Những hình ảnh rớt nước mắt tại ngôi trường nơi thầy hiệu trưởng viết đơn xin gạo nuôi học sinh
Vì học sinh ở nội trú không thuộc vùng 3 chỉ được tỉnh hỗ trợ tiền ăn nhưng không được hỗ trợ gạo nên nhà trường phải đi xin gạo để nuôi các em.
Bức thư của thầy giáo Phạm Quốc Bảo – Hiệu trưởng trường Tiểu học Nậm Manh (xã Nậm Manh, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu) gửi các cơ quan, đơn vị, các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm để xin gạo nuôi học sinh nhận được rất nhiều người chú ý sau khi chia sẻ trên mạng.
Thầy Bảo cho biết, hiện nhà trường có 19 lớp với 455 học sinh và trong đó có 251 em phải ăn ở nội trú vì nhà cách xa trường.
Toàn bộ học sinh ở trường đều là con em đồng bào dân tộc Mông. Hầu hết các hộ dân sinh sống bằng nghề trồng lúa nước nhưng năng suất thu hoạch thấp, nên kinh tế gia đình khó khăn và thiếu thốn.
Hiện học sinh ở nội trú không thuộc vùng 3 chỉ được tỉnh hỗ trợ tiền ăn nhưng không được hỗ trợ gạo nên nhà trường phải đi xin gạo để nuôi các em.
Video đang HOT
Ngoài xin gạo để nuôi cho học sinh, hiệu trưởng này cũng đề cập đến việc kêu gọi các đơn vị tài trợ xây dựng lại khu bếp nấu ăn của nhà trường vì công trình đã hỏng.
Thầy giáo Phạm Quốc Bảo – Hiệu trưởng trường Tiểu học Nậm Manh – cho biết:”Gọi là công trình nhưng thực chất khu bếp nấu ăn chỉ được dựng bằng những cây cọc gỗ và lợp tạm mái tôn. Tuy nhiên, các cây cột chôn xuống đất được mấy năm thì đến nay đã mục nên thầy cô phải lấy cây khác buộc vào tạm”.
Trường cũng trồng vườn rau để các em học sinh có thêm thức ăn trong mỗi bữa cơm.
Thanh Tùng (T/h)
Theo doisongphapluat
Yên Bái: Tấp nập khai hoang ruộng bậc thang để "hút" khách du lịch
Ruộng bậc thang Mù Cang Chải từ lâu đã trở thành "thương hiệu" của tỉnh Yên Bái. Từ bàn tay, khối óc đồng bào dân tộc Mông nơi đây, những vạt đồi hoang đã trở thành di sản, những tác phẩm nghệ thuật, không những đảm bảo an ninh lương thực mà còn phát triển tiềm năng du lịch.
Nhắc đến Yên Bái, điều đầu tiên khi mọi người nghĩ đến có lẽ là Mù Cang Chải gắn liền với những thửa ruộng bậc trùng điệp khi thì xanh mướt, khi thì vàng óng, khi thì như tấm gương phản chiếu bầu trời. Những thửa ruộc bậc thang ấy như những tác phẩm nghệ thuật, được tạo ra từ đôi bàn tay, sức lao động, sự sáng tạo của bà con đồng bào dân tộc nơi vùng cao này.
Từ bàn tay, khối óc, đồng bào dân tộc Mông nơi đây đã biến những vạt đồi hoang trở thành di sản.
Nhằm bảo đảm an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, đồng thời tạo cảnh quan, phát triển tiềm năng du lịch, những năm qua huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) đã xác định sẽ tập trung phát triển du lịch theo hướng du lịch nông nghiệp. Vận động các địa phương và nhân dân khai hoang, chuyển đổi diện tích đất hoang hóa, bạc màu, đất trồng ngô kém hiệu quả sang làm ruộng bậc thang. Chủ trương này được triển khai rộng rãi với sự đồng tình, ủng hộ và tham gia nhiệt tình của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.
Ruộng bậc thang Mù Cang Chải đã thành "thương hiệu" của tỉnh Yên Bái.
Những ngày này, đến với xã Lao Chải (huyện Mù Cang Chải), PV Dân Việt chứng kiến sự cần cù, hăng say lao động của bà con người Mông nơi đây. Trên lưng chừng núi, từng dòng người nối tiếp đang tất bật cuốc, xẻng cùng nhau khai hoang ruộng bậc thang.
Ông Giàng A Tồng - bản Lao Chải, xã Lao Chải cho biết: "Mặc dù còn bận làm vụ mùa nhưng bản thân tôi đã vận động gia đình và tranh thủ thời gian tham gia đi khai hoang ruộng để dân bản có thêm diện tích canh tác trong tương lai".
Theo ông Giàng A Lử - Chủ tịch UBND xã Lao Chải, năm 2019, xã Lao Chải có kế hoạch khai hoang 60ha ruộng bậc thang. Đến nay, toàn xã đã khai hoang được gần 10ha.
Nhân dân tích cực tham gia khai hoang ruộng bậc thang tại huyện Mù Cang Chải.
Ông Vàng A Cháy - Chủ tịch UBND xã Cao Phạ cho biết: "Năm 2019, xã được giao khai hoang mới 8ha ruộng bậc thang để vừa mở rộng diện tích đất sản xuất cho nhân dân, vừa góp phần phát triển du lịch tại khu vực đèo Khau Phạ. Để hoàn thành chỉ tiêu, hiện nay xã đang tập trung chỉ đạo các ngành chuyên môn xuống các thôn, bản họp dân và phân khu các khoảnh đất trống có thể khai hoang được, sau đó quy hoạch tổng thể và vận động lực lượng tại chỗ khai hoang".
Các lực lượng tập trung khai hoang ruộng bậc thang.
Trước đây, những mảnh ruộng lưng đồi chỉ giúp bà con tạo ra lương thực sinh sống trong cả năm, nhưng sản lượng lại không ổn định, phụ thuộc vào thời tiết, nên lúc no, lúc đói. Ngoài ra, do việc trao đổi hàng hóa còn gặp khó khăn, khoảng cách địa lý xa xôi nên thu nhập của bà con cũng không mấy dư dả.
Ngày nay, chính những thửa ruộng đã được khai hoang thành ruộng bậc thang, nhiều lần lọt vào danh sách những ruộng bậc thang đẹp nhất thế giới; phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ, hoang sơ; nét văn hóa riêng của đồng bào dân tộc Mông; sự đón tiếp nồng hậu của người dân... đã thu hút du khách trong và ngoài nước đến với Mù Cang Chải ngày càng đông hơn, giúp bà con có thu nhập ổn định.
Ruộng bậc thang đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho các nhiếp ảnh gia trong và ngoài nước
Theo kế hoạch, năm 2019, huyện Mù Cang Chải khai hoang mới 181,7ha ruộng bậc thang. Để hoàn thành kế hoạch, huyện Mù Cang Chải chỉ đạo các xã thị trấn trên địa bàn huyện tập trung rà soát lại diện tích đất hoang hóa, diện tích đất trồng cây kém hiện quả sang khai hoang ruộng; vận động, tuyên truyền và huy động nhân dân tích cực tham gia khai hoang, đồng thời có phương án kịp thời hỗ trợ vốn, kinh phí cho các hộ gia đình tự khai hoang để người dân phát triển ruộng.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Lê Trọng Khang - Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải cho biết: "Thời gian qua, huyện đã khai thác, tận dụng triệt để diện tích đất nông nghiệp hoang hóa và chuyển đổi một phần đất trồng cây hằng năm kém hiệu quả để khai hoang thành ruộng bậc thang, nhằm đảm bảo cho người dân canh tác lâu dài, đảm bảo an ninh lương thực cho bà con người Mông, đồng thời tạo cảnh quan phát triển du lịch, tăng thu nhập, đảm bảo đời sống cho nhân dân".
Theo Danviet
Đắk Nông: Sợ trò thất học, 8 cô giáo trẻ tình nguyện đứng lớp không lương Sợ học trò thất học, 8 cô giáo trẻ của xã vùng cao Quảng Sơn (huyện Đắk G'Long, tỉnh Đắk Nông) tình nguyện đứng lớp tại hai điểm trường của Trường Mầm non Hoa Pơ Lang. Không có lương, cũng không một đồng trợ cấp, tất cả chỉ với hy vọng, các em vẫn tiếp tục đến lớp, không phải bỏ học giữa...