Những hình ảnh khoa học ấn tượng tuần qua
Những khoảnh khắc thiên nhiên kỳ thú, những hành động ngộ nghĩnh của động vật, cuộc chiến sinh tồn trong thế giới tự nhiên… là những hình ảnh khoa học ấn tượng và nổi bật tuần qua.
Sấm sét thắp sáng bầu trời đêm trong một cơn bão mùa thu tại bờ biển Sardinian, gần thị trấn Sassari (Ý).
Dung nham, những đám mây khói bụi và khí đang tỏa ra từ một ngọn núi lửa trên đảo Fogo, gần thị trấn Cha das Valdeiras (thuộc nước Cộng hòa Cape Verde).
Hai vòi rồng cùng xuất hiện và xoắn lại với nhau khi một cơn bão hình thành ngoài khơi bờ biển San Bartolomeo al Mare (Ý). Vòi rồng là cơn lốc xoáy hình thành trên mặt nước trong thời tiết bão lớn.
Khung cảnh tuyệt đẹp được chụp tại Lake District (thuộc hạt Cumbria, Vương quốc Anh).
Hình ảnh khoảnh khắc tàu vũ trụ Soyuz TMA-15 M được phóng lên từ sân bay vũ trụ quốc tế Baikonur (Kazakhstan), mang theo phi hành gia người Nga Anton Shkaplerov, phi hành gia người Ý Samantha Cristoforetti và phi hành gia người Mỹ Terry Virts lên Trạm vũ trụ quốc tế ISS.
Hình ảnh tuyệt đẹp cho thấy sự hiện diện của 2 mùa trong cùng một bức ảnh. Bức ảnh được chụp tại ngôi làng Arnarstapi (Iceland), nơi ngọn núi Stapafell có thể thấy như được chia đôi bởi 2 mùa hè và mùa xuân. Bức ảnh được chụp bởi Maciel Winiazrczyk, người tự nhận đã rất may mắn khi chụp được bức ảnh này.
Bruiser, một chú gấu nâu Syria 5 tháng tuổi đang chơi đùa trong một bể bơi tại cơ sở giáo dục Single Vision (bang Flordia, Mỹ). Card Bovard đã mở cửa cơ sở này từ 9 năm trước và hiện đang nuôi dưỡng 6 con hổ, 2 con sư tử, 2 con gấu, 2 con sư tử núi, 2 con linh miêu bắc Mỹ và 2 con cá sấu.
Video đang HOT
Một chú hải cẩu xám con đang nằm nghỉ ngơi trên bờ biển Lincolnshire (Anh).
Một chú sư tử con đang muốn chơi đùa tuy nhiên mẹ của chú lại không để tâm đến và đang tìm kiếm thức ăn. Bức ảnh thú vị này được chụp tai Kenya.
Nhiếp ảnh gia thiên nhiên Ben Andrew đã chụp được khoảnh khắc thú vị khi một chú nhím “mỉm cười”.
Chú chim bồ câu xấu số đã trở thành bữa ăn cho con trăn
Hàng ngàn con chim thiên nga di cư từ Siberia (Nga) tập trung tại thành phố Vinh Thành (tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc) để vượt qua mùa đông khắc nghiệt tại Siberia.
Khoảnh khắc chú hải cẩu may mắn thoát chết khỏi hàm cá mập trắng trong tích tắc. Sau khi trở lại mặt nước, con cá mập nỗ lực đớp chú hải cẩu nhưng hải cẩu đã nhanh chóng chạy thoát. Khoảnh khắc đáng kinh ngạc này được nhiếp ảnh gia Sergio Riccardo, 51 tuổi, chụp tại Cape Town (Nam Phi).
Một chú hà mã đang há miệng để ngáp tại Vườn quốc gia Chobe (Mozambique).
Một con linh dương đầu bò đang cố gắng để thoát khỏi hàm cá sấu đói trên sông tại Khu bảo tồn Quốc gia Masa Mara ở Kenya.
Chú đười ươi mồ côi vừa được cơ quan chức năng Indonesia giải thoát khỏi điều kiện nuôi nhốt và được đưa về Trung tâm chăm sóc và kiểm dịch động vật ở Borneo (Indonesia).
Hai chú gấu bắc cực trẻ tuổi đang chơi đùa với nhau tại tỉnh Manitoba (Canada) trong điều kiện thời tiết lạnh giá và nhiệt độ dưới 0 độ.
Hình ảnh đáng sợ về “quái vật đại dương” cá mập trắng, được chụp ở bên dưới vùng biển Cape Town (Nam Phi).
Cận cảnh chân dung của một chú nhện.
Những chú kiến đang hợp tác cùng nhau để di chuyển một giọt nước.
Phạm Thế Quang Huy
Theo Dantri
10 năm sau "Cách mạng Cam" ở Ukraina
10 năm sau khi "nhập khẩu" giá trị tự do phương Tây, Ukraina vẫn chưa thoát khỏi cảnh hỗn loạn với một đất nước bị chia rẽ và một tương lai bất định chờ ở phía trước.
Cách mạng Cam" đã nổ ra ở Ukraina vào ngày 21/11/2004. Năm 2004, trước những cáo buộc về gian lận trong cuộc bầu cử tổng thống, hàng trăm nghìn người ủng hộ ông Vikto Yushchenko đã dùng màu cam - biểu tượng tranh cử của ông - xuống đường phản đối kết quả bầu cử.
Sau hai tuần tụ tập biểu tình tại Quảng trường Độc lập, những người ủng hộ ông Yushchenko đã buộc Tối cao pháp viện Ukraina hủy bỏ kết quả bầu cử và ra lệnh tổ chức một cuộc bầu cử mới. Và trong cuộc bầu cử đó, ông Vikto Yushchenko, một nhân vật thân phương Tây, đã đánh bại ông Viktor Yanukovych, ứng viên được Nga ủng hộ và là người được tuyên bố thắng cử trong cuộc bầu cử lần trước. Igor Shishkin, Phó giám đốc Viện SNG của Nga cho rằng, đó không phải là lý do duy nhất, thậm chí không là lý do chính.
Đó chỉ là cái cớ. Một cái cớ ngụy tạo, bởi các cuộc điều tra tư pháp sau đó không xác nhận bất kỳ trường hợp gian lận phiếu bầu. Tình hình ở Ukraina hôm nay cho thấy mục đích của "Cách mạng Cam" là gì? Đó là nỗ lực đầu tiên bứt Ukraina khỏi Nga.
Tình hình bất ổn tại Ukraina sau 10 năm đón nhận "giá trị" phương Tây
Ukraina được tạo hóa ban cho vị thế địa - chính trị đặc biệt quan trọng, nằm giữa Nga và phần còn lại của châu Âu. Do yếu tố lịch sử để lại, phía tây và phía đông Ukraina tồn tại những điểm khác biệt về dân tộc cũng như văn hóa. Bất chấp Ukraina là tiếng quốc ngữ, người Ukraina sống ở phía đông nước này phổ biến sử dụng tiếng Nga. Bên cạnh đó, do tiếp giáp với Nga, kinh tế phía đông phát triển hơn phía tây, trở thành đầu tàu kinh tế của Ukraina.
Chiến thắng của ông Yushchenko được coi là đã khởi xướng một cuộc cách mạng mới - Cách mạng màu Cam - hứa hẹn sẽ giúp Ukraina rũ bỏ những liên hệ và tiến hành những cải cách để đưa Ukraina bước vào một giai đoạn mới tự do, dân chủ, tốt đẹp hơn.
Nhưng sau 5 năm, người dân Ukraina rất thất vọng về các lãnh đạo "Cách mạng Cam". Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2009, ông Yushchenko - người hùng của "Cách mạng Cam" chỉ chiếm hơn 5% số phiều. Yushchenko đã bị dư luận trong nước đánh giá là tổng thống tồi nhất của Ukraina. Những người hy vọng vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng, vào một tương lai thịnh vượng, đã không nhận được gì. Tham nhũng thậm chí còn tăng lên. Cái duy nhất người ta thấy được bắt đầu là sự chèn ép tiếng Nga và văn hóa Nga trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội Ukraina. Trong khi đó bà Yuliya Tymoshenko, một lãnh đạo khác của "Cách mạng Cam", đã bị chính ông Viktor Yanukovych đánh bại.
Với sự thất bại của lãnh đạo "Cách mạng Cam" và sự trở lại của ông Yanukovych, có người cho rằng "Cách mạng Cam" đã lụi tàn, đã thất bại. Thomas Gomart, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Nga tại Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI), cho rằng sau 10 năm, "Cách mạng Cam" chẳng còn để lại gì tốt đẹp cho Ukraina.
Cho đến trước khi Viktor Yanukovych trở lại làm Tổng thống (tháng 2/2010), đất nước 46 triệu dân này đã phải trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội "đen tối nhất lịch sử nước này" với hàng loạt những chỉ số báo động: năm 2008-2009, GDP của Ukraina giảm 15%, lạm phát tăng 16,4%, số người thất nghiệp tăng gấp ba, lên 9%; thu nhập thực tế của người dân giảm gần 11%. Trong khi đó, mối quan hệ "cơm không lành, canh chẳng ngọt" với Nga đã đẩy Kiev vào cuộc khủng hoảng khí đốt thiệt đơn thiệt kép với Moskva.
Các sự kiện năm 2004 đã chia rẽ đất nước Ukraina. Giới thượng lưu chính trị thay nhau lên nắm quyền sau cuộc "Cách mạng Cam" tiếp tục thất bại trong việc củng cố đoàn kết. Trong bối cảnh xã hội bị chia xé về tư tưởng, các vấn đề kinh tế đã tiếp tay cho thế lực bên ngoài lôi kéo người dân lần nữa đến Maidan. Ngày 21/11/2013, Tổng thống Viktor Yanukovych tuyên bố Hiệp ước hội nhập châu Âu không đáp ứng các lợi ích kinh tế của đất nước và hoãn việc ký kết tài liệu.
Ngay tối hôm đấy, những đống lửa lại bùng cháy trên Quảng trường Độc lập và hàng trăm người không ngừng hô hào đòi lật đổ chế độ. Sự kiện kết thúc bằng cuộc đảo chính được phương Tây công khai ủng hộ. Theo các chuyên gia, những sự kiện này có thể được coi là sự tiếp nối của Maidan năm 2004, có nghĩa là dù những biến động năm 2004 không thật thành công, nhưng các đối thủ địa chính trị của Nga đã rút ra kết luận. Họ cố gắng để nỗ lực thứ hai cuối năm 2013 mạnh hơn, huy động nhiều nguồn lực đa dạng trong đó có sự hậu thuẫn về chính trị mà tất cả chúng ta đã thấy qua các chuyến thăm Maidan của sứ giả phương Tây".
Hiện nay, một trong những nước cộng hòa giàu có nhất Liên bang Xôviết trong quá khứ đang trong cảnh bần cùng, lâm vào hỗn loạn, nội chiến. Điều tồi tệ hơn cả là tương lai của Ukraina trước mắt vẫn rất bất định. Chính phủ Kiev đang chuẩn bị lao vào một cuộc chiến tổng lực với các tỉnh miền Đông. Từ khi diễn ra "Cuộc "Cách mạng Cam" lần thứ 2" đến nay, Ukraina đã chính thức bị xén mất khu vực Donetsk và Lugansk với 64.618km2 và bán đảo Crưm với 26.100km2. Tổng cộng Ukraina mất gần 90.000km2 và hơn 10 triệu dân.
Điều đáng nói là phương Tây không giúp được gì, trong khi hai nước Cộng hòa Donetsk và Lugansk tự xưng thì càng đánh càng mạnh. Trái ngược với EU và Mỹ, Nga không tiếc thứ gì, không tiếc điều gì để ủng hộ cho phe ly khai. Đương nhiên thôi, vì đây là lợi ích an ninh sống còn của Nga chứ không phải của NATO và Mỹ. Cho nên, Kiev không phải tiến hành cuộc chiến với phe ly khai mà thực chất là chiến tranh với nước Nga như Thủ tướng Ukraina Yatsenyuk đã cay đắng xác nhận.
Sự trừng phạt của EU - Mỹ với Nga chưa đủ độ để buộc Moskva thay đổi ý định. Sử dụng biện pháp quân sự với Nga của lực lượng NATO thì hoang tưởng. Vậy thì nhà cầm quyền Kiev sẽ lựa chọn biện pháp nào? Hoặc là đưa phần còn lại vào EU hoặc là liên bang hóa Ukraina.
Nếu chấp nhận mất miền Đông để đưa phần còn lại vào EU, thì sẽ là một cuộc tự sát chính trị, chính quyền sẽ tan rã. Tiến hành liên bang hóa theo đề nghị của Nga cách đây 9 tháng? Tình thế giờ đã khác, Donetsk và Lugansk chưa chắc chịu liên bang hóa mà họ đang có xu hướng muốn độc lập hơn, cũng chưa chắc họ sẽ sáp nhập vào Nga như Crưm. Rõ ràng chính quyền Kiev giờ không biết phải làm gì.
Theo S.Phương ( tổng hợp)
PetroTimes
Ukraine: Phe ly khai muốn đưa lực lượng gìn giữ hoà bình vào miền Đông Ngày 25/11, phiến quân ở miền Đông Ukraine đã kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) triệu tập một phiên họp khẩn cấp, qua đó có thể cho phép triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế ở vùng chiến sự này. Một số ngôi nhà bị phá hủy do trúng đạn pháo tại quận Kuibishevskiy, gần...