Những hình ảnh gây sốc về thảm kịch khủng bố 11/9
Ngày thứ Ba 11/9/2001 bắt đầu như bình thường và không ai hay biết những gì xảy ra với nước Mỹ sáng hôm đó đã đi vào lịch sử như một nỗi khiếp đảm kéo dài suốt nhiều năm trời.
Loạt vụ tấn công kinh hoàng nhằm vào nước Mỹ đã khiến cả thế giới chấn động và bàng hoàng. Bốn máy bay thương mại bị những kẻ khủng bố khống chế đã đâm vào các mục tiêu, trong đó có tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại thế giới ở thành phố New York.
Lúc 8h46, chuyến bay 11 của hãng American Airlines – trên đường tới Los Angeles, bị các phần tử khủng bố al-Qaeda cướp tại sân bay Boston – đâm thẳng vào tháp phía bắc của Trung tâm Thương mại Thế giới.
Mọi người hoảng loạn, không tin vào mắt mình khi chứng kiến tòa nhà bốc cháy với khói đen cuồn cuộn bốc lên. Họ ngỡ đó là một tai nạn, cho đến 17 phút sau khi chiếc máy bay thứ 2, số 175 của United Airlines, đâm vào tòa tháp phía nam lúc 9h03.
Đúng 10h30, tòa tháp đôi đổ sập, khiến nhiều người chạy tán loạn, tìm cách thoát thân.
Ở cách đó 370km, chuyến bay 77 của American Airlines bị bọn không tặc đâm thẳng vào tòa nhà của Lầu Năm Góc ở Virginia lúc 9h37. Chuyến bay 93 của United Airlines thì lao xuống một cánh đồng gần Shanksville, Pennsylvania, lúc 10h03.
Chỉ trong chưa đầy 2 giờ đồng hồ, 2.996 người đã thiệt mạng và hơn 6.000 người bị thương, trong đó có hàng trăm lính cứu hỏa và sĩ quan cảnh sát, những người vội vã tới hiện trường để làm nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn.
Vô số hình ảnh về thảm kịch khủng khiếp này đã mau chóng lan truyền khắp toàn cầu. Cả thế giới bàng hoàng chứng kiến những khoảnh khắc đen tối nhất trong lịch sử hiện đại, với hàng nghìn người vô tội chết trong tay bọn khủng bố.
Mạng lưới khủng bố al-Qaeda dưới sự chỉ huy của Osama bin Laden ngay lập tức bị nghi là thủ phạm. Mỹ đã đáp trả bằng việc phát động cuộc chiến chống khủng bố và xâm lược Afghanistan để lật đổ Taliban, lực lượng bảo trợ và che giấu al-Qaeda.
Osama bin Laden ban đầu phủ nhận mọi cáo buộc liên quan, nhưng vào năm 2004, ông ta đã nhận trách nhiệm, viện lý do hành động là vì Mỹ ủng hộ Israel, triển khai quân tại Ảrập Xêút và trừng phạt Iraq.
Sau gần một thập niên lẩn trốn, trùm khủng bố này đã bị đặc nhiệm SEAL của Hải quân Mỹ tiêu diệt tại Pakistan vào tháng 5/2011.
Một số hình ảnh lột tả mức độ kinh hoàng của loạt vụ tấn công 11/9/2001:
Chuyến bay 175 United Airlines lao thẳng vào tòa tháp thứ 2 của Trung tâm Thương mại Thế giới. Ảnh: AP
Khói bốc lên và những mảnh vỡ văng tung tóe từ tháp nam của Trung tâm Thương mại thế giới khi tòa nhà đổ sập. Ảnh: AP
Bức ảnh này được biết đến với tựa đề “Người đàn ông đang rơi”. Một người không rõ danh tính đã ngã từ tháp bắc của Trung tâm Thương mại Thế giới khi tòa nhà bị tấn công. Ảnh: AP
Người dân Mỹ bàng hoàng và đau đớn khi tận mắt thấy vụ khủng bố diễn ra. Ảnh: AAP
Một bức ảnh “Người đàn ông đang rơi” nữa tại Trung tâm Thương mại Thế giới. Ảnh: News Corp Australia
Trung tâm Thương mại Thế giới đổ sập ngày 11/9/2001. Ảnh: Alamy
Lính cứu hỏa và một người dân rời khỏi hiện trường. Ảnh: NY Daily News Archive
Đặc vụ Thomas Armas vác một người phụ nữ bị thương ra xe cứu thương sau khi Trung tâm Thương mại Thế giới đổ sập. Ảnh: NY Daily News Archive
Cựu chánh văn phòng Nhà Trắng Andy Card thông báo cho Tổng thống George W. Bush về vụ khủng bố ở Trung tâm Thương mại Thế giới khi ông đang thăm trường tiểu học Emma E. Booker ở Sarasota, Florida. Ảnh: AAP
Mọi người cố chạy thoát thân khi một tòa tháp của Trung tâm Thương mại Thế giới đổ sập. Ảnh: AAP
Hình ảnh từ trên cao được hãng ABC News ghi lại.
Joseph Kelly, Srinath Jinadasa và George Sleigh bước ra từ đống tro bụi của Trung tâm Thương mại Thế giới. Ảnh: News Corp Australia
Các đặc vụ FBI, lính cứu hỏa, nhân viên cứu hộ và kỹ sư làm việc tại hiện trường vụ khủng bố ở Lầu Năm Góc ngày 14/9, nơi máy bay của American Airlines bị không tặc đâm vào ngày 11/9. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ
Chuyến bay 93 của United Airlines lao xuống một cánh đồng gần Shanksville, Pennsylvania. Ảnh: History.com
Giấc mơ phi công bị Covid-19 đánh cắp
Joshua Weinstein bắt đầu được đào tạo để trở thành phi công hồi tháng một, nhưng Covid-19 bùng phát có thể khiến anh phải từ bỏ ước mơ.
Phi công luôn là nghề nghiệp "trong mơ" của Weinstein. Tuy nhiên, vào thời điểm Weinstein thi đại học năm 2002, ngành công nghiệp hàng không rơi vào khủng hoảng, khiến anh quyết định trở thành một giáo viên trung học tại Mỹ.
Sau hơn một thập kỷ làm giáo viên, Weinstein ngày càng nghe nhiều về tình trạng thiếu hụt phi công thương mại. Cuối cùng, anh từ bỏ nghề giáo hồi năm 2018 để theo đuổi ước mơ được bay. Mọi thứ diễn ra tốt đẹp, khi Weinstein hồi tháng 1 bắt đầu được đào tạo để làm việc cho ExpressJet, hãng hàng không Mỹ khai thác các chuyến bay nội địa cho United Airlines.
Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 khiến con đường hiện thực hóa ước mơ của Weinstein một lần nữa gặp trở ngại, bởi tình trạng đình trệ của ngành hàng không toàn cầu khiến sự nghiệp của những người mới vào nghề như anh bị trì hoãn, thậm chí có thể đẩy hàng nghìn phi công vào cảnh thất nghiệp. "Điều tồi tệ nhất hiện nay là không ai biết chuyện gì sẽ xảy ra", Weinstein nói.
Joshua Weinstein, người đang được đào tạo làm phi công của hãng ExpressJet, Mỹ. Ảnh: NY Times.
Một số người có kinh nghiệm trong ngành hàng không đã dự đoán trước viễn cảnh này. "Đây là một ngành nghề đầy thăng trầm", Lisa Archibald, phi công 41 tuổi của hãng Delta Airlines, cho biết. "Bạn làm việc trong lĩnh vực này chỉ bởi tình yêu nghề".
Tương tự Weinstein, chặng đường sự nghiệp của Archibald cũng gian nan. Sau khi tốt nghiệp Trường Công nghệ Vận tải và Hàng không thuộc Đại học Purdue, cô được tuyển vào hãng American Eagle, thuộc sở hữu của American Airlines. Tuy nhiên, khi Archibald mới chỉ bắt đầu đi làm được vài tuần, vụ khủng bố 11/9 xảy ra, khiến cô phải nghỉ việc.
Khoảng một năm sau, Archibald tìm được việc làm phi công tư nhân và duy trì công việc này suốt 15 năm. Cô gia nhập hãng Delta Airlines hồi tháng 5/2017.
Theo bình luận viên Niraj Chokshi của NY Times, tâm huyết với nghề là động lực thúc đẩy các phi công chấp nhận dành nhiều năm tham gia chương trình đào tạo khắc nghiệt, cố gắng đạt số giờ bay tối thiểu và đủ tiêu chuẩn cần thiết để trở thành phi công cho một hãng hàng không thương mại.
Weinstein ước tính anh mất khoảng 50.000-70.000 USD chi phí học bay, trong khi tại ExpressJet, phi công mới thường chỉ kiếm được khoảng 36.000 USD trong năm đầu tiên.
Nhiều phi công vay hàng chục nghìn USD để trang trải chi phí huấn luyện và có thể mất nhiều năm để trả hết nợ. Các phi công kỳ cựu tại những hãng hàng không lớn có thể kiếm được tới 300.000 USD/năm, nhưng mức lương khởi điểm tại các hãng nội địa có thể chỉ ở mức 30.000 USD, theo nhóm cố vấn Future & Active Pilot Advisors.
Do hàng loạt thử thách trước khi phi công bước vào nghề, các hãng hàng không những năm gần đây vô cùng lo lắng về vấn đề tuyển đủ phi công, đến mức phải thực hiện các bước nhằm đảm bảo nguồn nhân lực ổn định. Hồi tháng hai, hãng United Airlines cho biết họ sắp mua một trường đào tạo bay ở Phoenix, bởi ước tính sẽ cần tuyển hơn 10.000 phi công vào năm 2029.
Giám đốc điều hành Boeing năm ngoái cũng nhận định thiếu hụt phi công là "một trong những thách thức lớn nhất" mà ngành hàng không đang đối mặt. Nhu cầu di chuyển bằng máy bay trên toàn thế giới đang tăng lên vô cùng nhanh chóng, khiến các hãng hàng không cần tuyển khoảng 645.000 phi công trong hai thập kỷ tới để bắt kịp tốc độ này, riêng tại Bắc Mỹ là 131.000, Boeing dự báo.
"Trong lịch sử, phần lớn phi công dân dụng là cựu phi công quân sự. Tuy nhiên, lực lượng vũ trang gần đây đã tăng thời hạn phục vụ tối thiểu, khiến phần lớn phi công dân dụng trong 10 năm qua là người dân sự", Mike Wiggins, trưởng khoa Khoa học Hàng không thuộc Đại học Hàng không Embry-Riddle của Mỹ, cho biết.
Tình trạng thiếu phi công đã diễn ra từ lâu, nhưng thường bị đẩy lùi bởi những sự kiện như vụ khủng bố 11/9, cuộc đại suy thoái năm 2008 và quyết định nâng tuổi nghỉ hưu của phi công từ 60 lên 65 của Cơ quan Quản lý Hàng không Liên bang Mỹ (FAA). Covid-19 có khả năng càng làm vấn đề trầm trọng hơn.
Mặc dù các tuyến hàng không đã được khôi phục phần nào sau khi Covid-19 lắng dịu ở nhiều khu vực, hoạt động của ngành này vẫn chỉ tương đương khoảng 1/4 năm ngoái, theo dữ liệu an ninh sân bay. Hầu hết chuyên gia đánh giá quá trình hồi phục của ngành hàng không sẽ chậm và không đồng đều, bởi quy định giữa các nước khác nhau và không thể đoán trước tình hình đại dịch.
Để chuẩn bị cho tương lai bất định, các hãng hàng không lớn của Mỹ đang dự trữ hàng tỷ USD tiền mặt. Nếu doanh số bán vé không sớm phục hồi, American Airlines, Delta Air Lines, Southwest Airlines và United Airlines cho biết họ có thể cắt giảm nhân sự ngay vào ngày 1/10.
"Rất nhiều yếu tố vẫn đang diễn ra. Rõ ràng số lượng phi công không thể tăng vào thời điểm này, trong khi những đợt nghỉ hưu vẫn tới, thời gian vẫn trôi", Wiggins nói.
Weinstein hiểu rõ những khó khăn. Anh mơ ước trở thành phi công từ khi 6 tuổi, nhưng các lựa chọn sự nghiệp dường như đều sai thời điểm. Weinstein vào đại học ngay sau vụ khủng bố 11/9 và tốt nghiệp giữa lúc đại suy thoái bùng phát.
Ngay cả khi Weinstein chuẩn bị chạm tới ước mơ ngồi trong buồng lái, ExpressJet hồi tháng 5 thông báo đợt đào tạo của anh và hàng chục phi công khác đã bị hoãn. Weinstein phải trở lại trường đào tạo phi công để ôn lại kiến thức và bay cùng các học viên khác mỗi khi có dịp.
Weinstein và Archibald vẫn duy trì liên lạc với những đồng nghiệp cũ, chờ đợi tình hình trong vài tháng tới và cách nhà tuyển dụng sẽ hành động, cũng như còn bao nhiêu công việc được duy trì sau khi các gói cứu trợ liên bang hết hiệu lực.
Mặc dù vậy, Weinstein khẳng định mọi nỗ lực đều xứng đáng, bất chấp kết quả ra sao.
"Tôi đã được tuyển vào một hãng hàng không, nhận được công việc và hoàn thành ước mơ. Một phần trong tôi tự nhủ rằng không bao giờ được hối tiếc về giai đoạn đó, bởi tôi đã dồn sức vào điều gì đó và thành công", Weinstein nói.
Mức lương phi công trên thế giới 30 Mỹ nguy cơ tiếp tục 'vỡ trận' trước Covid-19 118
Người sống sót trong vụ khủng bố 11/9 chết vì Covid-19 Stephen Cooper, người đàn ông trong bức ảnh chạy khỏi tòa Trung tâm Thương mại Thế giới sụp đổ 19 năm trước, qua đời sau khi nhiễm nCoV. Cooper là một kỹ sư điện sống ở New York, Mỹ và trở nên nổi tiếng sau khi phóng viên ảnh của AP ghi lại hình ảnh ông trong đoàn người hoảng hốt tháo chạy...