Những hình ảnh hiếm hoi trong phòng thí nghiệm virus Vũ Hán
Một loạt bức hình hiếm dưới đây cho thấy các nhà khoa học Trung Quốc mặc đồng phục như bộ đồ vũ trụ để tiến hành nghiên cứu trong phòng thí nghiệm virus.
Theo Daily Mail, Viện nghiên cứu virus Vũ Hán của Trung Quốc là nơi lưu giữ hơn 1.500 chủng của các virus chết người. Viện này chuyên nghiên cứu “những mầm bệnh nguy hiểm nhất”, đặc biệt là các virus mà vật chủ là con dơi.
Kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện tại Vũ Hán vào tháng 12/2019, viện nghiên cứu này đã trở thành tâm điểm của các học thuyết âm mưu, vốn cho rằng virus corona chủng mới có nguồn gốc từ nơi này. Trung Quốc đã phủ nhận mọi giả thuyết như vậy.
Video đang HOT
Đại dịch do virus corona chủng mới gây ra đã làm ít nhất 95.717 người thiệt mạng và hơn 1,6 triệu người nhiễm bệnh trên toàn cầu, kể từ khi nó bùng phát.
Các bức ảnh trong phòng thí nghiệm được chụp vào năm 2015 và 2017 giúp chúng ta có thể nhìn thấy những gì diễn ra bên trong viện nghiên cứu gây tranh cãi này.
Giới chức Trung Quốc cho biết, viện nghiên cứu này được xây dựng sau khi nước này trải qua dịch SARS vào năm 2002 và 2003. SARS, do một loại virus corona khác gây ra, đã cướp đi sinh mạng của 775 người và làm hơn 8.000 người toàn cầu nhiễm bệnh.
Trung Quốc mất 15 năm để hoàn thành dự án xây dựng viện nghiên cứu này, với tổng chi phí lên tới 300 triệu NDT. Pháp giúp Trung Quốc thiết kế toà nhà viện nghiên cứu. Hiện, đây là phòng nghiên cứu hiện đại nhất dạng này ở Trung Quốc.
Hoài Linh
Giới khoa học Trung Quốc tiết lộ bất ngờ về nguồn gốc virus Corona
Các nhà khoa học Trung Quốc kết luận rằng tê tê có thể là vật chủ trung gian lây truyền chủng virus corona mới (2019-nCoV), vì thịt của chúng được coi là một món ngon ở châu Á.
Trung Quốc đang nỗ lực điều chế vaccine chống lại virus corona.
Báo cáo được đưa ra vào thứ Sáu, ngày 7/2, trên kênh CGTN, trích dẫn nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học ở phòng thí nghiệm kỹ thuật và nông nghiệp hiện đại Lĩnh Nam, tỉnh Quảng Đông, dẫn đầu bởi các nhân viên Đại học Nông nghiệp Hoa Nam.
Sử dụng nhận dạng sinh học phân tử, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng hệ số dương tính với betacoronavirus của tê tê là 70%. Các nhà khoa học chưa khẳng định liệu coronavirus có thể truyền sang người từ tê tê hay không.
Một trong những nhà nghiên cứu, giáo sư Thẩm Vĩnh Nghĩa cho biết, tê tê có thể không phải là vật chủ trung gian duy nhất của virus. Ông kêu gọi công chúng tránh xa động vật hoang dã và bày tỏ hy vọng rằng nghiên cứu của họ sẽ giúp các nhà khoa học khác xác định được nhiều vật chủ tiềm năng của virus.
Tạp chí Journal of Medical Virology viết rằng nguồn lây nhiễm rất có thể là thịt rắn, được bán ở một khu chợ ở Vũ Hán, Trung Quốc.
Cũng cần lưu ý rằng 2019-nCoV là sự kết hợp của loại virus corona được tìm thấy trong dơi với một loại virus corona khác chưa biết. Vật chủ mang virus là loài rắn cạp nong và rắn hổ mang, vốn là những loài thường săn bắt dơi. Rất có thể, trong số chúng có cả những con rắn đã được bán tại chợ ở Vũ Hán.
Theo danviet.vn
Con hổ đầu tiên trên thế giới bị nhiễm coronavirus Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (WCS) vừa đưa ra thông báo, một con hổ cái được nuôi ở vườn thú New York quận Bronx bị nhiễm coronavirus chủng mới. Nadia, một con hổ cái Malaysia 4 tuổi tại Sở thú Bronx, đã thử nghiệm dương tính với coronavirus. Con hổ cái 4 tuổi tên là Nadie thuộc giống hổ Mã...