử nằm ngửa, nhắm mắt lại và hít thở sâu. Với hai chân bị sưng phù, mẹ hãy đặt chân cao hoặc kê thêm gối để giảm đau. Mẹ bầu cũng cần đảm bảo loại bỏ các yếu tố có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ trong phòng. Ngoài ra, mẹ có thể nghe những bản nhạc êm dịu hoặc sử dụng tiếng ồn trắng cũng có tác dụng giúp cho giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Động tác thiền để giúp giảm cảm giác đau nhức và dễ ngủ hơn (Ảnh minh họa).
2. Đi tiểu nhiều lần, són tiểu
Trong tam cá nguyệt cuối cùng này, tử cung ngày càng lớn tạo ra áp lực lên bàng quang của người mẹ khiến cho mẹ bầu phải đi tiểu nhiều lần hơn trong ngày. Trong lượng của em bé cũng tăng lên và di chuyển xuống vùng xương chậu để chuẩn bị chào đời nên cũng làm tăng tần suất đi tiểu cho người mẹ. Thậm chí có mẹ khó kiểm soát được tiểu tiện nên bị són tiểu.
Chuyên gia khuyên mẹ bầu hãy uống đủ nước mỗi ngày, ăn thức ăn giàu chất xơ, tránh đồ uống chứa cafein, trà, nước ngọt bởi tác dụng lợi tiểu của chất này có thể khiến tình trạng són tiểu trầm trọng hơn.
Mẹ nên tránh đồ uống chứa cafein, trà, nước ngọt (Ảnh minh họa).
3. Cơ thể sưng phù
Ba tháng cuối thai kì mẹ bầu chủ yếu bị sưng phù mắt cá chân, bàn chân, thậm chí đôi khi có thể ở xung quanh mặt và bàn tay. Nguyên nhân là do gia tăng và tích tụ chất lỏng trong các mô khi mà lượng máu và các chất lỏng khác trong cơ thể sẽ tăng thêm đáng kể để đáp ứng các nhu cầu phát triển của thai nhi. Hai bầu ngực mẹ cũng phát triển to lên để sẵn sàng tiết sữa nuôi bé sau khi chào đời. Tuy nhiên, phù nề quá mức có thể là dấu hiệu của chứng tiền sản giật và có thể khá nghiêm trọng. Mẹ có thể nhận biết khi thấy huyết áp tăng cao, hàm lượng protein bất thường trong nước tiểu.
Chuyên gia Chong khuyên mẹ bầu hãy lưu ý theo dõi tình trạng sưng phù của mình. Để giảm đau nhức, mẹ hãy kê chân cao lên chiếc hộp hoặc dụng cụ kê nếu phải ngồi làm việc trong thời gian dài. Ngoài ra, cân nhắc chế độ ăn uống lành mạnh cho phụ nữ mang thai, tạo thói quen tập thể dục nhẹ nhàng, di chuyển qua lại để giúp cải thiện lưu thông máu và giảm tích nước, mặc áo ngực phù hợp có khả năng hỗ trợ tốt để không tạo thêm áp lực lên lưng do bị tăng cân.
Kê cao chân, tập thể dục nhẹ nhàng giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm bớt hiện tượng sưng phù trong 3 tháng cuối thai kì (Ảnh minh họa).
4. Cảm giác đói bụng tăng lên
Em bé trong bụng mẹ ngày một lớn lên và đặc biệt với giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, thai nhi phát triển nhanh chóng và có nhu cầu dinh dưỡng lớn hơn. Việc thay đổi hormone trong khi mang thai cũng làm mẹ bầu có cảm giác thèm ăn, đói bụng liên tục và lúc nào cũng có cảm giác bụng mình đang trống rỗng.
Việc tuân thủ chế độ ăn uống cân bằng và tập các bài thể dục phù hợp sẽ giúp mẹ bầu tránh được các vấn đề sức khỏe như tiểu đường thai kỳ và cao huyết áp. Bác sĩ Chong khuyên nên chia nhỏ bữa ăn thay vì ăn ba bữa chính trong ngày để giúp xua đi cảm giác đói bụng và dạ dày không bị đầy hơi, quá tải. Việc ăn chậm nhai kỹ cũng giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Chuyên gia khuyên nên chia nhỏ bữa ăn thay vì ăn ba bữa chính trong ngày để giúp xua đi cảm giác đói bụng và dạ dày không bị đầy hơi, quá tải (Ảnh minh họa)
5. Mệt mỏi, đau nhức khắp cơ thể
Ba tháng cuối thai kì, trọng lượng người mẹ tăng lên đáng kể tạo thêm áp lực lên lưng, cổ và vai khiến mẹ bầu càng thêm đau mỏi. Những cơn đau nhức này có thể khiến người mẹ mất ngủ. Bác sĩ Chong cho biết thêm, việc cơ thể tích nước có thể làm cho tình trạng sưng đau khớp trầm trọng hơn ví dụ như cổ tay.
Tập thể dục là một cách hiệu quả chuyên gia khuyên mẹ bầu. Một số bài tập bác sĩ gợi ý bao gồm các bài tập kéo căng cơ đơn giản, tập yoga và thậm chí bơi lội có thể giúp giảm đau cơ. Mẹ có thể nhờ người thân mát xa nhẹ nhàng để thư giãn, việc này còn giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Mát xa nhẹ nhàng giúp người mẹ thư giãn, giảm đau nhức và cải thiện chất lượng giấc ngủ (Ảnh minh họa).
6. Cảm thấy thiếu sức sống và lười vận động
Ba tháng cuối của thai kì, nhiều mẹ bầu có cảm giác mệt mỏi, thiếu sức sống và lười vận động hơn lúc trước. Nhưng bác sĩ lại khuyên rằng trừ trường hợp bệnh lý, bắt buộc phải nằm nghỉ trên giường thì mẹ bầu nên vận động và ra ngoài hít thở bầu không khí trong lành, tập các bài tập nhẹ nhàng. Hay đơn giản là gặp gỡ bạn bè, đi mua sắm để tinh thần thoải mái và thư giãn hơn. Luôn có thái độ tích cực và tinh thần vui vẻ trong quá trình mang thai sẽ giúp làm giảm tình trạng đau nhức, mệt mỏi, chuẩn bị tinh thần tốt hơn trong giai đoạn "nước rút" này.
Mẹ bầu nên vận động và ra ngoài hít thở bầu không khí trong lành, tập các bài tập nhẹ nhàng để tinh thần thoải mái và vui vẻ hơn (Ảnh minh họa)
Thời gian đếm ngược đến ngày lâm bồn có lẽ chính là thách thức lớn nhất trong suốt 40 tuần thai vì mẹ bầu phải đối mặt với rất nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe trong những tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, với những lời khuyên hữu ích từ chuyên gia, bác sĩ có kinh nghiệm, mẹ hãy chủ động giữ gìn sức khỏe và sẵn sàng đến ngày đón con yêu chào đời nhé.
Nguồn: Smartparent
Sinh thường ngôi mông - Thách thức nguy hiểm cho cả mẹ bầu và bác sĩ sản khoa và đây là hình ảnh thực tế nhất Tuy sinh thường ngôi mông khá hiếm gặp nhưng nguy hiểm nó gây ra cho mẹ và bé lúc sinh nở thì không lường trước được. Thai nhi thường xoay người và lăn lộn rất nhiều khi còn trong bụng mẹ, nhưng khi một vài tuần trước ngày sinh chúng sẽ chuyển sang tư thế chúc đầu xuống. Thế nhưng cũng có những...