Những hình ảnh “không muốn thấy” trước cổng trường học
Với việc học sinh sử dụng đồ ăn “bẩn” trước cổng trường học như hiện nay, tích lũy dần dần đến 20 hoặc 30 năm nữa con số mắc bệnh ung thư, tiểu đường, tim mạch sẽ gia tăng rất nhiều.
Thức ăn đường phố, đặc biệt là tại các cổng trường tiểu học với nem chua, xúc xích chắc hẳn không còn xa lạ đối với bất kể phụ huynh nào. Mặc dù khi được hỏi, ai cũng cho rằng việc cho con ăn quà vặt, ăn những đồ ăn đó là không nên vì không ai chứng nhận và không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do các bậc phụ huynh vẫn cho con sử dụng những đồ ăn đó và chấp nhận “cái chết từ từ” đối với chính con em họ. Các chuyên gia nhận định, đây là vấn đề không hề mới, đã được các nhà nghiên cứu, cơ quan chức năng lên tiếng cảnh báo rất nhiều lần, nhưng dường như nó đã ăn sâu vào ý thức của mỗi người nên rất khó thay đổi.
“Phải chăng, trước đây chính các bậc phụ huynh (thế hệ 8X, đầu 9X – p/v) cũng thường hay lê la ăn những đồ ăn vỉa hè, dọc đường, nên giờ khi con họ ăn những đồ ăn đó, họ cho rằng đó là chuyện bình thường”, đó là nhận định của một chuyên gia về ATTP khi trao đổi với phóng viên về vấn đề này.
Quả thực trước cảnh báo của các chuyên gia, cũng như thực tế đang diễn ra hàng ngày tại các cổng trường học, thật khiến cho nhiều người đặt ra câu hỏi: Những thế hệ mầm non của đất nước sau 20 đến 30 năm nữa tương lai và sức khỏe sẽ như thế nào? Và nếu cứ tiếp tục như vậy, chắc chắn “cái chết từ từ” từ những căn bệnh như tim mạch, tiểu đường, ung thư …sẽ khó tránh khỏi.
Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên ghi nhận được tại một số điểm trường tiểu học, THCS trên địa bàn Hà Nội:
Thức ăn đường phố, đặc biệt là tại các cổng trường tiểu học với nem chua, xúc xích chắc hẳn không còn xa lạ đối với bất kể phụ huynh nào. Mặc dù khi được hỏi, ai cũng cho rằng việc cho con ăn quà vặt, ăn những đồ ăn đó là không nên vì không ai chứng nhận và không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do các bậc phụ huynh vẫn cho con sử dụng những đồ ăn đó và chấp nhận “cái chết từ từ” đối với chính con em họ. Các chuyên gia nhận định, đây là vấn đề không hề mới, đã được các nhà nghiên cứu, cơ quan chức năng lên tiếng cảnh báo rất nhiều lần, nhưng dường như nó đã ăn sâu vào ý thức của mỗi người nên rất khó thay đổi.
“Phải chăng, trước đây chính các bậc phụ huynh (thế hệ 8X, đầu 9X – p/v) cũng thường hay lê la ăn những đồ ăn vỉa hè, dọc đường, nên giờ khi con họ ăn những đồ ăn đó, họ cho rằng đó là chuyện bình thường”, đó là nhận định của một chuyên gia về ATTP khi trao đổi với phóng viên về vấn đề này.
Video đang HOT
Quả thực trước cảnh báo của các chuyên gia, cũng như thực tế đang diễn ra hàng ngày tại các cổng trường học, thật khiến cho nhiều người đặt ra câu hỏi: Những thế hệ mầm non của đất nước sau 20 đến 30 năm nữa tương lai và sức khỏe sẽ như thế nào? Và nếu cứ tiếp tục như vậy, chắc chắn “cái chết từ từ” từ những căn bệnh như tim mạch, tiểu đường, ung thư… sẽ khó tránh khỏi.
Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên ghi nhận được tại một số điểm trường tiểu học, THCS trên địa bàn Hà Nội:
Những hình ảnh xe hàng rong tại cổng các cổng trường tiểu học như thế này không hề hiếm ở Hà Nội.
Sau giờ tan học các cháu học sinh luôn bị “cám dỗ” bởi những món đồ ở các quầy hàng di động này.
Nhưng ít phụ huynh biết rằng, những món đồ: kẹo, bánh, đồ chơi ở đây đều ẩn chứa sự nguy hiểm cả về số lượng cũng như chất lượng.
Ngoài những cửa hàng bán “đồ khô” như trên, các loại xe bán nem chua, xúc xích rất phổ biến.
Không chỉ các em nhỏ cấp một, mà các anh chị ở những cấp học lớn hơn cũng không “cưỡng lại” được sự hấp dẫn của những loại đồ ăn này.
Có lẽ, loại đồ ăn này luôn hút học sinh, sinh viên vì giá thành rất rẻ, phù hợp với túi tiền của các em.
Nhìn những hình ảnh này, nhiều người không khỏi lo lắng khi chính bố mẹ tiếp tay cho các em đưa “chất độc” vào người.
Điều đó có thể minh chứng rõ nhất qua hình ảnh những chai nước sốt và các em học sinh đang sử dụng.
Tất cả những thực phẩm và phụ kiện các em đưa vào cơ thể không ai dám đảm bảo đó là an toàn.
Ngoài ra, việc bán hàng ngoài phố với dầu ăn chiên đi chiên lại và thực phẩm phơi trần trụi như thế này thử hỏi làm sao không mắc bệnh.
Kỳ tới: Thức ăn đường phố: Ngoài bệnh tật còn muôn vàn hệ lụy đau lòng
Theo_Eva
Phủ Lý triển khai mô hình "ăn sạch"
P.Minh Khai, TP.Phủ Lý (Hà Nam) đang triển khai mô hình kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) đối với thức ăn đường phố, nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm, ngộ độc cho người tiêu dùng.
Cuối năm 2016, TP.Phủ Lý sẽ có mô hình "ăn sạch" ở P.Phủ Lý- Ảnh: Hoàng Long
Do vị trí trung tâm thành phố, lại nằm trên tuyến QL 1 nên tại P.Minh Khai, TP.Phủ Lý xuất hiện rất nhiều hàng ăn đường phố. Chưa tính đến hàng ăn dạo, tại đây có tới 41 cơ sở kinh doanh hàng ăn, hầu hết đều nằm ven đường, giáp với đường cống, nên rất mất vệ sinh. Đáng chú ý, rà soát cho thấy chỉ khoảng 20% hàng ăn bán tại nhà là được cấp giấy phép và chứng nhận ATVSTP, số còn lại chưa được kiểm định.
TP.Phủ Lý đã nhiều lần tổ chức lực lượng truy đuổi, ngăn chặn tình trạng bán hàng ăn tự phát trên đường phố nhưng đều không thành công. Anh Vũ Văn Tân, chủ quán Phở Nam Định ở tổ 10, P.Minh Khai lý giải: "Do địa bàn này nhiều khách vãng lai nên dù giá thuê cửa hàng có đắt hơn, nhiều người cũng phải cố thuê và trụ lại bán hàng ăn". Bà Nguyễn Thị Hồng, chủ quán bún ở 21 phố Quy Lưu, P.Minh Khai cũng cho rằng, thói quen ăn ở đường phố đã hình thành trong người dân, nếu thói quen này vẫn duy trì thì có đuổi hàng này, hàng khác sẽ mọc lên thay thế.
Từ thực tế trên, TP.Phủ Lý quyết định triển khai mô hình kiểm soát ATVSTP thức ăn đường phố tại P.Minh Khai. Theo bà Nguyễn Thị Kim Dung, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP, Sở Y tế Hà Nam thì mô hình này đặt ra mục tiêu cụ thể là đạt mức 100% các cơ sở được đảm bảo về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo quản; 100% người chế biến có kiến thức về ATVSTP trong chế biến thức ăn. "Ngoài việc tập huấn kiến thức, kỹ năng cho 41 chủ cơ sở thức ăn đường phố, chúng tôi sẽ phối hợp với Chi cục thú y, các cơ quan chức năng khác như quản lý thị trường, công an để kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào của các cơ sở này. Nói cách khác là hướng tới mục tiêu người dân được ăn thức ăn đường phố "sạch", không để xảy ra mất an toàn hay ngộ độc thực phẩm do thức ăn đường phố tại P.Minh Khai", bà Dung nói.
Cũng theo bà Dung, đến đầu tháng 12, đơn vị này đã hoàn thành điều tra thực trạng, bắt đầu tuyên truyền, tập huấn kiến thức cho các chủ cơ sở. Dự kiến đến cuối năm 2016 sẽ hoàn thành xây dựng mô hình thức ăn đường phố sạch tại P.Minh Khai, sau đó sẽ nhân rộng ra toàn tỉnh.
Hoàng Long
Theo Thanhnien
Nợ hơn 5 tỉ đồng tiền lương dạy thêm giờ của giáo viên Từ năm học 2012 đến năm 2015, trên địa bàn Tuy Đức, Đắk Nông có 28/31 trường học đã nợ tiền lương dạy thêm giờ với số tiền lên đến hơn 5,3 tỉ đồng. Ảnh minh họa Ngày 23.12, ông Phạm Quốc Trọng, Phó trưởng phòng GD-ĐT H.Tuy Đức, cho biết đã có báo cáo gửi lên Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Nông và...