Những hình ảnh nhà bị xây bít cửa khó tin ở Sài Gòn
Không ai tin nổi hình ảnh những căn nhà bị xây bịt cửa kỳ quái này là ở Sài Gòn – một thành phố lớn nhất nước – trên khoảng 3km đường Kinh Dương Vương.
Không ai tin nổi hình ảnh những căn nhà bị xây bịt cửa kỳ quái này là ở Sài Gòn – một thành phố lớn nhất nước – trên khoảng 3km đường Kinh Dương Vương.
Những cư dân ở đây đang rơi vào tình cảnh khốn khổ và thật khó hình dung dự án nâng đường chống ngập này sẽ còn gây ra bao nhiêu hệ lụy tiếp theo. Không chỉ việc buôn bán ngưng trệ mà ngay cả sinh hoạt hằng ngày cũng dở khóc dở cười.
Nhiều căn nhà tầng 1 bỗng thành hầm; nhiều nhà đập phá, sửa tầng 2 thành tầng 1; khắp nơi ngổn ngang cảnh làm… cầu vượt để có thể ra vào! Những tấm biển rao bán nhà đã mọc lên. Nhưng khổ: người có nhà còn bỏ đi, ai mà léo hánh tới?
Ngoài đường có thể nhìn thấy những hố ga dựng sẵn cao mấp mé đầu người: đó là độ cao mặt đường tương lai. Có nằm mơ những cư dân ở đây cũng không hình dung nổi tại sao họ lại lâm vào tình cảnh phải sống trong những căn nhà bị xây bít cửa kỳ quái như thế này.
Ông Nguyễn Minh Nhựt – phó chủ tịch UBND Q.Bình Tân – cho biết trước khi làm đường đã có họp dân để thông báo việc nâng cao độ mức cụ thể. Do đây là con đường thường xuyên bị ngập nước bởi triều cường, nên khi có dự án thì người dân hoan nghênh với gần 90% đồng thuận. “Tuy nhiên có thể người dân không hình dung được cao độ đường mới như thế nào, tới khi đơn vị thi công bức tường chắn thì mới giật mình” – ông Nhựt nói.
Trên đoạn đường này có hơn 500 hộ bị ảnh hưởng bởi dự án trên, độ nâng đường từ 0,4 – 1,3m. Trước tình hình này, ông Nhựt cho biết đã có văn bản kiến nghị nghiên cứu hạ độ cao mặt đường.
Video đang HOT
Tuy nhiên, phía chủ đầu tư dự án – Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước – cho rằng cao độ mặt đường là thiết kế đã được phê duyệt sau những nghiên cứu chặt chẽ, đỉnh triều cao nhất hiện nay đã đạt mức 1,68m nên không thể muốn hạ độ cao là hạ.
“Nếu hạ mặt đường thấp hơn đỉnh triều, khi đó đường này vẫn ngập thì nâng đường để làm gì, ai chịu trách nhiệm?” – đại diện Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước đặt vấn đề.
Trong khi đó, đại diện Sở Giao thông vận tải cho rằng về mặt nguyên tắc, chủ đầu tư không sai. Nhưng vị đại diện này không đồng tình với quan điểm vẫn giữ lại cao độ như đã phê duyệt và đã yêu cầu chủ đầu tư phải nghiên cứu hạ cao độ mặt đường, đồng thời nghiên cứu thêm giải pháp khác như trang bị hệ thống bơm để vừa giảm ngập nhưng cũng đảm bảo hạn chế thấp nhất ảnh hưởng nhà cửa, việc đi lại của người dân hai bên đường.
Nhưng vậy thì sao Sở Giao thông vận tải ngay từ đầu lại phê duyệt cao độ như trên? “Dự án đã được phê duyệt khoảng năm 2013 và được Bộ Xây dựng thẩm định” – vị đại diện cho biết, đồng thời nêu quan điểm những trường hợp nâng đường ở mức 50-60cm thì chấp nhận được, còn nơi nào cao hơn 1m thì phải cân nhắc.
Dự kiến sau ngày 12-6, Sở Giao thông vận tải và các đơn vị liên quan họp thống nhất hướng giải quyết tình trạng nâng đường quá cao trên đường Kinh Dương Vương.
Ông Hồ Long Phi – chuyên gia chống ngập – cho rằng việc hạ cao độ mặt đường Kinh Dương Vương so với phê duyệt là cần thiết, kết hợp với một số giải pháp bổ sung lắp van ngăn triều, máy bơm… Tuy nhiên theo ông Phi, giải pháp này phải được tính toán ngay từ đầu chứ không phải tới bây giờ mới thấy. Qua vụ việc này, ông Phi cho rằng công tác khảo sát, tư vấn thiết kế chưa chặt chẽ.
Giờ đây sẽ có rất nhiều căn nhà kì quái hai bên đường Kinh Dương Vương.
Theo Tuổi trẻ
Theo_Kiến Thức
Hình ảnh ám ảnh suốt cuộc đời vụ 5 người bị điện giật chết
Nhìn thi thể em và các cháu nằm xếp hàng dài đợi khám pháp y mà xót xa, hình ảnh đó sẽ ám ảnh tôi suốt cuộc đời - người nhà nạn nhân vụ 5 người chết do điện giật ở Bắc Ninh bật khóc.
Khu vực bè cá của anh Thủy, nơi xảy ra vụ việc đau lòng khiến 5 người chết
Sáng ngày 3-6, người dân tại thôn Đông Xuyên, xã Đông Tiến, huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh) vẫn chưa hết bàng hoàng vì vụ việc thương tâm khiến 5 người chết (trong đó có 4 thiếu niên và 1 người lớn) ở lồng nuôi cá trên sông Cầu vào chiều tối qua 2-6.
Theo người dân địa phương, tang lễ chung của tất cả các nạn nhân được nhanh chóng diễn ra ngay giữa đêm khuya trong sự đau xót, bàng hoàng của người thân và người dân địa phương.
Mắt đỏ hoe đẫm lệ, chị Nguyễn Thị Lưu (chị gái ruột anh Nguyễn Xuân Thủy, SN 1979, là chủ bè nuôi cá trên sông Cầu), và cũng là bác ruột của cháu Trần Ngọc Quang - hai nạn nhân trong vụ điện giật chết 5 người) vẫn chưa hết bàng hoàng, cho biết sự việc đến quá đường đột khiến nhiều người thân trong gia đình vẫn không tin đây là sự thật. Nhiều người thân trong gia đình dường như ngã quỵ vì nỗi đau quá lớn.
Chị Nguyễn Thị Lưu, chị gái anh Nguyễn Xuân Thủy, vẫn đang rất bàng hoàng, đau đớn
"Hôm qua nghe tin em trai và cháu ruột gặp nạn, đầu óc tôi choáng váng, muốn đứt từng khúc ruột. Lúc chạy ra ngoài khu vực bè cá nhìn thi thể em và các cháu nằm xếp hàng dài đợi khám pháp y mà xót xa, hình ảnh đó sẽ ám ảnh tôi suốt cuộc đời" - chị Lưu bật khóc kể lại.
Quá xúc động chị Lưu nghẹn lời, phải ít phút sau khi bình tĩnh lại để nói được. Chi Lưu cho biết em trai mình mất đi để lại cho chị Liên (vợ anh Thủy) 3 đứa con thơ, cháu lớn nhất mới 13 tuổi và nhỏ nhất 6 tuổi cùng hàng trăm triệu đồng tiền vay mượn ngân hàng chưa trả. "Không biết sắp tới vợ con nó sẽ sống sao. Đau lòng lắm các chú ạ, đứa con gái 6 tuổi của Thủy vẫn chưa cảm nhận được đầy đủ nỗi đau mất cha. Nhìn các cháu còn nhỏ mà tôi không kìm được nước mắt" - chị Lưu lại bật khóc.
Ngồi bên hiên nhà, đôi mắt như đã cạn khô, người như mất hồn, chị Vũ Thị Liên (vợ anh Thủy) nghẹn ngào: "Hai vợ chồng đang vay một số tiền rất lớn và đầu tư hết vào lồng cá nên cả ngày lẫn đêm anh Thủy ngoài sông canh lồng cá. Dự tính hôm nay (3-6) sẽ thu hoạch, nào ngờ xảy ra sự việc. Anh ấy mất rồi, không biết sắp tới mẹ con tôi sẽ sống ra sao đây".
Chị Vũ Thị Liên (vợ anh Thủy) như người mất hồn
Tới đầu xóm nhỏ thuộc thôn Đông Xuyên, xã Đông Tiến, huyện Yên Phong, không khí tang thương bao trùm nơi đây. Trong căn nhà vừa mới xây của ông Trần Ngọc Mão, bố cháu Trần Ngọc Quang, có rất đông người thân và hàng xóm đến chia buồn cùng gia đình.
Đôi mắt rưng lệ, giọng run run cố nén nỗi đau, ông Mão kể: "Khoảng 17 giờ chiều (ngày 2-6), cháu đi đuổi bò còn tôi đi cắt cỏ. Một lúc sau thì cậu Thu gọi điện cho tôi nói "Thằng Quang nó bị điện giật chết cùng mấy đứa bạn nó rồi", nhưng chỉ nghĩ chắc cậu Thu trêu. Tuy nhiên, khi chạy ra thì cảnh tượng thật xót xa, các cháu tử vong có đứa trên bờ, có đứa phải mò mới thấy được, xót xa lắm các anh ạ".
Ông Mão cũng cho biết thêm gia đình có 2 cháu trai, cháu Quang là út, còn anh trai sinh năm 1998. Bình thường, cháu ở nhà rất ngoan hàng xóm ai cũng quý mến. Hầu hết những người tử vong trong vụ tai nạn đều có quan hệ họ hàng.
Khu vực bè cá của anh Thủy, nơi xảy ra vụ việc đau lòng khiến 5 người chết
Trao đổi với Báo, ông Đào Văn Sơn, Chủ tịch xã Đông Tiến, cho biết, "Ngay sau khi nhận được tin báo, xuống hiện trường chúng tôi đã thông báo cơ quan chức năng của huyện, của tỉnh xuống khám nghiệm hiện trường điều tra nguyên nhân vụ việc, khám nghiệm thi thể. Qua khám nghiệm các nạn nhân tử vong do dây điện bị hở trong quá trình mọi người dịch chuyển cầu phao ra lồng bè nuôi cá của anh Thủy dẫn đến tử vong"
Như Báo đã thông tin, chiều tối ngày 2-6, người dân xã Đồng Tiến, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh bàng hoàng khi nghe tin 5 người gồm 1 người lớn và 4 thiếu niên bị điện giật tử vong ở lồng nuôi cá trên sông Cầu.
Danh tính các nạn nhân gồm: anh Nguyễn Xuân Thủy (SN 1979, là chủ lồng cá); 4 thiếu niên lần lượt là: Trần Ngọc Quang (SN 2004, là cháu ruột của anh Thủy), Nguyễn Đức Khôi (SN 2002), Nguyễn Văn Phan (SN 2000), Nguyễn Đắc Phan (SN 2000) cùng trú tại thôn Đông Xuyên.
Bài và ảnh: Nguyễn Hưởng
Theo_Người lao động
Xử lý điểm đen trên Quốc lộ tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có yêu cầu đối với các Cục quản lý Đường bộ, Sở Giao thông Vận tải, Cục Quản lý đường bộ cao tốc, nhà đầu tư BOT kịp thời xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên đường bộ. Ảnh minh họa. (Ảnh: TTXVN) Theo Tổng cục Đường bô, thời gian...