Những hình ảnh ấn tượng trên khắp thế giới tuần qua
Tổng thống Putin thăm bệnh nhân mắc Covid-19, cách ly ở nhiều nước châu Âu, hình thức học trực tuyến lên ngôi …. là những sự kiện nổi bật nhất tuần qua trên khắp thế giới.
Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid-19) được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019. Đến nay, 198 quốc gia/vùng lãnh thổ trên toàn cầu ghi nhận trường hợp mắc. Tính trên toàn thế giới, hơn 467.000 người đã mắc Covid-19 và hơn 21.000 người đã tử vong.
Dưới đây là những hình ảnh nổi bật nhất thế giới do RIA tổng hợp:
Người đàn ông vận chuyển giày đã qua sử dụng đi bán ở Campuchia.
Nhân viên y tế phun thuốc khử trùng ở Baghdad.
Hai phụ nữ nói chuyện từ ban công nhà mình ở Barcelona, Tây Ban Nha.
Tổng thống Nga Vladimir Putin trong bộ đồ bảo hộ khi đến thăm bệnh nhân mắc Covid-19 ở Kommunarka ngoại ô Moscow.
Cặp đôi yêu nhau đeo mặt nạ phòng độc bên cửa sổ ở Nice, Pháp.
Một cô gái học múa ba lê trực tuyến do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Công nhân đeo mặt nạ trong quá trình khử trùng tàu điện ngầm ở Addis Ababa, Ethiopia.
Giờ nghỉ trưa tại một nhà máy xe hơi ở Vũ Hán, Trung Quốc.
Trẻ em bên cửa sổ bệnh viện St Helens ở Anh.
Video đang HOT
Lính cứu hỏa trong bộ đồ bảo hộ được huấn luyện đặc biệt liên quan đến đại dịch Covid-19 ở Brazil.
Đàn chim bồ câu tìm kiếm thức ăn trên đường phố ở Bogota.
Hậu quả của một trận động đất mạnh ở Zagreb, Croatia.
Những con la mang bình khí ga rỗng dọc theo một con đường mòn trong khu vực Everest.
Người vô gia cư đi ngang qua cửa hàng đóng cửa ở trung tâm thành phố Sao Paulo, Brazil.
Bệnh viện dã chiến được xây dựng ở Nga.
Người dân trên một chiếc xe buýt trên đường về nhà do lệnh cách ly tại Calcutta, Ấn Độ.
Vận động viên chèo thuyền trong bộ đồ bảo hộ ở vịnh Vladivostok, Nga.
Thanh Bình (lược dịch)
Những người bị bỏ lại giữa Covid-19
Boris, 42 tuổi, người vô gia cư gốc Bulgaria, đơn độc một mình trên góc phố tại Barcelona, khi đất nước bị phong tỏa để kiềm chế Covid-19.
Tây Ban Nha hiện là vùng dịch lớn thứ tư thế giới với gần 58.000 ca nhiễm và hơn 4.300 ca tử vong vì nCoV. Chính phủ nước này đã phong tỏa toàn quốc sau khi ban bố tình trạng khẩn cấp trong 15 ngày từ hôm 14/3. Người dân được yêu cầu ở nhà, hạn chế lưu thông.
Mọi cửa hiệu, toà nhà văn phòng đều đóng cửa, để lại thành phố gần như hoang vắng suốt ngày đêm và chỉ còn lại những người vô gia cư. Boris là một trong số đó. Trong ảnh, ông đang nằm ngủ ở một góc phố tại Barcelona hôm 20/3.
Javier Redondo, 40 tuổi, ngồi đợi người bố thí trên một con phố vắng tanh ở Barcelona hôm 21/3. "Tôi không sợ virus vì thể trạng của tôi rất tốt. Nếu tôi nhiễm virus, cơ thể tôi sẽ đào thải nó giống như bệnh viêm đường ruột", Javier nói.
Kevin, 32 tuổi, người Pháp, chơi guitar trước một khu chợ ở Barcelona. Kevin đã ngủ trên đường phố Barcelona 4 năm qua. "Tôi từng kiếm đủ ăn hàng ngày nhưng giờ đây thậm chí còn không kiếm nổi một bữa. Bây giờ tôi chỉ chơi guitar cho mình vì không còn ai trên đường", anh nói.
Một người đàn ông gốc Phi quấn chăn và quần áo kín người ngồi ở bãi đỗ xe bên ngoài ga tàu ngày thường vốn rất tấp nập ở Barcelona hôm 22/3.
Cảnh tượng những người vô gia cư nằm trên vỉa hè, dọc những hành lang với chăn màn, bìa các-tông tạm bợ càng xoáy sâu sự hoang vắng của thành phố và sự đơn độc của chính họ.
Ở một con phố vắng vẻ khác của Barcelona, một người vô gia cư lót mấy tấm bìa các-tông, trùm chăn nằm ngủ. Barcelona hiện có khoảng 1.000 người vô gia cư. Nhiều trung tâm chăm sóc ban ngày và các bếp ăn cung cấp súp cho họ đã đóng cửa hoặc giảm giờ làm do lệnh phong toả.
"Cứ như thể đã xảy ra một vụ nổ hạt nhân và tất cả đã trốn xuống hầm vậy", Gana Gutierrez, 36 tuổi, một người lang thang khác ở Barcelona, nói. "Chỉ có chúng tôi, những kẻ không nhà cửa, bị bỏ lại".
Anh đã sống trên đường phố hơn 8 năm và cho rằng câu khẩu hiệu "quedateencasa" (Xin hãy ở nhà) chỉ thích hợp cho những người có nhà chứ không phải những người vô gia cư.
Nasir, 37 tuổi, người Pakistan, cũng chỉ có thể quấn chăn nằm ngủ ở vệ đường, khi tất cả người dân đã ở nhà và mọi hàng quán đóng cửa.
"Tôi từng nghĩ mình đã chứng kiến đủ mọi thứ suốt những nằm ngủ trên đường phố, nhưng không. Sự yên ắng trên đường phố những ngày này khiến tôi sợ hãi hơn cả virus", Riccardo, 32 tuổi, người đã rơi vào cảnh vô gia cư hơn 10 năm nay, nói.
Anh và 4 người vô gia cư thuộc các quốc tịch khác chia nhau chỗ nằm ở hành lang của một trung tâm thương mại lớn nhìn ra Las Ramblas, phố đi bộ nổi tiếng ở Barcelona. Âm thanh duy nhất mà họ nghe thấy tiếng xe motor của cảnh sát.
Jose, 27 tuổi, cũng đã ngủ trên phố 5 năm nay và tin rằng quân đội Tây Ban Nha sẽ đưa tất cả người ăn xin vào các khu lều trại. "Tôi từ chối! Tôi sẽ không bị nhiễm virus ở đâu cả, tôi an toàn khi ở đây, ở tòa nhà này", anh nói hôm 21/3.
Giới chức Tây Ban Nha đang nỗ lực giúp người vô gia cư khỏi cảnh vạ vật trên phố. Tuy nhiên, họ không muốn đưa những người này vào các trại tạm trú đông đúc vì nguy cơ lây nhiễm rất cao.
Một phụ nữ đẩy chiếc xe với ít vật dụng lê bước trên con phố không bóng người ở trung tâm Barcelona.
Một trung tâm triển lãm lớn ở thủ đô Madrid đã được cải tạo thành nơi ở tạm với 150 giường. Ở Barcelona, một trường học cũ được chuyển thành trại tạm trú cho 56 người và giới chức hứa sẽ sớm cung cấp nhiều giường hơn.
Những người vô gia cư ở Barcelona đồng ý một điều rằng xin tiền hay đồ ăn bây giờ là vô ích vì chẳng còn ai qua lại để bố thí cho họ.
California lo 60.000 người vô gia cư có thể mắc COVID-19 Thống đốc bang California, Mỹ ngày 18-3 cho biết mô hình của các chuyên gia dự báo khoảng 60.000 trong số 108.000 người vô gia cư trong tiểu bang này có thể mắc bệnh COVID-19 trong vòng 8 tuần sắp tới. Người đàn ông trong ảnh là Eric, ông cho biết mình là một cựu binh sống không nhà 20 năm qua ở...