Những hình ảnh ấn tượng nhất thế giới tuần qua
Khắp thế giới, các hoạt động bị gián đoạn vì sự lây lan của virus, trong khi người dân phải thích nghi với những thói quen mới tại những quốc gia bắt đầu mở cửa trở lại.
Máy bay quân đội Nga bay qua bầu trời thủ đô Moscow trong buổi tập dượt chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 75 năm chiến thắng phát xít Đức. Lễ diễu binh là truyền thống kỷ niệm chiến thắng phát xít được Liên Xô trước đây và Nga hiện nay tổ chức tại Quảng trường Đỏ thường niên vào ngày 9/5. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 bùng phát đã buộc Nga hoãn kế hoạch tổ chức diễu binh. Tới thời điểm hiện tại, Nga đang là điểm nóng dịch bệnh của châu Âu khi 5 ngày liên tiếp có số ca nhiễm mới vượt quá 10.000.
Một cô dâu thử váy cưới trong ngày đầu tiên kinh doanh được phép mở lại trong bối cảnh lệnh phong tỏa vẫn tiếp tục được duy trì ở thủ đô Madrid, Tây Ban Nha. Quốc gia trên bán đảo Iberia đang tiến hành kế hoạch 4 giai đoạn nhằm gỡ bỏ phong tỏa, tuy nhiên chính quyền Tây Ban Nha hôm 8/5 đã bác bỏ yêu cầu của thủ đô Madrid về việc chuyển từ giai đoạn 1 sang giai đoạn 2, đồng nghĩa với việc không cho phép mở cửa nhà hàng, quán bar và địa điểm tôn giáo. Thủ đô Madrid cùng thành phố Barcelona chiếm khoảng 50% số ca nhiễm virus corona ở Tây Ban Nha.
Cuộc diễu hành tổ chức bởi chủ các cửa hiệu nhỏ tại cầu Rialto, thành phố Venice, Italy, nhằm tưởng nhớ các nhân viên y tế tử vong vì virus corona. Khoảng 9% các ca nhiễm bệnh tại Italy là nhân viên y tế. Italy đã khởi động kế hoạch dỡ bỏ từng phần các biện pháp phong tỏa đất nước, sau khi số ca nhiễm mới virus corona giảm mạnh, đi cùng với số người hồi phục tăng nhanh.
Một bé trai đeo khẩu trang đứng bên bức tường được sơn vẽ graffiti bên ngoài Viện hải dương học ở Brooklyn, New York, Mỹ. New York là bang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch Covid-19 với 330.000 ca nhiễm và hơn 26.000 trường hợp tử vong. Những ngày qua, dịch bệnh đã chững lại tại bang này khi số ca nhiễm mới theo ngày đã giảm dần. Các cơ sở điều trị y tế dã chiến của quân đội tại New York cũng đã tạm dừng hoạt động.
Một người đàn ông mặc đồ hóa trang của nhân vật trong phim Transformers xuất hiện trên đường phố ở thành phố Bandung, Indonesia và yêu cầu người dân ở trong nhà trong thời gian đại dịch Covid-19 bùng phát. Indonesia là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất tại khu vực Đông Nam Á với hơn 13.000 ca lây nhiễm và 943 trường hợp tử vong vì virus corona. Nhà chức trách Indonesia đã tiến hành phong tỏa nhiều phần của đất nước từ tháng 4. Việc tái mở cửa nền kinh tế dự kiến chỉ có thể được tiến hành từ tháng 6.
Video đang HOT
Nghệ sĩ sử dụng kính chống giọt bắn khi biểu diễn tại Đền thờ Erawan, thủ phủ bang Kok sau khi chính quyền Thái Lan cho phép mở cửa trở lại một số loại hình kinh doanh như nhà hàng, trung tâm thương mại ngoài chợ, công viên và tiệm cắt tóc. Thái Lan tới nay ghi nhận 3.000 trường hợp nhiễm Covid-19 với 55 ca tử vong.
Cặp đôi đi bộ dọc khu phố Trung Quốc tại trung tâm thủ đô London, trong bối cảnh Anh tiếp tục kéo dài các biện pháp phong tỏa nhằm đối phó với đại dịch Covid-19. Anh hiện là quốc gia có số ca tử vong vì Covid-19 cao thứ 2 trên thế giới với 31.241 trường hợp, chỉ xếp sau Mỹ. Số ca nhiễm Covid-19 tại Anh đã lên tới 211.364, xếp thứ 3 trên toàn châu Âu. Bên cạnh áp dụng phong tỏa toàn quốc, nhà chức trách Anh hôm 8/5 đã yêu cầu người trở về từ nước ngoài tự cách ly 14 ngày.
Nghệ sĩ Lionel Stanhope vẽ bức tranh tường ở thủ đô London, mô phỏng lại bức tranh “Bữa tiệc tại Emmaus” của họa sĩ Caravaggio. Tuy nhiên, Stanhope đã thêm cho Chúa Jesus găng tay bảo hộ y tế, như một cách tuyên truyền về giữ gìn vệ sinh trong bối cảnh đại dịch.
Polly Swann, cựu vận động viên bơi thuyền từng giành huy chương bạc tại Olympic Rio 2016, đang tập luyện tại nhà ở Edinburgh, Scotland hôm 4/5 trong thời gian nước Anh bị phong tỏa. Các sự kiện thể thao tại Anh hiện chưa hẹn ngày trở lại.
Người biểu tình đụng độ với cảnh sát trong một cuộc biểu tình phản đối chính sách phong tỏa tại Hà Lan. Chính phủ Hàn Lan ra lệnh đóng cửa đất nước từ giữa tháng 3 khi virus corona bùng phát trên diện rộng tại quốc gia này cũng như nhiều nước châu Âu khác. Quốc gia với 17 triệu dân Hà Lan đã ghi nhận hơn hơn 42.000 ca nhiễm Covid-19, trong đó hơn 5.300 ca tử vong. Sau khi dịch bệnh có dấu hiệu hạ nhiệt, chính phủ Hàn Lan đã lên kế hoạch dỡ bỏ từng phần lệnh phong tỏa, bắt đầu từ 11/5.
Sáu sự thật ít biết về cuộc diễu binh ngày 7/11/1941
Sau cuộc diễu binh huyền thoại tại Quảng trường Đỏ năm 1941, các đơn vị Hồng quân đã hành quân thẳng ra chiến tuyến.
Xe tăng Hồng quân diễu binh tại Quảng trường Đỏ; Nguồn: mos.ru
1. Quyết định đã không đến ngay lập tức
Diễu hành quân sự tại Quảng trường Đỏ vào ngày 7/11 là một truyền thống và là sự kiện chính kỷ niệm ngày cách mạng. Nhưng năm 1941, Đức Quốc xã tràn vào lãnh thổ Liên Xô, cách trung tâm Moscow 70-100km, không có thời gian cho cuộc diễu hành. Cuối tháng 10 - đầu tháng 11/1941 là những ngày khó khăn nhất của cuộc chiến tranh bảo vệ Thủ đô, các nhà máy công nghiệp đã được sơ tán, cầu và công xưởng được gài mìn.
Quyết định tổ chức diễu hành được đưa ra tại một cuộc họp giữa các thành viên của Bộ Chính trị và các nhà lãnh đạo quân sự vào ngày 28/10. Lúc đầu, khi có đề nghị tổ chức một cuộc diễu hành quân sự, mọi người đều im lặng, nhưng sau giờ giải lao, đã có một sự nhất trí cao độ "Đúng, nó sẽ nâng cao tinh thần của quân đội và hậu phương!" Việc chuẩn bị cho cuộc diễu hành bắt đầu.
Ban lãnh đạo Tối cao Liên Xô; Nguồn: mos.ru
2. Dàn nhạc bí mật diễn tập
Ngày 2/11, Vasily Agapkin - tác giả cuộc diễu hành nổi tiếng "Tạm biệt Slavs" của sư đoàn Dzerzhinsky - được bổ nhiệm làm nhạc trưởng dàn nhạc diễu hành và được giao nhiệm vụ thành lập một dàn nhạc kết hợp. Vào thời điểm đó, hầu hết các nhạc công đang phục vụ trong các đơn vị quân đội, hoặc đã ra tiền tuyến; một dàn nhạc từ Gorky (nay là Nizhny Novgorod) đã đến trợ giúp.
Chuẩn bị cho cuộc diễu hành diễn ra một cách bí mật, không ai nghe thấy các buổi tập của ban nhạc kèn đồng tại Quảng trường Đỏ - không đi đều, không đánh trống, không phô trương. Ban lãnh đạo đất nước sợ những âm thanh này có thể gây hoảng loạn đối với người dân Moscow. Do đó, các buổi tập đã được tổ chức tại trường đua ngựa Khamovniki. Phó Chủ tịch Ủy ban quốc phòng Liên Xô, Nguyên soái Semyon Budyonny - Tổng chỉ huy diễu hành, đến đó, cưỡi ngựa đi vòng quanh để cảm nhận và thậm chí còn đưa ra chỉ dẫn cho dàn nhạc. Chỉ huy cuộc diễu binh được giao cho Trung tướng Pavel Artemyev - Tư lệnh Quân khu và Khu vực phòng thủ Moscow.
3. Hội đồng thành phố Moscow đã họp tại ga Mayakovskaya
Lễ kỷ niệm 24 năm Cách mạng Tháng Mười của Hội đồng Moscoww đã được lên kế hoạch vào ngày 6/11, nhưng diễn ra không phải tại Nhà hát Bolshoi (vào thời điểm đó đã được cài mìn), mà tại ga tàu điện ngầm Mayakovskaya, có sức chứa hai ngàn người. Ngày 6/11, một đoàn tàu đặc biệt gồm 10 toa đã được hình thành tại Belorusskaya, lãnh đạo của đất nước đã đến Mayakovskaya năm phút trước khi khai mạc.
Ở phía đối diện của hiên đã có một đoàn tàu gồm 10 toa tàu, trong đó dàn nhạc, và tủ để đồ cho những người tham gia, và một phòng thu âm. Sau Lễ kỷ niệm, vào khoảng 11 giờ tối, chỉ huy cuộc diễu hành Pavel Artemyev đã thông báo cho chỉ huy các đơn vị tham gia về diễu hành quân sự tại Quảng trường Đỏ - 10 tiếng trước khi cuộc diễu hành bắt đầu.
4. Một giờ, một phút, 20 giây
Theo tính toán, cuộc diễu hành được cho là kéo dài một giờ, một phút, 20 giây. Đến 08:00 (vì lý do an ninh, người ta đã quyết định bắt đầu sớm hơn một giờ) toàn bộ khu vực từ cầu Moskvoretsky đến tòa nhà của Bảo tàng Lịch sử đã đầy ắp các đơn vị quân đội. 28.467 người tham gia cuộc diễu hành (lính bộ binh, kỵ binh, bắn tỉa và xạ thủ súng máy, chiến sỹ pháo binh, xe tăng, dân quân).
Trong số các thiết bị, 296 súng máy, 18 súng cối, 12 súng phòng không, 12 súng cỡ nòng nhỏ và 128 pháo và 160 xe tăng (70 BT-7, 48 T-60, 40 T-34, hai KV) đã tham gia. Theo kế hoạch, có 300 máy bay tham gia, nhưng do tuyết dày và bão tuyết, phần trình diễn của không quân đã phải hủy bỏ, nhưng họ sẵn sàng cho bất kỳ nhiệm vụ nào. Trong trường hợp Quảng trường Đỏ bị đánh bom, lực lượng phản ứng gồm 35 trạm y tế, 5 đội phục hồi, 15 xe cứu hỏa và các phương tiện đặc biệt khác để hoạt động trong trường hợp các tòa nhà, mạng lưới điện và khí đốt bị phá hủy và hỏa hoạn.
Cuộc diễu hành được bắt đầu bởi các học viên của Trường pháo binh Moscow số 1 mang tên của L.B. Krasnin trên nền nhạc "Cuộc diễu hành" của Chernetsky. Buổi phát thanh từ Quảng trường Đỏ được cả thế giới lắng nghe, tường thuật được thực hiện bởi nhà bình luận và nhà báo nổi tiếng Vadim Sinyavsky của Đài phát thanh Liên Xô.
Cuộc diễu binh diễn ra khi quân phát xít đã nhìn thấy Moscow qua ống nhòm; Nguồn: mos.ru
5. Điều làm Hitler tức giận
Theo các nhà sử học, Hitler bật máy thu thanh và đã nổi cơn thịnh nộ không thể diễn tả được. Y vội vã gọi điện thoại và yêu cầu kết nối với chỉ huy của phi đội ném bom gần Moscow nhất: "Tôi cho anh một giờ để chuộc lỗi. Cuộc diễu hành cần phải bị ném bom bằng mọi giá. Triển khai ngay lập tức tất cả các máy bay anh có, và đích thân anh chỉ huy chúng!" Nhưng đã không một máy bay ném bom nào mò đến được Moscow. Theo thông báo vào ngày hôm sau, tại ngoại ô của thành phố, 34 máy bay Đức đã bị bắn hạ bởi lực lượng của quân đoàn tiêm kích số 6 và các đơn vị phòng không bảo vệ Moscow.
6. Báo chí đã viết gì
Tờ báo tiếng Anh The News Chronicle viết: "Tổ chức ở Moscow của cuộc diễu hành truyền thống thông thường vào thời điểm có những trận chiến nóng bỏng ở ngoại ô thành phố là một ví dụ tuyệt vời về chủ nghĩa anh hùng và lòng dũng cảm." Daily Mail đã ca ngợi cuộc diễu hành quân sự ngày 7/11/1941 là "một trong những cuộc biểu hiện rực rỡ nhất về lòng dũng cảm và sự tự tin trong thời chiến"./.
Theo CTV Lê Ngọc/VOV.VN
mos.ru
Nga tái hiện cuộc duyệt binh lịch sử năm 1941 Quân đội Nga đã tái hiện cuộc duyệt binh lịch sử năm 1941 của Hồng quân Liên Xô trên Quảng trường Đỏ, mở màn cho chiến dịch phòng thủ trước sự tấn công của phát xít Đức. Trong những bộ trang phục thời Thế chiến 2 và trên những phương tiện cũ kỹ, các binh sĩ Nga tái hiện lại cuộc diễu binh...