Những hình ảnh chưa từng thấy trong ngày công viên Disney đầu tiên trên thế giới tái mở cửa
Hôm thứ Hai (11/5), Disneyland Thượng Hải, công viên đầu tiên trong hệ thống các công viên chủ đề của tập đoàn Disney đã mở cửa lại sau một thời gian ngưng hoạt động vì đại dịch COVID-19.
Trung Quốc – nơi dịch bệnh bùng phát đầu tiên vào tháng 12 năm ngoái, cũng là quốc gia đầu tiên tái khởi động các nhà máy và ngành kinh doanh sau khi tuyên bố đã thành công kiềm chế được dịch bệnh.
Mặc dù vậy, Disneyland Thượng Hải vẫn giới hạn số du khách mỗi ngày, cũng như yêu cầu toàn bộ nhân viên và du khách phải đeo khẩu trang, cũng như thường xuyên kiểm tra thân nhiệt.
“Chúng tôi hy vọng việc tái mở cửa ngày hôm nay sẽ được coi là ánh sáng báo hiệu trên toàn cầu, đem lại hy vọng và cảm hứng cho mọi người”, chủ tịch Disney Resort Thượng Hải Joe Schott phát biểu trước báo giới.
Một số hình ảnh trong ngày tái mở cửa đầu tiên của Disneyland Thượng Hải (ảnh: AP)
Dưới tác động các lệnh phong tỏa và hạn chế, du lịch là một trong những ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong và sau đại dịch.
Disneyland Thượng Hải và Disneyland Hong Kong đóng cửa từ ngày 25/1 sau khi Trung Quốc cách ly nhiều thành phố nhằm kiềm chế virus corona mới lây lan. Một tháng sau đó tới lượt Disneyland Tokyo ngưng hoạt động và bắt đầu từ tháng 3, các công viên ở Mỹ cũng như châu Âu lần lượt rơi vào chung tình cảnh .
Tại buổi lễ tái mở cửa Disneyland Thượng Hải, du khách – một số mặc những bộ trang phục nhân vật hoạt hình nổi tiếng của Disney như Nàng tiên cá, Mộc Lan, Chuột Minnie hay Bạch Tuyết… được kiểm tra nhiệt độ ngay từ cửa vào trước khi bước đi trên những con đường lớn vắng vẻ trong sự chào mừng của các nhân viên.
Đề can được dán lên lối đi và các địa điểm vui chơi nhằm nhắc nhở du khách giữ khoảng cách. Các vòng quay của công viên cũng sẽ giới hạn số lượng khách chơi mỗi lượt.
“Chúng tôi không muốn mọi người ở gần nhau quá – ở phía trên, phía sau hoặc bên cạnh”, phó chủ tịch vận hành cấp cao của Disneyland Thượng Hải Andrew Bolstein nói.
Theo Disney, khách cần phải đặt vé từ trước và tới công viên vào khoảng thời gian đã đăng ký. Tỷ lệ khách ban đầu sẽ chỉ vào khoảng 1/3 con số 80.000 khách/ngày trước khi đại dịch bùng phát, nhưng sẽ được gia tăng dần dần sau đó.
Disneyland Thượng Hải bắt đầu mở cửa từ năm 2016 và là doanh nghiệp liên doanh giữa tập đoàn Walt Disney Co. và một công ty thuộc chính quyền TP Thượng Hải. Disney chiếm 43% cổ phần trong Disney Resort Thượng Hải. Bao gồm một công viên chủ đề, hai khách sạn và Disneytown, năm ngoái khu nghỉ dưỡng thu hút hơn 12 triệu khách.
Các nhà điều hành Disney từ California cho hay, một số cửa hàng tại tổ hợp ăn uống và giải trí Disney Spring thuộc công viên chủ đề Disney World ở Florida sẽ được mở cửa lại trong tháng này. Tuy nhiên, bản thân Disney World Florida và các công viên tương tự khác trên thế giới vẫn chưa có lịch tái hoạt động cụ thể.
Đáng lưu ý, du khách tới Disneyland Thượng Hải phải cung cấp giấy tờ tùy thân và sử dụng một ứng dụng trên điện thoại thông minh do chính quyền TP Thượng Hải phát hành giúp theo dõi tình hình sức khỏe người dân và mối liên hệ với những người có khả năng nhiễm COVID-19.
Tê giác siêu hiếm bị giết ở Ấn Độ, chiếc sừng mất tích
Một con tê giác quý hiếm đã bị giết hại tại công viên quốc gia Kaziranga của Ấn Độ. Vụ việc gióng lên hồi chuông cảnh báo nạn săn bắt động vật hoang dã gia tăng trong thời dịch.
"Các chuyên gia cho rằng con tê giác đã bị giết hại từ 2-3 ngày trước", Giám đốc công viên quốc gia Kaziranga, ông P. Sivakumar chia sẻ với AFP hôm 10/5. Công viên này là nơi bảo tồn nhiều tê giác một sừng nhất thế giới.
Theo ông Sivakumar, xác con tê giác được tìm thấy trong công viên và chiếc sừng của nó đã biến mất. "Đây là một vụ săn bắt trộm. Chúng tôi cũng tịch thu được 8 viên đạn của súng AK 47", ông này cho biết.
Tê giác một sừng thường xuất hiện ở khu vực phía Bắc Ấn Độ và Nepal. Ảnh: AFP.
Trong năm nay, đây là vụ săn trộm đầu tiên xảy ra tại một khu bảo tồn được tổ chức UNESCO công nhận là di sản. Theo các quan chức, công viên Kaziranga ghi nhận nhiều vụ săn bắt trộm từ khi lệnh phong tỏa chống dịch có hiệu lực hồi cuối tháng 3.
Chỉ tính trong tháng 4, lực lượng kiểm lâm và nhân viên bảo vệ động vật hoang dã đã ngăn chặn được 5 nỗ lực săn bắt, giết hại các loài động vật quý hiếm.
Tê giác một sừng thường xuất hiện ở khu vực phía Bắc Ấn Độ và Nepal. Chúng là loài động vật quý hiếm và thường bị săn lùng để lấy sừng làm thuốc trong y học cổ truyền Trung Quốc. Theo số liệu năm 2018, công viên Kaziranga là nơi bảo tồn 2.413 con tê giác một sừng.
Tại thị trường chợ đen, những kẻ săn trộm có thể kiếm được 150.000 USD cho một chiếc sừng tê giác và 60.000 USD/kg thịt tê giác, theo truyền thông địa phương.
Tê giác mẹ chiến đấu với voi 'điên' để bảo vệ con Hai mẹ con tê giác đang tắm bùn tại một ao nước trong vườn quốc gia Kruger, Nam Phi, thì bất ngờ bị một con voi lao vào tấn công điên cuồng.
Người già ở Thổ Nhĩ Kỳ vui sướng khi được ra ngoài sau lệnh phong toả Ngày 10/5, người già trên 65 tuổi ở Thổ Nhĩ Kỳ đã lần đầu tiên được phép ra khỏi nhà sau lệnh phong tỏa vì Covid-19. Với những chiếc khẩu trang đeo kín, người già Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua đã đổ ra đường, đến những khu công viên để hít thở, tận hưởng không khí thoáng đãng ngoài trời. Một cụ già...