Những hình ảnh ấn tượng của sao Việt trên lưng ngựa
Vĩnh Thụy và Trúc Diễm đã có những cảnh quay khá lãng mạn trên lưng ngựa “Nhật kí Bạch Tuyết”.
Việt Trinh vai tiểu thư Thể Phụng đam mê cưỡi ngựa trong phim Sương gió biên thùy.
Những cảnh quay đẹp mắt của Huỳnh Đông và Midu trong bộ phim điện ảnh Thiên mệnh anh hùng.
Lý Hùng, nam diễn viên nổi tiếng một thời vẫn giữ được vẻ oai phong lẫm liệt khi nhập vai hoàng đế Quang Trung trong Tây Sơn hào kiệt.
Quách Ngọc Ngoan vai Lý Công Uẩn trong phim Khát vọng Thăng Long. Phim không làm khán giả thất vọng với hình ảnh Thái tổ Lý Công Uẩn và những trận chiến được quay toàn cảnh hoành tráng, công phu.
Video đang HOT
Những cảnh quay lãng mạn trên lưng ngựa của Trúc Diễm và Vĩnh Thụy trong phim Nhật kí Bạch Tuyết.
Dương Cẩm Lynh vào vai công chúa chúa Quỳnh Nga – vai nữ chính cá tính trong phim Cuộc chiến với chằn tinh. Công chúa trong phim rất thích đi săn thú rừng, bắn cung, cưỡi ngựa. Cô cũng có tấm lòng nhân hậu và biết lấy việc nước làm trọng.
Người đẹp Lã Thanh Huyền thủ vai nguyên phi Trần Thị Dung trong phim truyền hìnhThái sư Trần Thủ Độ.
Cảnh quay của ca sĩ Đan Trường và diễn viên Kim Thư trong phim Võ lâm truyền kỳ. Nhân vật Thắng do Đan Trường thủ vai ngoài đời là một sinh viên yếu đuối, nhưng trong game lại là một “Anh hùng cờ lau” oai hùng thiên hạ. Anh hùng cờ lau yêu say đắm công chúa Bảo Hương (Kim Thư).
Diễn viên Công Dũng vai Lý Công Uẩn và diễn viên Thu Quỳnh vai công chúa Cúc Phương trong phim Huyền sử thiên đô.
Thủ vai vua Lê Long Đĩnh, phải diện áo giáp nặng gần 4 kg trong tiết trời nóng nực và có nhiều cảnh quay vất vả trên lưng ngựa, diễn viên Trung Dũng vẫn nhập vai rất tốt. Đây là cảnh quay của anh trong phim Huyền sử thiên đô.
Theo Trithuctre
Cổ trang Việt: "Già làng" không chỗ đứng
Có thể thấy, cổ trang là thể loại phim "lớn tuổi" nhất trong làng điện ảnh Việt. Nhưng dường như, vị "bô lão" này chưa bao giờ có được một chỗ đứng xứng tầm.
Xét về lịch sử, phim cổ trang là thể loại phim đầu tiên được sản xuất ở Việt Nam. Từ khi khai sinh, dòng phim này cũng có khá nhiều tác phẩm.
Điện ảnh du nhập vào Việt Nam khoảng năm 1898. Nhưng đến năm 1923, công ty Phim và Chiếu bóng Đông Dương mới thực hiện bộ phim truyện đầu tiên tại Việt Nam: Kim Vân Kiều. Phim được dựng phỏng theo tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, do Famechon chuyển thể thành kịch bản điện ảnh và không có sự thay đổi đáng kể nào về tình tiết. Bối cảnh được quay ở Việt Nam và làm hậu kỳ tại Pháp. Các vai diễn do các đào kép của ban tuồng Quảng Lạc đảm nhiệm.
Phim được công chiếu vào ngày 14 tháng 3 năm 1924. Kim Vân Kiều thất bại nặng nề do mắc phải nhiều sai lầm về nội dung, từ trang phục tới lối diễn xuất của diễn viên không khác gì hát tuồng trên sân khấu. Tuy nhiên, bộ phim cũng được coi là dấu mốc mở màn cho nền điện ảnh Việt.
Thẩm Thuý Hằng trong phim Người đẹp Bình Dương
Bộ phim cổ trang tiếp theo có thể kể đến là Người đẹp Bình Dương của đạo diễn Nguyễn Thành Châu công chiếu năm 1957. Đây là bộ phim đã làm nên tên tuổi của Thẩm Thuý Hằng - nữ minh tinh lừng lẫy một thời. Phim thành công về mặt doanh thu và tạo được tiếng vang lớn lúc bấy giờ.
Phim mang tính chất tôn giáo tuy không phát triển nhưng một vài tác phẩm có chút dấu ấn. Về Thiên chúa giáo có thể kể đến phim Áo dòng đẫm máu (1960). Về Phật giáo có thể kể đến 3 bộ phim Người con báo hiếu (1997), Đôi mắt Thái tử Câu Na La (1997) và Ánh đạo vàng (1998).
Cuối những năm 1980 đến khoảng đầu những năm 1990, phim cổ trang chủ yếu hướng tới những câu chuyện cổ tích như Phạm Công Cúc Hoa, Thạch Sanh, Tấm Cám.... Khi thể loại phim võ thuật của Hồng Kông du nhập vào Việt Nam, các nhà làm phim cũng sản xuất hàng loạt những phim võ hiệp dã sử như Thăng Long đệ nhất kiếm, Lửa cháy thành Đại La, Tráng sĩ Bồ Đề, Chuyện tình Mỵ Châu...
Tuy nhiên, bộ phim cổ trang để lại được điểm nhấn trong thời kỳ này là Đêm hội Long Trì - một phim dã sử của đạo diễn Hải Ninh được công chiếu vào năm 1989. Bộ phim được đánh giá là khá thành công về mặt nội dung, bối cảnh cũng như trang phục.
Kiếp phù du là phần tiếp theo của Đêm hội Long Trì, được công chiếu vào năm 1990. Tuy nhiên, Kiếp phù du không để lại nhiều dấu ấn.
Poster phim Đêm hội Long Trì
Đại lễ nghìn năm Thăng Long - Hà Nội là dịp mà phim lịch sử được đầu tư rất lớn. Có thể kể đến những bộ phim như Long thành cầm giả ca, Huyền sử thiên đô, Thái sư Trần Thủ Độ, Khát vọng Thăng Long, Lý Công Uẩn - Long thành cầm giả ca, Tây Sơn hào kiệt,.... Với thời gian chuẩn bị khá dài và sự quảng cáo rầm rộ, khán giả đã rất mong chờ một loạt phim cổ trang lịch sử Việt Nam cho thỏa cơn khát bấy lâu. Tuy nhiên, khán giả đã sớm thất vọng.
Ví như, bộ phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long dù đã sản xuất xong từ lâu nhưng tới tận bây giờ, khán giả vẫn chỉ được xem phim trên báo. Hay như Huyền sử thiên đô, dù được chiếu trong giờ vàng trên VTV nhưng số phận cũng không khá hơn là mấy. Phim chỉ được phát sóng đến tập 20 thì bị ngừng giữa chừng, dù nhận được khá nhiều lời khen từ khán giả.
Nữ diễn viên Nhật Kim Anh trong phim Long thành cầm giả ca
Ngay đến một bộ phim được đánh giá là bộ phim thành công nhất trong loạt phim lịch sử mừng Đại lễ, được chọn làm phim chiếu trong lễ khai mạc Những ngày phim Việt Nam kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội như Long thành cầm giả ca cũng không thể làm hài lòng công chúng.
Sau những thất bại nặng nề của loạt phim mừng Đại lễ, có vẻ các nhà làm phim đã không còn hào hứng với việc sản xuất phim bộ lịch sử. Thay vào đó là việc sản xuất những phim lẻ mang tính giải trí cao để công chiếu trong dịp tết. Cách làm này có vẻ an toàn hơn. Hai bộ phim cổ trang mới nhất có thể kể đến làThiên mệnh anh hùng và Mỹ nhân kế.
Thiên mệnh anh hùng là bộ phim điện ảnh võ hiệp, cổ trang của Việt Nam công chiếu vào Tết năm 2012. Phim do đạo diễn Victor Vũ sản xuất dựa vào tác phẩm Nguyễn Trãi phần 2 - Bức huyết thư của nhà văn Bùi Anh Tấn. Là một bộ phim lịch sử hư cấu nên cũng không mấy ai quá khắt khe về những tình tiết lịch sử, và phim cũng không nhấn mạnh tới yếu tố lịch sử.
Thiên mệnh anh hùng
Phim được đánh giá cao, cảnh quay đẹp, trang phục tương đối thuần Việt, võ thuật hấp dẫn. Được quảng cáo rầm rộ và được khán giả rất quan tâm, Thiên mệnh anh hùng vẫn không đạt doanh thu như mong muốn. Có lẽ là vì phim không nhiều sao, không quá hài và cũng không có cảnh nóng nên với thị hiếu phần đông khán giả dịp tết, việc phim thất thu cũng không khó hiểu.
Bộ phim thua lỗ nặng nhưng bù lại, Thiên mệnh anh hùng ẵm rất nhiều giải thưởng Cánh Diều Vàng 2012 với các hạng mục: Phim xuất sắc, Đạo diễn xuất sắc, Nam diễn viên chính xuất sắc, Quay phim xuất sắc, Âm thanh xuất sắc. Đó cũng coi như sự bù đắp lại phần nào cho những nỗ lực và cố gắng của những người muốn mang một làn gió mới cho phim cổ trang Việt.
Đến bộ phim gần đây nhất là phim Mỹ nhân kế được công chiếu vào dịp tết 2013. Nội dung phim dàn trải và không có điểm nhấn. Tuy nhiên, phim vẫn cháy vé nhờ PR tốt và dàn mỹ nhân nổi tiếng của showbiz Việt hội tụ như Tăng Thanh hà, Thanh Hằng, Diễm My 9x, Ngọc Quyên...
Poster phim Mỹ nhân kế
Bộ phim được ví như một cô gái đẹp nhưng kém duyên. Nhưng cũng không trách được, một cái bình bông thì nhiệm vụ của nó là để trưng cho đẹp, để người ta ngắm cho thoải mái tinh thần chứ không phải để các nhà khảo cổ săm soi. Xét về khía cạnh này, Mỹ nhân kế là một cái bình bông hoàn hảo.
Kết:
Có thể thấy, cổ trang là thể loại phim "lớn tuổi" nhất trong làng điện ảnh Việt. Nhưng dường như, vị "bô lão" này chưa bao giờ có được một chỗ đứng xứng tầm. Sau sự thất bại của hàng loạt phim, chưa nói tới món nợ lớn lao với lịch sử, một món nợ với khán giả hiện tại cũng chưa biết tới bao giờ các nhà làm phim mới có thể trả.
Theo Kenh 14
Sao Việt với hình tượng cổ trang đẹp lung linh Lâm Chi Khanh thường bị chê là diêm dúa trong trang phục thường ngày, nhưng với hình tượng cổ trang lại rất phù hợp. Sau khi "tái xuất", Lâm Chi Khanh đã tung ra MV với hình tượng cổ trang. Tuy nhiên theo đánh giá của nhiều người, hình tượng này của Lâm Chi Khanh quá cầu kỳ, diêm dúa. Cô chọn cách...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

"Con của mẹ đã sống một cuộc đời đáng sống" - câu chuyện khiến triệu người bật khóc trong bộ phim đáng xem nhất thời điểm này

Cha tôi, người ở lại - Tập 31: Mẹ lần đầu gọi điện cho Việt sau 20 năm

"Cha tôi, người ở lại" tập 31: Ông Chính bị đồng nghiệp Tuệ Minh từ chối

Bộ phim khóc cạn nước mắt khi xem lại những ngày này: Nghệ sĩ Vân Dung lúc 9 tuổi đã xuất sắc, một ngôi sao trở thành huyền thoại

'Lật mặt 8': Lý Hải đang kẹt ở vùng an toàn?

Phim Lý Hải mới chiếu đã áp đảo phòng vé, Victor Vũ sợ toát mồ hôi, nghi ôm lỗ?

Nam chính 'Trạm cứu hộ trái tim' tái xuất trong phim phá án

Mưa Đỏ hạ cánh sau thành công Địa Đạo, tái hiện thảm cảnh lịch sử, có đáng xem?

Mẹ biển - Tập 30: Quân bị chính bố đẻ chối bỏ

Những chặng đường bụi bặm - Tập 20: Ly quá tâm cơ, Nguyên quá đơn thuần nên chú Thuỵ ra tay

Mẹ biển - Tập 30: Quân nhận ra cha trong tình huống éo le

'Trò chơi bóng tối' có đủ các yếu tố đặc trưng: Kịch tính, chiều sâu tâm lý, ma mị và đầy nhân văn
Có thể bạn quan tâm

Nữ nghệ sĩ cực viral sau lễ diễu binh, diễu hành 30/4, xem video xong ai cũng rưng rưng nghẹn ngào
Sao việt
23:06:00 30/04/2025
Ca sĩ Duyên Quỳnh gây tranh cãi, cha đẻ ca khúc 2 tỷ view lên tiếng
Nhạc việt
23:01:07 30/04/2025
Nam ca sĩ tuổi 52 tái hôn với tình trẻ
Sao châu á
22:57:10 30/04/2025
Cận cảnh sedan hạng sang Hongqi H9 thế hệ mới vừa ra mắt
Ôtô
22:30:33 30/04/2025
Hàng 'hot' Yamaha 135LC Fi 2025 nhập khẩu về Việt Nam, giá không rẻ
Xe máy
22:21:47 30/04/2025
3 con giáp ôm trọn 300 tỷ vào ngày 30/4/2025, bản mệnh dát vàng, mua nhà sắm xe, làm gì cũng thuận, sung túc đủ đầy
Trắc nghiệm
22:17:33 30/04/2025
Microsoft cảnh báo sẽ khởi kiện nếu bị yêu cầu ngừng dịch vụ đám mây tại châu Âu
Thế giới
22:16:08 30/04/2025
Biển người đổ về phố đi bộ Nguyễn Huệ vui chơi trong tối 30/4
Tin nổi bật
21:31:47 30/04/2025
Họa tiết hoa lá trong tủ đồ mùa hè
Thời trang
21:18:32 30/04/2025
Na tra 2 thu 53k tỷ, hé lộ thời điểm ra mắt phần 3, danh tính đạo diễn gây sốt
Phim châu á
20:55:58 30/04/2025