Những hình ảnh ‘khác thường’ của một hiệu trưởng
Mới đây, những bức ảnh chụp vội, có chất lượng không cao về một thầy hiệu trưởng trường tiểu học đã nhận về hàng nghìn lượt yêu thích và bình luận.
Người đưa những bức ảnh này lên nhóm là cô Thanh Mai, giáo viên Trường Tiểu học Quỳnh Xuân B ( thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An). Và người trong những bức ảnh là thầy Phan Văn Sáng, hiệu trưởng của trường.
“Khi nói về Hiệu trưởng trường mình thì mọi người sẽ dùng từ ngữ nào để miêu tả, nhận xét? Với tập thể giáo viên trường tôi, đó là: Tuyệt vời! Thầy không chỉ là người quản lí giỏi, chuyên môn rất vững (đều tất cả các môn, kể cả Tiếng Anh) mà còn rất chu đáo, dịu dàng với học sinh, không nề hà bất cứ công việc nào trong trường. Thầy làm từ việc chia cơm cho các em học sinh, cắt cỏ, phun khử khuẩn… đến cả lau mũi, cắt tóc, rửa mặt, cho các em học sinh, thầy cũng làm mà chúng tôi không chụp lại bởi vì đó trở thành việc hàng ngày của thầy” – cô Mai chia sẻ về người hiệu trưởng của mình.
Dưới đây là những hình ảnh nhận được rất nhiều sự yêu thích của giáo viên, phụ huynh và học sinh.
Thầy Sáng khi trực bán trú
Khi lao động. Dù ngoài kế hoạch vẫn nhiệt tình làm.
Nhổ cỏ cùng giáo viên
Thầy hiệu trưởng làm thợ cắt cỏ, vì trường… toàn cô giáo.
Gói bánh từ thiện
Video đang HOT
Thầy Sáng còn làm cả thợ xây: xây bồn hoa từ những “viên gạch xanh”.
“Viên gạch xanh” là sáng kiến do chính thầy Phan Văn Sáng đề xuất
Thầy Sáng phun khử khuẩn chống dịch cho trường.
Thầy Sáng trực tiếp đo thân nhiệt cho học sinh khi các em tới trường
Trao đổi với VietNamNet, thầy Phan Văn Sáng cho biết sau khi tốt nghiệp sư phạm năm 1995, thầy đã trải qua một số nơi công tác. Từ năm 2014, thầy về làm hiệu trưởng Trường Tiểu học Quỳnh Xuân B.
“Trường có 33 cán bộ, giáo viên, nhân viên thì chỉ có 3 người là nam giới. Tôi có quan điểm việc của trường là việc của nhà, nên những việc tôi làm ở trường cũng như làm cho nhà mình thôi”.
Hiện nay, Trường Tiểu học Quỳnh Xuân B có 658 học sinh. Người dân trong vùng này chủ yếu đi làm ăn ở địa phương khác, nên rất đông học sinh trong trường sống với ông bà nội, ngoại.
“Học sinh trong trường là con cháu trong nhà, biết nhiều em thiếu thốn tình cảm do cha mẹ đi làm ăn xa, tôi và các thầy cô trong trường vẫn hỏi han, chia sẻ với các em, chăm được các em đến đâu thì chăm. Nên có cắt tóc, tắm rửa cho các em, cháu nào lỡ sứt đầu mẻ trán, mệt mỏi, nôn mửa tôi cũng “xử lý” hết, không ngại” – thầy Sáng bày tỏ.
Không muốn nói về bản thân, nhưng thầy Sáng rất hào hứng khi nói về công việc trong trường. Có một việc mà thầy rất tâm huyết là làm những “viên gạch xanh”. Thầy cho biết cách đây 2 năm, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch thị xã Hoàng Mai về bảo vệ môi trường, thầy đã tìm hiểu và có sáng kiến nhét túi nilon bỏ đi vào các chai nhựa đã qua sử dụng, làm thành vật liệu để xây dựng.
“Tôi làm thử trước ở nhà, thấy rằng một chai nhựa có thể nhét tới hơn 200 túi nilon loại đựng khoảng 1kg. Sau đó thử thì thấy những chai nhựa này có thể chịu lực nén tới hơn 5kg. Từ đó, tôi phát động học sinh trong trường một mặt hạn chế sử dụng các bao bọc bằng nhựa, đồng thời thu gom những chai nhựa, túi nilon bỏ đi ở nhà, thậm chí cả vỏ kẹo nhựa… để ‘đóng gạch’”.
Thầy Phan Văn Sáng trong dịp kêu gọi học sinh nhà trường chung tay xử lý rác thải nhựa và túi nilon
Sau một thời gian phát động, học sinh trong trường đã làm được khoảng 1.000 “viên gạch xanh”. Số gạch này đã được thầy Sáng sử dụng để xây dựng 4 bồn trồng cây trong sân trường .
“Như vậy, các em đã thu dọn được khoảng hơn 200.000 nghìn bao nilon. Tôi vẫn còn vài trăm “viên gạch” nữa và vẫn tiếp tục vận động các em “đóng gạch” để tận dụng xây các công trình xanh cho nhà trường” – thầy Sáng chia sẻ.
Quyền Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen (HSU): Tôi chấp nhận thử thách và rủi ro
"Ghế" hiệu trưởng tại các trường đại học tư thục thời gian gần đây liên tục thay đổi.
PGS.TS Võ Thị Ngọc Thúy cùng sinh viên HSU.
Xoay quanh vấn đề này, Báo GD&TĐ có cuộc trò chuyện với PGS.TS Võ Thị Ngọc Thúy - Quyền Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen, người mới đây vừa ngồi vào vị trí cần bản lĩnh đương đầu với nhiều áp lực, thử thách.
Quyết liệt để làm, khiêm tốn để tiếp thu
- Người ta vẫn nói, ghế hiệu trưởng tại các trường tư không khác gì ghế giám đốc ở các doanh nghiệp. Làm không được việc phải chấp nhận ra đi, bà nghĩ sao về quan điểm này?
- Bất kỳ sự thử thách nào cũng hấp dẫn nhưng đồng thời luôn tiềm ẩn rủi ro. Tôi chấp nhận thử thách và rủi ro. Hiệu trưởng đại học tư phải biết dung hòa chất lượng đào tạo và chỉ tiêu tuyển sinh, tạo môi trường cho người học, người làm.
Người học muốn chất lượng, người dạy cũng cần môi trường làm việc tốt, bảo đảm lợi ích cuộc sống. Do đó, phải tính toán đầu tư làm sao để trường ngày càng phát triển. Vì vậy, hiệu trưởng đại học tư ngoài có phẩm chất giáo dục cũng phải là người biết đầu tư, vận hành bộ máy để tạo nguồn thu, chăm lo đời sống người lao động, tái đầu tư cho giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo...
Nhưng có cái khó thì mới máu lửa để làm, êm đềm quá dễ ru tôi ngủ. Khát khao của Tập đoàn Nguyễn Hoàng là giáo dục chất lượng và tầm quốc tế. Điều đó chạm đến khát khao của tôi trong giáo dục. Tôi đặt hết đam mê và tâm huyết để tiếp nối những giá trị tốt đẹp của Trường ĐH Hoa Sen - HSU, đưa HSU tiếp tục phát triển theo hướng ĐH chuẩn quốc tế, ĐH ứng dụng và chất lượng giáo dục khai phóng.
- Là nữ quản lý trẻ tuổi nhất trong các đời hiệu trưởng 5 năm trở lại đây của HSU, bà có cảm thấy áp lực khi ngồi vào vị trí này?
- Độ tuổi không nói lên tất cả năng lực, kỹ năng quản trị và khả năng đóng góp của mỗi người. Khi trẻ, khả năng tìm tòi, cầu thị học hỏi tốt hơn, luôn chưa bằng lòng với những gì mình có. Đó là lợi thế.
Tôi cho rằng, thế mạnh của mình là quyết liệt, dám làm, trẻ và khiêm tốn để có thể tiếp thu, giúp tôi không áp đặt. Tôi có 14 năm làm giáo dục, nghiên cứu khoa học. Với những am hiểu của mình, tôi nghĩ mình đủ đúng đắn khi đưa ra những quyết định tạo sự đồng thuận, tự tin thuyết phục mọi người. Và tất nhiên, tôi không cảm thấy áp lực khi ngồi vào ghế hiệu trưởng.
PGS.TS Võ Thị Ngọc Thúy - Quyền Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen.
Nhà giáo dục kiêm đầu tư
- HSU đã và đang có những giá trị nhất định. Bà có dự định gì để tiếp tục phát huy và giữ "chất riêng" của HSU?
- Chất lượng đào tạo luôn là nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng hàng đầu ở HSU. Bên cạnh chương trình đào tạo, giảng viên, hoạt động trải nghiệm của sinh viên đã sôi động nay sẽ càng sống động hơn. Sinh viên sẽ học và hành song song từ những hoạt động trải nghiệm sống động của 20 CLB được nhà trường hỗ trợ phát triển trong thời gian tới. Các em được thụ hưởng hệ sinh thái khởi nghiệp và những cơ hội việc làm trong quá trình học sau khi tốt nghiệp. Trường hướng tới một môi trường học quốc tế không chỉ cho người Việt mà còn với sinh viên khu vực.
HSU hiện nay có những chương trình quốc tế hay chương trình giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh chất lượng - Hoa Sen Plus. Với các chương trình có yếu tố quốc tế luôn có một nhà giáo dục nước ngoài điều phối. Trong thời gian tới, sẽ có sự hiện diện của một số trường ĐH tên tuổi ở HSU mà trường là đối tác chiến lược và độc quyền để tổ chức đào tạo. Bên cạnh đó, trường sẽ phát triển những chứng chỉ hành nghề quốc tế, đúng như định vị ĐH ứng dụng của trường.
Tôi không thay đổi hệ sinh thái quản trị hiện nay nhiều vì HSU từ trước đến nay đã vận hành rất tốt. Tôi chỉ đổi mới để phù hợp với sự phát triển lớn mạnh không ngừng cả về chương trình đào tạo lẫn số sinh viên. Sự đổi mới vẫn dựa trên nguyên tắc tinh gọn nhưng bảo đảm chất lượng trong đào tạo và chăm sóc sinh viên. Và như bất cứ trường ĐH nào, hệ sinh thái quản trị của HSU không chỉ nội bộ mà còn liên kết trong quản trị với các đối tác bên ngoài để tăng chất lượng đào tạo như định vị mô hình ĐH ứng dụng và chuẩn quốc tế.
- Cách thức quản lý, làm việc giữa hai môi trường Nhà nước và tư nhân rất khác biệt. Bà tự tin vào điều gì ở mình mà chấp nhận dấn thân cho thử thách chưa từng bước qua?
- Nhiều người nghĩ công - tư sẽ khác biệt rất nhiều. Nhưng trường tư cũng có tính hệ thống, tập đoàn - trường. Sở cần chủ trương của TP, trường có chủ trương của tập đoàn nhưng tính độc lập khá cao. Thầy cô trường tư linh hoạt, thích ứng khá nhanh. Tôi đang điều hành theo cách của mình trên cơ sở tiếp thu những cái tốt trước đây.
Tính nguyên tắc ở môi trường công khiến nhiều người nghĩ khó áp dụng cho trường tư. Nhưng dân chủ, phản biện phải có nguyên tắc. Tôi dung hòa hai yếu tố này. Thời gian làm việc ở chính quyền và cả thời gian làm việc ở Đại học Quốc gia đều có tính hệ thống thì ở HSU bây giờ cũng thế. Tôi cũng có thời gian học tập ở nước ngoài. Thay đổi nhiều môi trường học tập, làm việc và sinh sống nên sự linh hoạt và quyết liệt trong những quyết định của tôi đã là tính cách.
- Một trường ĐH cần ổn định bộ máy quản lý đủ lâu mới phát triển một cách bền vững cũng như tạo ra "sức bật" lớn từ chiến lược. HSU thì khác, 5 năm qua đã có 4 hiệu trưởng được mời về. Sau thời gian tiếp nhận công việc, bà cảm thấy thách thức lớn nhất trong quản trị trường ĐH tư là gì?
- Nhân sự ở ĐH tư tôn trọng sự dân chủ, cá tính và khác biệt, vừa thích nguyên tắc nhưng cũng không muốn những khuôn mẫu, rào cản. Thành công của người quản trị ĐH tư là ở chỗ biết cách để phát huy những đặc trưng này. Nếu phát huy tốt, người quản lý có nguồn lực rất mạnh, những con người dám nghĩ, dám làm những điều lớn và khác biệt.
Bên cạnh đó, thách thức lớn nhất trong quản trị ở trường ĐH tư là phải quản lý hiệu quả để liên tục đầu tư vào chất lượng giáo dục và sự phát triển của trường. Do đó, như tôi nói ở đầu, hiệu trưởng ĐH tư ngoài có phẩm chất giáo dục cũng phải là người biết đầu tư, vận hành bộ máy để tạo nguồn thu chăm lo đời sống người lao động, tái đầu tư cho giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo...
- Xin cảm ơn bà!
Hiệu trưởng trường tư: Làm sao hài hòa lợi ích? Quản lý giáo dục khác quản lý doanh nghiệp. Nếu xem nhẹ đặc thù này, hiệu trưởng khó hành nghề tốt. Vậy, để làm tốt vai trò của mình, hiệu trưởng cần hài hòa yếu tố nào? Làm giáo dục cần một quá trình chứ không thể "một sớm, một chiều". Ảnh: TG Không đánh đồng khái niệm GS.TS Trần Hữu Nghị -...