Những hình ảnh kỳ lạ về ‘mảng tối’ hiếm thấy của Mặt trăng
Chiếc xe đầu tiên thực hiện hạ cánh mềm mại trên “mảng tối” của Mặt trăng đã chụp một số bức ảnh kỳ lạ về bề mặt hiếm thấy của nó.
Để kỷ niệm sự kiện tròn một năm tàu vũ trụ Chang’e-4 của Trung Quốc đáp thành công xuống “mảng tối” của Mặt trăng, Trung Quốc đã tung ra một số hình ảnh và dữ liệu khoa học mà họ thu thập được tại hành trình này.
Hình ảnh cho thấy bề mặt Mặt trăng trông gập ghềnh. (Nguồn: The Sun)
Phía xa của Mặt trăng thường được gọi là “mảng tối”. Do hiện tượng thủy triều, con người chỉ thấy một mặt của Mặt Trăng từ Trái Đất. Lý do là Mặt Trăng chỉ xoay trên trục của chính nó cũng như hoàn thành một vòng quanh quỹ đạo của trái đất.
Tàu vũ trụ Change’e-4 của Trung Quốc và máy bay Yutu 2 được trang bị máy ảnh để các nhà khoa học có thể xem xét kỹ hơn những gì đang xảy ra ở nơi được gọi là “mảng tối” này.
Tàu Chang’e-4 có một camera công nghệ cao có thể xoay 360 độ được gắn trên đỉnh. Nhiệm vụ của tàu Chang’e-4 là đổ bộ vào miệng hố va chạm lưu vực Aitken ở Nam Cực, ở Bán cầu Nam “mảng tối” của Mặt trăng.
(Nguồn: Skyandtelescope)
Cận cảnh tàu Chang’e-4 – chuyến tàu đầu tiên trong lịch sử nhân loại hạ cánh ở nửa không nhìn thấy được của Mặt Trăng.
Khi tàu Chang’e-4 thực hiện nhiệm vụ, một chiếc hộp đã được buộc vào tàu Chang’e-4. Trong chiếc hộp này chứa đầy hạt và trứng tằm – một phần trong nỗ lực trồng cây trên Mặt trăng của Trung Quốc. Từ đó, các phi hành gia có thể tạo ra thức ăn trên Mặt trăng trong tương lai.
“Mảng tối” của mặt trăng là nơi lý tưởng cho các khu định cư của con người vì nó chứa nước dưới dạng băng. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định mức độ an toàn cho con người khi sống ở đó lâu dài.
Trung Quốc dự định sẽ khởi động một tàu vũ trụ Chang’e-5 vào cuối năm nay với mục đích mang 2kg vật liệu bề mặt Mặt trăng trở lại Trái đất. Đây sẽ là sứ mệnh không gian phức tạp nhất mà Trung Quốc đã cố gắng, nếu thành công, nó sẽ mang các mẫu Mặt trăng đầu tiên trở lại Trái đất kể từ năm 1976.
Trung Quốc đang theo dõi mức độ phóng xạ của Mặt trăng và thu thập các mẫu đất trước kế hoạch xây dựng căn cứ mặt trăng vào những năm 2030.
(Nguồn: Xinhua)
Tàu thăm dò Chang’e-4 của Trung Quốc đổ bộ thành công xuống bề mặt nửa tối của Mặt Trăng ngày 3/1/2019.
(Nguồn: Skyandtelescope)
Chang’e-4 bao gồm một tàu đổ bộ, một robot tự hành trên mặt đất và một vệ tinh chuyển tiếp liên lạc tên là Quequiao có nhiệm vụ truyền thông tin và hình ảnh cho trung tâm điều khiển mặt đất.
Bản đồ cho thấy những tuyến đường Yutu 2 đã đi. (Nguồn: Phil Stooke/Skyandtelescope)
Yutu 2 đã chụp được một hình ảnh một vật liệu độc đáo trong quá trình làm nhiệm vụ. (Nguồn: Skyandtelescope)
Hình ảnh về các dấu vết của Yutu 2 trên mặt trăng. (Nguồn: Skyandtelescope)
Hình ảnh rõ nét nhất của nửa tối Mặt Trăng do các tàu thăm dò Ranger của NASA thực hiện. (Nguồn: NASA)
Theo baoquocte.vn
Công cụ gom rác không gian đặc biệt sẽ ra mắt vào năm 2025
ClearSpace-1, một công cụ thu gom rác sẽ sử dụng "hệ thống Pac-Man" để thu giữ và dọn dẹp rác không gian nguy hiểm hiện đã được Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) ủy quyền ra mắt vào năm 2025.
Thu dọn rác không gian là vấn đề không đơn giản.
ClearSpace-1 sẽ là tàu vũ trụ đầu tiên nhắm vào những mảnh rác không gian bị bỏ rơi thực sự, bao gồm các mảnh vỡ còn lại trên quỹ đạo sau nhiều thập kỷ làm nhiệm vụ. Tàu vũ trụ này còn có một mục tiêu khác đó là thiết lập một thị trường mới cho dịch vụ trên quỹ đạo, cũng như loại bỏ các mảnh vỡ theo xu hướng chung là mở ra các chuyến bay vũ trụ ở góc độ tư nhân.
Thực tế, quá khứ đã có tàu vũ trụ RemoveDEBRIS, được phóng lên Trạm vũ trụ quốc tế vào năm 2018. Tàu vũ trụ này được giao nhiệm vụ thu thập VESPA, bộ chuyển đổi tải trọng nặng 120 kg đã bị loại bỏ trên quỹ đạo trong vụ phóng tên lửa Vega năm 2013 nhưng chưa hoàn thành. Do đó, ClearSpace-1 sẽ sử dụng hệ thống Pac-Man để lấy phần tên lửa này, Muriel Richard-Noca, người quản lý dự án cho nhiệm vụ cho biết.
Mặc dù nhiệm vụ đã được ESA thông qua nhưng thực chất ClearSpace là một liên doanh thương mại được thành lập bởi các chuyên gia về mảnh vỡ không gian tại Ecole Polytechnique Fédérale de Lausanne ở Thụy Sĩ. Đây không phải là công ty duy nhất hiện quan tâm đến nhiệm vụ dọn rác không gian. Astroscale, một công ty Nhật Bản, cũng đang trên đường thử nghiệm việc thu thập và xử lý những rác không gian có trọng tải giả 20 kg vào năm tới.
Tổng giám đốc ESA Jan Worner cho rằng, tình hình rác hiện tại trên quỹ đạo không thể cho phép tiếp tục, ESA sẽ hỗ trợ các dịch vụ thương mại mới thiết yếu này trong tương lai.
Minh Long
Theo dantri.com.vn/Sputnik
Xây dựng môi trường sống ngoài không gian Rất nhiều kĩ sư và các nhà khoa học hẳn đã nghĩ tới việc du hành vũ trụ trong 50 năm tới. Đó chính là mục đích ra đời chương trình Innovative Advanced Concepts của NASA. Chương trình này cung cấp tài chính để ươm mầm nhứng ý tưởng nhằm cách mạng hoá các nhiệm vụ không gian trong tương lai. Một trong...