Những hình ảnh choáng ngợp về các xa lộ ở Triều Tiên
Hình ảnh những con đường sạch sẽ, rộng thênh thang, thẳng băng đến mức máy bay cũng có thể hạ cánh ở đây nhưng lại vắng bóng xe cộ ở Triều Tiên dễ gây cảm giác choáng ngợp, bất ngờ cho nhiều người.
Con đường này trông sạch sẽ và rộng rãi đến mức một chiếc máy bay cũng có thể hạ cánh xuống đây.
Phần lớn các con đường kết nối các thị trấn chính của Triều Tiên rộng rãi, sạch sẽ nhưng lại vắng bóng xe cộ. Vì thế, nhiều người địa phương sẽ tỏ ra bất ngờ khi thấy xe ô tô hoặc xe bus đi qua đây. Trong ảnh là 2 mẹ con chở củi trên đường.
Không có phí cầu đường ở Triều Tiên. Nhưng bất cứ ai cũng không thể rời Bình Nhưỡng nếu không có giấy phép đặc biệt, ngay cả đối với người dân địa phương. Việc này giúp kiểm soát an ninh chặt chẽ hơn.
Mặc dù vắng bóng xe cộ nhưng nếu đường hỏng hóc hoặc có ổ gà, các công nhân lập tức được huy động đến sửa chữa. Vấn đề an toàn khi sửa đường không phải là mối bận tâm chính khi dấu hiệu báo sửa đường ở ngay gần tổ công nhân chứ không phải cách họ 200m. Lý do là con đường rất rộng và vắng vẻ.
Một câu bé chăn vịt vừa lùa đàn vịt qua xa lộ
Một gian hàng lưu niệm nhỏ được bày bán ngay trên xa lộ. Người dân ở đây bán một mớ táo với khoảng 1 USD.
Dọc theo tất cả những xa lộ gần biên giới Triều – Hàn, bạn có thể thấy những khối xi măng khổng lồ này. Chúng có thể được sử dụng để chặn đường trong trường hợp chiến tranh.
Video đang HOT
Một người đàn ông dắt xe đạp băng qua xa lộ. Trông hình dáng ông bé nhỏ trên con đường rộng thênh thang.
Chiếc xe tải hỏng đỗ bên lề đường.
Một nhóm người dừng ăn trưa ngay bên lề xa lộ.
Một chiếc xe bẩn theo quy định không được phép chạy vào thủ đô Bình Nhưỡng. Do đó, sau một chuyến hành trình dài, những chiếc xe ô tô hoặc những chiếc xe buýt phải được rửa hoặc lau sạch trước khi vào thành phố.
Công nhân đang sửa chữa một con đường khi trời vừa mưa xong, đường con chưa ráo nước.
Ở Triều Tiên, bạn có thể đạp xe trên xa lộ mà không gặp nguy hiểm. Nhiều người cố gắng dừng xe để xin đi nhờ nhưng phải đợi hàng giờ đồng hồ vì đường vắng.
Theo Danviet
Choáng ngợp 4.000 chiến đấu cơ Mỹ nằm giữa sa mạc
Hơn 4.000 máy bay chiến đấu các loại cùng hàng triệu linh kiện, phụ tùng là những gì Quân đội Mỹ cất giữa vùng hoang mạc Tuscon, Arizona.
Boneyard là trung tâm bảo dưỡng hàng không lớn nhất của Mỹ nơi lưu dữ và niêm cất hơn 4.000 máy bay quân sự các loại từng hoạt động trong biên chế Quân đội Mỹ từ tận Chiến tranh Thế giới thứ II cho đến nay. Trong ảnh là dàn máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Mỹ được niêm cất dài hạn tại Boneyard.
Trung tâm Boneyard có diện tích 10km2 tương đương 1.430 sân bóng và tọa lạc tại hoang mạc Tuscon thuộc tiểu bang Arizona. Sau khi được đưa vào Boneyard, những chiếc máy bay chiến đấu trị giá hàng chục thậm chí hàng trăm triệu USD chỉ còn hai lựa chọn một là chờ tái trang bị và hai là chờ bị tháo dỡ.
Nhiều máy bay trong số đó có thể trở lại hoạt động chỉ trong thời gian ngắn và chúng vẫn được bảo dường thường xuyên dù bị bỏ mặc ngoài sa mạc. Trong hầu hết các trường hợp từng bộ phận riêng lẻ của một chiếc máy bay được tái sử dụng cho một chiếc máy bay khác vẫn còn trong biên chế hoặc được bán cho nước ngoài.
Một trong những lý do khiến Tuscon được chọn trở thành "nghĩa địa" máy bay của Quân đội Mỹ là bầu không khí khô quanh năm ở đây. Từng có trường hợp những chiếc trực thăng được niêm cất 11 năm tại Boneyard nhưng sau đó vẫn có thể trở lại hoạt động. Trong ảnh là một chiếc cường kích A-10 Thunderbolt II của Không quân Mỹ.
Trong ảnh là một chiếc máy bay ném bom chiến lược tầm trung F-111 Aardvark của Không quân Mỹ từng một thời tung hoành trên bầu trời nhưng giờ đây chỉ là một khối kim loại tại Boneyard.
Trong những cái tên ở Boneyard có cả những ông vua bầu trời như những gì còn xót lại của chiếc máy bay ném bom Rockwell B-1 Lancer này.
Hàng dài những chiếc máy bay tiếp nhiên liệu trên không KC-135 tại Boneyard.
Liệu những chiếc chiến đấu cơ siêu âm cánh cụp cánh xòe F-14 Tomcat này còn có cơ hội trở lại bầu trời sau 10 năm nằm một chỗ tại đây.
Nếu đi lang thang trong Boneyard bạn cũng sẽ bắt gặp những cái tên huyền thoại của Hải quân Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ II như chiếc Douglas C-47 Skytrain trong hình.
Cả Không quân và Hải quân Mỹ đều bắt đầu loại biên từ cuối những năm 1960, số lượng C-47 được sản xuất trong thời điểm này đã lên tới hơn 10.000 chiếc.
Nguyên mẫu Boeing YAL-1A thuộc chương trình phát triển vũ khí tương lai của Không quân Mỹ cũng nằm "đắp chiếu" tại hoang mạc Tuscon.
Hàng dài những chiếc C-47 nằm trở khung tại Boneyard.
Một chiếc tiêm kích đánh chặn Convair F-106 Delta Dart của Không quân Mỹ được sản xuất từ thời Chiến tranh Lạnh vẫn còn được lưu giữ cho tới tận ngày nay.
Những chiếc máy bay vận tải quân sự Lockheed C-130 Hercules được niêm cất khá kỹ ở Boneyard chờ ngày trở lại hoạt động.
Cạnh đó là siêu máy bay vận tải quân sự hạng nặng Lockheed C-5 Galaxy mẫu máy bay vận tải lớn nhất từng được Mỹ chế tạo.
Theo_Kiến Thức
Choáng ngợp đám cưới phủ đầy hoa xịn, rước râu bằng chuyên cơ riêng Một đám cưới xa xỉ đón dâu bằng chuyên cơ riêng đã diễn ra ở Tiêu Sơn Hàng Châu Chiết Giang Trung Quốc. Theo tờ Shanghaiist, cô dâu là con gái của một đại gia nằm trong top 500 doanh nghiệp mạnh nhất Trung Quốc. Còn chú rể là một thiếu gia nhà giàu nổi tiếng ở Tiêu Sơn. Đám cưới xa xỉ...