Những hình ảnh chứng minh Bhutan xứng danh là “vương quốc hạnh phúc nhất thế giới”
Bhutan coi “Tổng hạnh phúc quốc gia” là thước đo có giá trị và quan trọng hơn “Tổng sản phẩm quốc nội”.
Trong vài năm gần đây, Bhutan, đất nước nhỏ bé nằm trên dãy Himalaya đã trở thành một điểm đến du lịch nổi tiếng toàn cầu. Điều khiến Bhutan được chú ý đến vậy chính là danh xưng “ vương quốc hạnh phúc nhất thế giới”. Bhutan mang một dáng vẻ hoàn toàn khác biệt với thế giới: bình yên, sương gió, mộc mạc, giản dị nhưng vô cùng hạnh phúc. Và quả thật, theo nhiều cuộc điều tra, chất lượng sức khỏe tinh thần của vương quốc luôn ở mức rất cao mà không phải do kinh tế phát triển.
Vào những năm 1970, các nhà lãnh đạo của Bhutan đã quyết định rằng “Tổng hạnh phúc quốc gia” là một thước đo có giá trị hơn Tổng sản phẩm quốc nội. Kể từ đó, chính quyền đã có rất nhiều chính sách để thúc đẩy sức khỏe tinh thần của người dân. Có nhiều lý do khiến người Bhutan hạnh phúc đến thế mà thế giới bên ngoài khó có thể hiểu được hoàn toàn.
Bhutan là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về năng lượng sạch. Ẩn bên dưới những ngọn núi là những đường hầm khổng lồ và tua-bin thủy điện tận dụng mưa gió và tuyết tan từ dãy Himalaya để cung cấp năng lượng cho quốc gia.
Tôn giáo phổ biến nhất ở đây là Phật giáo. Người Bhutan yêu thiên nhiên và có tư tưởng luôn tìm kiếm sự bình yên trong tâm hồn, sống thanh tịnh nhẹ nhàng.
Vào những năm 1970, Bhutan đã bác bỏ GDP là cách duy nhất để đo lường thành công, thay vào đó họ quyết định đi theo cái mà họ gọi là Tổng Hạnh phúc Quốc gia. Quốc vương Jigme Singye Wangchuck chính là người đưa ra khái niệm này. Trong ảnh là các công nhân đang chuẩn bị các bức chân dung của cựu vương và con trai của ông, Vua Jigme Khesar Namgyel Wangchuck hiện tại nhân dịp sinh nhật lần thứ 60.
Thế nhưng, Bhutan không hề lạc hậu hay sống tách biệt với thế giới hiện đại phương Tây. Ở đất nước này vẫn có mọi thứ, từ rapper đến ban nhạc pop chịu ảnh hưởng của các nhạc sĩ từ khắp nơi trên thế giới.
Video đang HOT
Trong ảnh là hướng dẫn viên du lịch Karma Lotey đang mặc trang phục truyền thống của người Bhutan. Cả nam và nữ đều mặc đồng phục truyền thống trong giờ làm việc. Đàn ông mặc bộ đồ gọi là gho, trong khi phụ nữ mặc kira, một chiếc váy dài. Họ yêu, tự hào và coi đồ truyền thống là trang phục mặc hằng ngày.
Thủ đô Thimphu của Bhutan là một trong những khu vực phát triển nhất của đất nước.
Ở Bhutan không có đèn giao thông. Người dân đã từng phản đối khi cột đèn giao thông đầu tiên được lắp đặt và chính quyền đã tháo bỏ nó ngay sau đó.
Bắn cung là một môn thể thao rất phổ biến trong văn hóa Bhutan. Trong hình là một người đàn ông nông dân đang bắn cung ở Paro, Bhutan.
Bhutan là quốc gia đầu tiên trên thế giới có quy định trong hiến pháp yêu cầu người dân phải bảo vệ môi trường. Ít nhất 60 phần trăm diện tích quốc gia phải luôn trong tình trạng che phủ rừng. Đây cũng là quốc gia duy nhất trên thế giới cấm bán thuốc lá.
Nguồn: The Guardian, Insider
Từ bỏ chiến lược 'Không COVID', vương quốc hạnh phúc Bhutan mở cửa đón khách du lịch
Bhutan sẽ đón khách du lịch quốc tế trở lại từ tháng 9, khi vương quốc nằm trên dãy núi Himalaya này nới lỏng chính sách 'Không COVID' nghiêm ngặt sau hơn 2 năm đóng cửa biên giới để ngăn chặn virus lây lan.
Tu viện Punakha Dzong, một trong những tu viện lớn nhất châu Á, ở Punakha, Bhutan. Ảnh: Shutterstock
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc), Bhutan - vương quốc từng nhiều lần được xếp hạng quốc gia hạnh phúc nhất thế giới - đã kiểm soát thành công đại dịch COVID-19. Tính từ đầu đại dịch đến nay, Bhutan ghi nhận tổng cộng 61.076 ca mắc COVID-19 và chỉ có 21 ca tử vong.
Vương quốc này đã triển khai chiến dịch tiêm chủng thần tốc cho người dân. Dân số ít giúp Bhutan tiêm chủng nhanh chóng, nhưng thành công này còn phụ thuộc vào sự tận tâm của các tình nguyện viên dân sự "desuups". Bhutan cũng có hệ thống lưu trữ vaccine hiệu quả từng được sử dụng trong các đợt tiêm chủng trước đó.
Tuy nhiên, đất nước nhỏ bé gần 800.000 dân, nằm giữa Trung Quốc và Ấn Độ, đang phải vật lộn với tác động của giá dầu và ngũ cốc tăng cao do xung đột ở Ukraine, cũng như tác động kéo dài của đại dịch.
Ông Dorji Dhradul, Giám đốc của Hội đồng Du lịch Bhutan, cho rằng việc Bhutan mở cửa trở lại từ ngày 23/9 sẽ đi kèm với một số thay đổi lớn về quy định. Nước này đã bỏ quy định thanh toán trước bắt buộc cho các chuyến du lịch trọn gói - được gọi là "Chi phí trọn gói hàng ngày tối thiểu" thường ở mức từ 200 USD đến 250 USD/đêm cho mỗi khách du lịch. Gói này bao gồm chi phí chỗ ở, dịch vụ đưa đón khắp Bhutan, các bữa ăn và Phí Phát triển Bền vững (SDF).
Giờ đây, du khách có thể tự nộp đơn xin cấp thị thực và có thể lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ khi đến Bhutan. Trước đây, họ phải lập kế hoạch và chi trả cho toàn bộ chuyến đi thông qua một công ty du lịch do chính phủ ủy quyền.
"Chúng tôi hy vọng thay đổi này sẽ thúc đẩy sự sáng tạo giữa các dịch vụ du lịch, giúp du khách linh hoạt hơn trong việc lựa chọn dịch vụ với mức phí phù hợp", ông Dhradhul nói. Tuy nhiên, du khách vẫn sẽ phải trả Phí Phát triển Bền vững, tăng từ 65 USD/đêm lên 200 USD/đêm.
Du khách đi ngang qua các quầy hàng tại khu chợ ở thủ đô Thimphu của Bhutan năm 2018. Ảnh: AFP
Khung cảnh núi non hùng vĩ, những khu rừng hoang sơ, kho tàng động thực vật phong phú ,tu viện Phật giáo và cung điện nguy nga cùng những ngôi nhà mộc mạc đã khiến Bhutan trở thành điểm đến du lịch nổi tiếng trên thế giới.
"COVID-19 thực sự đã thức tỉnh chúng tôi đánh giá lại ngành du lịch của đất nước," ông Dhradul nói. Ông giải thích rằng việc điều chỉnh phí Phát triển Bền vững sẽ đảm bảo cho du khách tiếp cận được các mục tiêu phát triển bền vững và chỉ số Tổng Hạnh phúc Quốc gia ở đất nước không phát thải carbon, giúp cân bằng vật chất với các mục tiêu quan trọng khác về sự hoàn thiện về cảm xúc và tinh thần.
Chính phủ cũng đã quyết định mở cửa một số khu vực trước đây không đón khách du lịch. Ông Dhradul nói: "Chúng tôi sẽ sớm mở cửa các địa điểm tham quan mới cho khách du lịch ở Samste và Gelephu ở phía nam và Jongkhar ở phía đông. Chúng tôi hy vọng những điểm đến mới này sẽ đa dạng hóa hành trình và trải nghiệm của du khách".
Kể từ những năm 1970, Chính phủ Bhutan đã thực hiện chính sách "du lịch giá trị cao, số lượng thấp" để cân bằng lợi nhuận kinh tế với việc bảo tồn hệ sinh thái và môi trường Himalaya vốn dễ tổn hại. Quốc gia này đã điều tiết lượng khách du lịch cẩn trọng theo năng lực của khách sạn và phương tiện vận chuyển.
Du lịch là ngành mang lại doanh thu lớn thứ hai sau thủy điện và là lĩnh vực tạo ra nhiều việc làm nhất tại Bhutan. Tuy nhiên, đại dịch đã ảnh hưởng nặng nề đến lĩnh vực này cũng như nguồn thu của chính phủ.
Đầu tháng 8, Bhutan đã cấm nhập khẩu tất cả các phương tiện giao thông, ngoại trừ các phương tiện tiện ích, máy móc hạng nặng và máy móc nông nghiệp để tiết kiệm nguồn dự trữ ngoại hối đang cạn kiệt. Tuy nhiên, Bộ Tài chính Bhutan vẫn cho phép nhập khẩu các phương tiện tiện ích có giá dưới 18.750 USD và miễn thuế cho những phương tiện được sử dụng để quảng bá du lịch.
Theo dữ liệu do Cục Tiền tệ Hoàng gia Bhutan công bố vào tháng trước, dự trữ ngoại hối của quốc gia này đã giảm từ 1,46 tỷ vào cuối tháng 12/2020 xuống 970 triệu USD vào tháng 4/2021.
Lạc vào "vương quốc trên mây" Bhutan Ở độ cao trên những tầng mây, Bhutan có những làng mạc dung dị, yên bình cùng con người thân thiện, đền thờ thiêng liêng được bao quanh bởi thiên nhiên hùng vĩ. Dưới đây là những điểm đến không thể bỏ lỡ khi ghé thăm đất nước Nam Á xinh đẹp này: Tu viện Tashicho Dzong (Thimphu Dzong) Dzong là lối kiến...