Những hình ảnh hiếm có về Campuchia thời thuộc địa (1)
Khu chợ Trung tâm Phnom Penh, kênh đào Verneville, trang phục múa Khmer truyền thống là những hình ảnh hiếm có về Campuchia thời thuộc địa.
Bến sông ở Phnom Penh, thủ đô Campuchia thời thuộc địa.
Hình ảnh được giới thiệu trên trang Indochine-souvenir.com.
Khu chợ Trung tâm Phnom Penh nhìn từ trên cao.
Một khu chợ ở Phnom Penh.
Thuyền bè trên sông Mekong, đoạn chảy qua Phnom Penh.
Kênh đào Verneville ở Phnom Penh.
Cư dân tại một ngôi làng ngoại ô Phnom Penh.
Nhóm nhạc công trong một nghi lễ cộng đồng.
Trẻ em trong một đội múa của Campuchia.
Video đang HOT
Những đứa trẻ trong trang phục múa truyền thống.
Chân dung một vũ công nhỏ tuổi.
Những vũ công nhỏ tuổi.
Chân dung một bé gái Campuchia.
Chân dung nam giới Campuchia.
Theo_Kiến Thức
Ngày nói dối 1/4 có nguồn gốc từ đâu, và vì sao hình ảnh con cá lại được sử dụng?
"Cá tháng Tư" vào ngày 1/4 hàng năm, là ngày mà mọi người có thể nói dối, trêu chọc người khác mà không sợ bị giận. Tuy đa rât phô biên trên thê giơi nhưng cho tới hiên tai nguồn gốc chính xác của ngày "Cá tháng Tư" vẫn còn rất nhiều bí ẩn với những nguồn gốc khác nhau.
Ông Obama "nhại" lại điệu cười của nhân vật Tổng thống Mỹ Frank Underwood trong phim truyền hình "House of Cards" trong ngày "cá tháng Tư" năm 2015 (ảnh: Getty)
Các nguồn gốc khác nhau của ngày "cá tháng Tư"
Giả thiết phổ biến nhất về ngày nói dối được cho là bắt đầu từ năm 1582, khi Giáo hoàng Gregory XIII ban hành một bộ lịch tiêu chuẩn mới cho những người theo đạo Thiên chúa tại châu Âu, theo đó Đức Giáo hoàng sửa lại lịch cũ và thay đôi cách tính năm nhuận cho phù hợp với năm mặt trời, để mùa màng được chính xác. Lịch mới được gọi là Lịch Gregory, lấy theo tên của Đức Giáo hoàng. Trong số các thay đổi được Giáo hoàng tiến hành, ngày đầu tiên của năm mới được bắt đầu từ 1/1, thay vì ngày 1/4 như trong lịch cũ.
Tuy nhiên, do phương tiện liên lạc thời đó còn lạc hậu, người ta truyền tin chủ yếu bằng cách chạy bộ nên không phải người dân nào cũng biết có sự thay đổi đó. Một số người châu Âu vẫn tiếp tục chúc mừng năm mới vào khoảng thời gian giữa 25/3 và 1/4. Những người này bị cho là "ngớ ngẩn" và trở thành trò cười cho thiên hạ. Phong tục "cá tháng Tư" được cho là bắt nguồn từ đây.
Hình vẽ minh họa cho những trò chọc phá trong ngày "cá tháng Tư" từ thời xưa (ảnh: Discovery)
Đó mới chỉ là một giả thiết về nguồn gốc của ngày nói dối. Theo trangHowStuffWorks.com, thực ra tiền thân của ngày "cá tháng Tư" đã xuất phát từ nhiều thế kỷ trước đó.
Người La Mã cổ đại đã từng tổ chức một lễ hội có tên Hilaria để ăn mừng sự kiện Thần Attis sống lại. Hilaria có cách phát âm gần giống với từ "hài hước" (hilarious) trong tiếng Anh. Ngày nay, Hilaria còn được biết đến với cái tên khác là "Ngày lễ cười La Mã" (Roman Laughing Day).
Tại Ý, Pháp, Bỉ, cũng như các khu vực nói tiếng Pháp ở Thụy Sĩ và Canada, ngày truyền thống được gọi là "Poisson d'avril" trong tiếng Pháp hoặc "Pesce d'aprile" trong tiếng Ý. Tại đây, mọi người thường cố gắng dán một con cá bằng giấy vào lưng của "nạn nhân" một cách lén lút mà không bị phát hiện. Những con cá giấy này xuất hiện trên nhiều bưu thiếp tại Pháp vào ngày đầu tiên của tháng Tư vào cuối thế kỷ 19 cho đến đầu thế kỷ 20. Và có lẽ do ảnh hưởng của người Pháp nên ở Việt Nam chúng ta gọi ngày này là ngày Cá tháng Tư.
Những con cá xuất hiện trong tấm bưu thiếp kỷ niệm ngày nói dối 1/4 (ảnh: Pinterest)
Thế giới ăn mừng "Cá tháng Tư" như thế nào?
Người dân ở mỗi quốc gia tiếp nhận truyền thống này theo những cách riêng để trêu chọc gia đình và bạn bè.
Tại Anh, ngày 1/4 được gọi là "April Fool", với "fool" vừa có nghĩa là "lừa bịp", cũng có nghĩa là "kẻ ngốc". Theo các nhà nghiên cứu dân gian Iona và Peter Opie, ở Vương quốc Anh và các nước từng là thuộc địa của Anh, các trò đùa thường chấm dứt vào buổi trưa. Một người tiếp tục đùa giỡn sau buổi trưa thì cũng được gọi là "kẻ ngốc".
Ở Scotland có tới hai ngày "Cá tháng Tư". Ngày thứ hai đặc biệt để trêu ghẹo phần sau lưng của mỗi người nên được gọi là "Ngày vuốt đuôi". Đây được coi là xuất phát của trò đùa "Hãy đá tôi một phát". Và những người bị lừa được gọi là "gowk" (kẻ ngốc).
Ngày "cá tháng Tư" tại Scotland (ảnh: icollect247.com)
Một số nền văn hóa không thuộc phương Tây khác có ngày lễ riêng tương tự như ngày "Cá tháng tư". Tại Ấn Độ, lễ hội sắc màu Holi được tổ chức vào ngày trăng tròn vào tháng 3 hàng năm, nơi mà mọi người ăn mừng bằng cách kể những câu chuyện cười và ném những túi bột màu vào nhau. Holi cũng là một lễ hội của sự tha thứ và bắt đầu một khởi đầu mới, với mục đích tạo ra sự hài hòa trong xã hội, bỏ lại đằng sau mọi thù hận.
Lễ hội màu sắc Holi của người Ấn Độ (ảnh: Divyakant Solanki/EPA)
Người Iran cũng có ngày lễ Sizdahbedar mang chủ đề tương tự. Ngày lễ này thường được tổ chức trùng với ngày "cá tháng tư"", là nơi những người Iran có thể chơi khăm nhau.
Đất nước Mexico kỷ niệm ngày nói dối vào 28/12. Tuy nhiên đây lại là một thời khắc buồn trong lịch sử đất nước này vì đúng ngày đó, vua Herod đã ra lệnh thảm sát trẻ em vô tội. Vì thế, những trò trêu ghẹo chỉ mang tính chất bông đùa nhẹ nhàng.
Những cú lừa "ngoạn mục" trong lịch sử thế giới
Năm 1962, chỉ có duy nhất một kênh truyền hình ở Thụy Điển và phát sóng màu đen trắng. Ngày 1/4/1962, chuyên gia kĩ thuật truyền hình Kjell Stensson xuất hiện trên các báo thông báo rằng người xem đã có thể chuyển đổi TV của mình để xem những hình ảnh với màu sắc sống động chỉ bằng cách trùm một chiếc nilon màu lên màn hình TV.
Không rõ quảng cáo đó có tính thuyết phục cao như thế nào mà hàng ngàn người đã bắt chước theo. Tất nhiên sau đó thì họ biết mình đã bị lừa một cách ngon lành.
Kjell Stensson có thể biến TV đen trắng thành TV màu chỉ bằng một mảnh nilon (ảnh: Hoaxes.org)
Năm 1980, đài BBC của Anh bất ngờ đưa tin đồng hồ Big Ben ở giữa trung tâm thành phố London sẽ được chuyển sang công nghệ kỹ thuật số để bắt kịp sự phát triển của thời đại. Bản tin cũng cho hay, 4 thính giả đầu tiên gọi điện về cho đài được tặng một chiếc kim đồng hồ của Big Ben.
Tất nhiên nhiều người đã bị mắc bẫy trước cú lừa ngoạn mục trên. Một thủy thủ Nhật Bản ở Đại Tây Dương thậm chí đã gọi điện cho BBC để đăng ký nhận giải thưởng.
Cú lừa ngoạn mục của đài BBC đã khiến không ít người "mắc lỡm" (ảnh: PA)
Vào ngày 1/4/1986, báo Le Parisienn khiến người đọc được một phen hoảng hồn vì đưa ra thông tin chính phủ Pháp quyết định dỡ bỏ tháp Eiffel. Theo đó, sau khi dỡ bỏ, biểu tượng của nước Pháp sẽ được chuyển đến và dựng lại tại công viên Disneyland. Thay vào vị trí tháp sẽ là sân vận động dành cho Thế vận hội 1992.
Nếu trò đùa trong ngày "cá tháng Tư" trở thành sự thật thì Tháp Eiffel đã bị chuyển sang Disneyland rồi (ảnh: Getty Images)
Ngày 1/4/1992, chương trình Talk of the Nation trên đài phát thanh Mỹ loan tin cựu Tổng thống Richard Nixon, người đã từ chức năm 1974 vì loạt bê bối, bất ngờ ra tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ tới. Chương trình còn phát đoạn ghi âm Nixon tuyên bố khẩu hiệu tranh cử: "Tôi đã không làm gì sai và tôi sẽ không mắc sai lầm lần nữa".
Khi nghe tin, rất nhiều thính giả đã liên tục gọi điện tới chương trình để bày tỏ thái độ giận dữ. Câu chuyện "vỡ lở" ở nửa sau của chương trình khi phát thanh viên tiết lộ, thông tin chỉ là bịa đặt nhân ngày "cá tháng Tư" và giọng của ông Nixon thực ra là do một danh hài làm giả.
Cựu Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã khiến hàng nghìn người nổi giận vì trò đùa của chương trình Talk of the Nation vào ngày "cá tháng Tư" (ảnh: listverse.com)
Năm 1998, tập đoàn đồ ăn nhanh lớn nhất của Mỹ Burger King đã dành hẳn một trang trên tờ USA Today để giới thiệu loại bánh kẹp đặc biệt dành cho 32 triệu người thuận tay trái ở Mỹ. Sau khi tờ báo được phát hành, Burger King đã nhận được hàng nghìn đơn đặt hàng cho loại bánh mới. Cú lừa trong "Ngày nói dối" khiến cả nước Mỹ "sôi sục" được cho là chiến lược marketing có hiệu quả của Burger King vào thời điểm đó.
Quảng cáo về burger dành cho người thuận tay trái của hãng Burger King trên tờ USA Today (ảnh: Hoaxes.org)
Vào năm 2013, YouTube đăng tải đoạn video thông báo sẽ đóng cửa vào ngày "cá tháng Tư" với lí do Youtube đến nay đã tròn 8 năm tuổi đời và thực chất chỉ là một cuộc thi và đang dần đi đến hồi kết. Theo đó, YouTube sẽ đóng cửa 10 năm để "thẩm định" tất cả video đã đăng tải. Giải thưởng dành cho người chiến thắng sẽ được trao vào năm 2023 khi dịch vụ này hoạt động trở lại.
Dĩ nhiên khi xem xong đoạn video này mọi người có thể nhận thấy đây chỉ là một trò đùa "Cá tháng tư" của Google. Việc đóng cửa Youtube tại thời điểm này là hoàn toàn không thể bởi đây hiện là dịch vụ video lớn nhất thế giới với hơn 1 tỷ lượt truy cập mỗi tháng.
Theo VnTinnhanh
Những hình ảnh chụp Triều Tiên bằng Smartphone Phóng viên ảnh Xiaolu Chu của trang Getty đã ghi lại các hình ảnh về quốc gia Triều Tiên qua ống kính máy điện thoại. Vào tháng 8/2015, trên hành trình từ Tumangang để tới Bình Nhưỡng, phóng viên ảnh Xiaolu Chu đã ghi lại nhiều hình ảnh về Triều Tiên qua ống kính điện thoại di động. Chuyến tàu anh bắt kéo...