Những hình ảnh gợi nhớ về thời thanh xuân dữ dội, trước khi biến cố lớn của làng game huỷ hoại tất cả
Đã từng có một thời, game online tại Việt Nam phát triển nở rộ đến như thế này đây. Đó là cả một bầu trời thanh xuân của thế hệ 8x và 9x.
Cách đây hơn 10 năm, hay nói chính xác thì gần 15 năm trước, thị trường game online Việt thực sự bước vào giai đoạn phát triển nở rộ và thăng hoa nhất. Đó cũng là giai đoạn chứng kiến hàng loạt những tựa game huyền thoại của làng nét ra đời như Võ Lâm Truyền Kỳ, MU Online, Audition, Đột Kích, Kiếm Thế…
Chính những bom tấn hoành tráng một thời phát triển như trăm hoa đua nở đã khiến cho những dịch vụ như quán game, tiệm nét phát triển bùng nổ hơn bao giờ hết. Ngày ấy, các quán nét, tiệm game mọc lên như nấm sau mưa. Thời điểm đó, các quán game đầu tư cũng không cần phải bỏ một khoản tiền quá lớn khi những cấu hình tầm trung là có thể trải nghiệm mượt mà phần lớn các trò chơi online ngày ấy.
Thế nhưng, cái gì cũng có những quy luật phát triển của nó. Từ mới chớm cho đến nở rộ thăng hoa rồi suy tàn cũng nhanh không kém. Còn nhớ sau giai đoạn bùng nổ thì cũng là thời điểm quy định quán game, tiệm nét không được mở gần trường học tối thiểu 200m ra đời khiến cho nhiều cửa hàng phải đóng cửa.
Video đang HOT
Cùng với đó là giai đoạn mà các quy định kiểm soát nội dung của game online cũng như vấn đề bạo lực về hình ảnh, lối chơi ra đời khiến cho nhiều tựa game và NPH phải tuyên bố đóng cửa. Trong giai đoạn khốc liệt ấy, những tựa game mang tính bao lực cao như Biệt Đội Thần Tốc hay Đặc Nhiệm Anh Hùng của VNG và FPT Online buộc phải đóng cửa.
Những tựa game còn lại, muốn được tiếp tục phát hành cần phải có những chỉnh sửa về mặt hình ảnh để khiến cho game trở nên bớt bạo lực hơn. Hãy nhớ lại hình ảnh búa gỗ và xuyên táo theo đúng nghĩa đen của Đột Kích đã ra đời như thế nào, thì đó chính là thời điểm nhạy cảm và biến cố của thị trường game online Việt đó.
Sau này, khi game online chuyển dịch sang nền tảng mobile, cùng với việc máy tính tại nhà đã trở thành một vật thiết yếu khiến cho các tiệm nét cơ bản gần như không còn đất sống. Khi mà một bộ phận chuyển dịch sang các phòng máy hiện đại cao cấp thì cũng là lúc chứng kiến dấu chấm hết cho những quán game 3.000 VNĐ/giờ đã gắn liền với tuổi thơ và thanh xuân của biết bao người.
Thực chất, dù có máy tính tại nhà nhưng cảm giác được ra nét cùng lũ bạn, dù để bắn mấy trận Đột Kích hay đơn giản là lập hai team để chơi “Háp Lai” cũng thực sự phấn khích hơn việc ở nhà một mình rất nhiều. Giờ đây, khi nhìn lại những hình ảnh này mới thấy, thế hệ game thủ 8x và 9x chúng ta đã già thật rồi.
Bị phụ huynh gank net - "văn hóa" lâu đời đã biến mất theo thời gian của game thủ Việt
Những thứ tưởng như khá thân quen với game thủ Việt trong quá khứ giờ đang có dấu hiệu mất dần.
Quả thật, rất khó để có thể so sánh lứa game thủ ngày xưa với hiện tại, khi mà giữa hai bên tồn tại vô số những khoảng cách về mặt thế hệ, điều kiện cũng như khác biệt theo thời gian và sự phát triển của ngành game. Nhưng có một thực tế là, với sự hiện đại hóa và tăng tốc như vũ bão của ngành game hiện nay, ngày càng nhiều những ký ức, kỷ niệm, văn hóa tưởng như mãi bền vững của game thủ Việt giờ đây lại đang mất dần.
Kỷ niệm đẹp của tuổi thơ lứa game thủ 8-9x
Chắc chắn, đây từng là một trong những điều không mong muốn nhất mà bất cứ game thủ thế hệ 8-9x nào cũng đều ước gì mình không gặp phải. Gần như cuộc đời game thủ, ai cũng phải trải qua điều này ít nhất một lần và nhận về cho mình những bài học đầy đau đớn. Tuy nhiên, đó cũng là một phần kỷ niệm, ký ức khá đẹp của tuổi thơ mà giờ đây, có muốn tìm về cũng chẳng được.
Đa phần trong số đó đều là những buổi trốn học đi chơi, cả học thêm lẫn học chính. Và chính như vậy, tội trạng của các game thủ mới ngày càng nặng nề. Thậm chí còn có không ít trường hợp, các bậc phụ huynh còn giận dữ tới mức lựa chọn combat ngay tại quán net khiến không ít người giờ đây nhìn lại cũng phải cảm thấy hài hước.
Văn hóa đang dần dần biến mất
Vì đơn giản, cuộc sống ngày nay càng trở nên bận rộn, các bậc phụ huynh có lẽ cũng không còn quá nhiều thời gian để "trông coi" con em mình từng phút giây như trước. Bên cạnh đó, với sự bùng nổ của các tựa game mobile cũng như việc có thể chơi game trên các thiết bị như smartphone, iPad và gần như nhà nào cũng đều có một dàn PC thì việc chơi game đã không còn quá khó khăn, khan hiếm như trước. Và điều này cũng dẫn tới việc các game thủ cũng chẳng mặn mà, quý báu những phút giây được ra net như xưa vì chơi game bây giờ dễ dàng quá mà, không như cái thời các quán net cỏ là thiên đường của lứa tuổi học sinh.
Cũng phải kể tới việc đa phần các màn gank net thời xưa hầu hết đều diễn ra ở các quán net cỏ, nơi có diện tích nhỏ hẹp, dễ tìm ra "nghi phạm". Tuy nhiên, khi net cỏ dần biến mất, các cyber mọc lên như nấm với diện tích rộng, nhiều khu riêng biệt và nhiều tầng phức tạp, cũng thật khó cho các phụ huynh có thể tìm được con em mình dễ dàng như xưa. Và gần như những năm gần đây, chẳng còn vụ "gank net" nào đáng chú ý nữa.
Tất nhiên, với sự phát triển của ngành công nghiệp game online và cả cách nhìn nhận của xã hội, các vụ gank net đang ngày một ít đi cũng là điều dễ hiểu. Nhưng quả thật, đó cũng từng là một nét "văn hóa" lâu đời, bền vững được kế thừa qua nhiều thế hệ game thủ và tới ngày nay thì đã mai một, thậm chí là biến mất hoàn toàn rồi. Cũng đáng để nhiều người hoài niệm đấy chứ.
Game "cày cuốc" trên PC thật sự đã chết ở Việt Nam hay đang chờ cơ hội để trỗi dậy? Thực tế, đã khá lâu rồi làng game Việt không có một siêu phẩm cày cuốc PC đích thực. Kể từ sau thời của những Võ Lâm Truyền Kỳ, MU Online và Kiếm Thế, không quá khó để nhận ra một thực tế rằng làng game Việt thật sự thiếu vắng đi những siêu phẩm game cày cuốc có chất lượng, xứng đáng...