Những hình ảnh rùng mình tại lớp học gây đau đớn ở Hà Nội
Mức độ nguy hiểm và kỳ quái của các môn học càng được đẩy lên cao khi học viên phải tự mình đi chân trần trên những bàn đinh, tự đâm kim xuyên qua lòng bàn tay.
Thời gian gần đây, tại Hà Nội có một lớp học vô cùng đặc biệt, với những môn học độc đáo và cả nguy hiểm như: đi chân trần trên mảnh vỏ chai hay là dùng kim sắc nhọn để xuyên qua lòng bàn tay… Những mảnh chai bia được các thầy giáo tại Trung tâm Tâm Việt đập vỡ nhỏ rồi rải trên thảm đê các học viên đi qua.
Môn học tưởng như kỳ quái, đau đớn này lại thu hút hàng trăm học viên tham gia.Không chỉ tập giữ thăng bằng với bát, chai thủy tinh trên đầu và đi chân trần trên thủy tinh, nhiều bạn học viên còn phải cõng bạn mình đi trên những bàn đinh, vượt qua thử thách…
Một học viên đang tự đâm kim xuyên qua lòng bàn tay
Video đang HOT
Theo một thầy giáo của trung tâm, các môn học gây đau đớn này nhằm mục đích giúp các bạn học viên có thể tập tâm lý bình tĩnh đối mặt với các tình huống xấu trong cuộc sống, từ đó có hướng xử lý đê vượt qua.
Cao trào và nghẹt thở nhất là môn học hướng dẫn học viên cách tự mình đâm kim sắt sắc nhọn qua lòng bàn tay. Với màn này, nhiêu học viên nữ đã phải bật khóc nức nở vì đau đớn, thậm chí có bạn còn ngất xỉu vì quá sợ hãi.
Những môn học kỳ quái có một không hai này được cho là bài học bắt buộc của học viên trong khóa học về kỹ năng sống. Không biết sau khi được huấn luyện để vượt qua những thử thách này, các học viên của trung tâm sẽ áp dụng được gì trong cuộc sống. Tuy nhiên, cách “hành xác” như thể này hẳn khiến nhiều người lo ngại và rùng mình về mức độ an toàn cũng như nguy hiểm cho chính các học viên ở đây.
Xuân Ngọc – Hà Trang
Theo Dantri
"Đột nhập" tàu ngầm mini do doanh nhân Việt Nam sản xuất
Tàu ngầm mini có tên gọi Trường Sa 1, lượng choán nước 12 tấn khi lặn và 9,2 tấn khi nổi, do một doanh nhân tại Thái Bình thiết kế và sản xuất. Ngay sau khi những hình ảnh và thông số của tàu ngầm mini này được công bố, dư luận đã "dậy sóng"...
Tàu ngầm mini có tên gọi Trường Sa 1, có lượng choán nước là 12 tấn khi lặn và 9,2 tấn khi nổi. Con tàu độc đáo này do ông Nguyễn Quốc Hòa - một doanh nhân tại Thái Bình - thiết kế và sản xuất. Ngay sau khi những hình ảnh và thông số của tàu ngầm mini này được công bố, dư luận đã "dậy sóng" bởi lẽ đây được cho là một trong những con tàu ngầm hiếm hoi do chính người Việt Nam thiết kế và sản xuất.
Theo ông Hòa, tàu được trang bị hai động cơ 90Hp và đặc biệt hơn, tàu ngầm Trường Sa 1 sử dụng công nghệ AIP do chính Việt Nam sản xuất.Tuy nhiên, thông tin này khiến dư luận không khỏi hoài nghi bởi công nghệ này rất tiên tiến và không phải nước nào cũng có thể áp dụng.
Cũng theo ông Hòa, tàu ngầm Trường Sa 1 với thời gian lặn tối đa có thể đạt 15 giờ nếu được tiếp thêm nguyên liệu, tốc độ tính toán là 25 hải lý/giờ chứ không phải là 40 hải lý/giờ như nhiều báo thông tin. Nếu tàu được thử nghiệm thành công với tốc độ này thì đây được cho là một con số đáng ngưỡng mộ bởi thông thường vận tốc tối đa khi lặn dưới nước của loại tàu ngầm tiên tiến trên thế giới hiện nay chỉ đạt trên dưới 20 hải lý/giờ.
Tàu ngầm Trường Sa 1 có vỏ ngoài được chế tạo hoàn toàn bằng thép với độ dày 10mm, với đầy đủ hệ thống bánh lái, chân vịt cũng như ống nhòm quan sát... Bên trong thân tàu hiện đang trong quá trình hoàn thiện và động cơ sử dụng của tàu sẽ được nhập từ nước ngoài để đảm bảo các thông số kỹ thuật cần thiết. Đuôi tàu có thiết kế hình trụ, phần cánh có thể rẽ sóng và giúp tàu cân bằng khi xuống nước.
Theo ông Hòa, đây được xem như con tàu ngầm mang tính thử nghiệm và tiến tới ông sẽ tiếp tục thiết kế tàu ngầm có trọng tải lớn gấp đôi, đặc biệt có thể mang vũ khí để phục vụ các mục đích quân sự bảo vệ chủ quyền của đất nước .
Trước doanh nhân người Thái Bình Nguyễn Quốc Hòa, một số cơ sở nghiên cứu và nhân người Việt cũng đã từng chế tạo tàu ngầm như nhóm SV ĐH Bách Khoa, việt kiều Phan Bội Trân ít nhiều đã gây được chú ý lớn từ dư luận. Hy vọng tàu ngầm mini của ông Hòa sẽ được sản xuất thành công.
Xuân Ngọc - Hà Trang
Theo Dantri
Hà Nội: Hàng nghìn người ngồi giữa đường làm lễ cầu siêu Toàn bộ tuyến đường Tây Sơn và cầu vượt ngã Tư Sở trước chùa Phúc Khánh gần như bị "đóng băng". Nhiều người đến muộn đành chấp nhận xếp hàng đứng đội mưa ngoài cổng chùa, thậm chí tràn cả lên cầu vượt Ngã Tư Sở... Tuy 8h tối ngày 20/8 (nhằm ngày 14/7 âm lịch), lễ cầu siêu mới diễn ra, nhưng...