Những hiệu quả trong công tác, nhìn từ vai trò người đứng đầu
Bí thư Chi bộ, Viện trưởng VKSND huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Huỳnh Thế Phục đã chia sẻ những hoạt động trong công tác với phóng viên Báo Bảo vệ pháp luật.
Trên cương vị được giao, anh đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của đơn vị nói riêng cũng như ngành Kiểm sát Đồng Tháp nói chung.
Vận dụng linh hoạt kỹ năng nghiệp vụ
Qua câu chuyện với anh Huỳnh Thế Phục, phóng viên Báo Bảo vệ pháp luật được biết, năm 2011 – 2012 anh giữ chức vụ Phó Viện trưởng VKSND thị xã Sa Đéc (nay là TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), phụ trách khâu công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự.
Từ đầu tháng 9/2013 đến nay, anh được bổ nhiệm giữ chức vụ Viện trưởng VKSND huyện Cao Lãnh. Trên cương vị được giao, anh đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, đồng thời, vận dụng linh hoạt các kỹ năng nghiệp vụ của ngành mang tính khoa học, bảo đảm chất lượng công tác năm sau cao hơn năm trước.
VKSND huyện Cao Lãnh đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba (Viện trưởng VKSND huyện Cao Lãnh Huỳnh Thế Phục thứ nhất từ phải qua).
Trò chuyện với chúng tôi, Viện trưởng Huỳnh Thế Phục cho biết, thời gian qua, công tác tổ chức cán bộ của đơn vị có nhiều biến động, nên trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai thực hiện chỉ tiêu, kế hoạch của đơn vị gặp không ít khó khăn.
Trong bối cảnh đó, với vai trò là người đứng đầu, anh đã tìm ra nhiều giải pháp phù hợp với đặc thù của đơn vị như: Phân công, bố trí cán bộ đúng với năng lực, sở trường của từng đồng chí, vận dụng đồng bộ các thao tác, quy chế nghiệp vụ kiểm sát của ngành, bảo đảm tính khoa học; chú trọng công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, đề cao vai trò, trách nhiệm cá nhân, quy tụ sức mạnh tập thể và tinh thần đoàn kết trong đơn vị, thường xuyên kiểm tra chặt chẽ đối với cấp dưới trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công, kịp thời phát hiện những tồn tại, thiếu sót, tìm ra nguyên nhân để có giải pháp vận dụng cho phù hợp mang lại hiệu quả thiết thực.
Video đang HOT
Nhờ vậy, mà chỉ tiêu các mặt công tác của đơn vị đạt được kết quả cao, năm sau cao hơn năm trước cả về số lượng cũng như chất lượng. Điều đáng nói, trong thời gian công tác, anh luôn quan tâm sắp xếp để cán bộ, công chức của đơn vị tham gia các lớp bồi dưỡng, học tập nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, tạo điều kiện thuận lợi cho từng đồng chí đủ khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành
Viện trưởng VKSND huyện Cao Lãnh Huỳnh Thế Phục quan niệm rằng, bản thân muốn tiến bộ thì phải chịu khó học tập, nghiên cứu, kịp thời cập nhật những kinh nghiệm, kiến thức mới giúp cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành được thuận lợi. Chính vì vậy, anh đề cao trách nhiệm, sự đổi mới, cải tiến bảo đảm tính khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị. Hàng năm, sau khi tiếp thu kế hoạch công tác của VKSND tỉnh, tập thể lãnh đạo VKSND huyện đã tổ chức triển khai cụ thể hóa nhiệm vụ của đơn vị. Hàng năm, anh đề ra giải pháp cá nhân, được Hội đồng xét duyệt sáng kiến, giải pháp của VKSND tỉnh công nhận. Nhờ vậy, mà kết quả các khâu công tác hàng năm đều đạt hiệu quả cao.
Theo đó, từ năm 2012 đến nay, công tác kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm đạt tỷ lệ 100%. Trực tiếp kiểm sát Cơ quan điều tra trong công tác này 7 lần, ban hành 16 kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm. Phối hợp liên ngành xác định 50 vụ án điểm, phối hợp với Tòa án đưa ra xét xử lưu động 161 vụ, phục vụ yêu cầu nhiệm vụ chính trị địa phương. Chú trọng công tác kiểm sát điều tra ngay từ khi khởi tố vụ án nhằm hạn chế thấp nhất việc trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, phối hợp với Cơ quan điều tra đẩy mạnh tiến độ điều tra và nâng cao tỷ lệ giải quyết (đạt tỷ lệ trên 95%), Viện kiểm sát truy tố đạt 100%. Ban hành 15 văn bản kiến nghị Cơ quan điều tra. Phối hợp Tòa án tổ chức 40 phiên tòa hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp. Thông qua kiểm sát xét xử án hình sự ban hành 03 kháng nghị xét xử theo trình tự phúc thẩm, 22 văn bản kiến nghị Tòa án. Qua công tác, đã ban hành 16 văn bản kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phòng ngừa các loại tội phạm.
Công tác kiểm sát việc bắt tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án cũng được thực hiện đúng quy định của pháp luật. Tỷ lệ tạm giữ hình sự chuyển sang khởi tố đạt 100%. Kiểm sát định kỳ Nhà tạm giữ 22 lần (đột xuất 6 lần), ban hành 12 kiến nghị yêu cầu Nhà tạm giữ khắc phục vi phạm. Trực tiếp kiểm sát 6 lần đối với Cơ quan thi hành án hình sự huyện; 22 lần đối với Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn, ban hành 10 kháng nghị, 48 kiến nghị, 6 kiến nghị Tòa án huyện yêu cầu khắc phục vi phạm. Trong công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự… cũng được chỉ đạo chặt chẽ, chất lượng từng bước được nâng lên, tổ chức 40 phiên tòa rút kinh nghiệm và ban hành 15 kiến nghị, 5 kiến nghị đến UBND huyện Cao Lãnh. Ban hành 2 kháng nghị xét xử theo trình tự phúc thẩm.
Đối với công tác kiểm sát thi hành án dân sự, đơn vị đã trực tiếp kiểm sát Chi cục thi hành án dân sự 5 lần, áp dụng nhiều phương thức kiểm sát, phát hiện nhiều dạng vi phạm và đã ban hành 18 kiến nghị. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, không để đơn tồn đọng, kéo dài thời hạn giải quyết. Thực hiện tốt công tác tiếp dân. Đã ban hành 6 kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm. Các văn bản kiến nghị đã được các ngành hữu quan tiếp thu, khắc phục tốt.
VKSND huyện Cao Lãnh nhận Cờ thi đua dẫn đầu khối năm 2018 của VKSND tối cao (Viện trưởng VKSND huyện Cao Lãnh Huỳnh Thế Phục thứ nhất từ phải qua). Ảnh: PV
Những giải pháp hiệu quả
Từ năm 2013 đến nay, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, anh đã chủ động đề ra nhiều giải pháp áp dụng vào thực tiễn công tác mang lại hiệu quả cao, được Hội đồng xét duyệt sáng kiến, giải pháp VKSND tỉnh công nhận. Cụ thể, năm 2013 là giải pháp: “Tăng cường việc quản lý chỉ đạo, điều hành nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố đối với các vụ án hình sự”. Áp dụng giải pháp này đã giúp cho Kiểm sát viên của đơn vị nâng cao vai trò, trách nhiệm khi tham gia thực hành quyền công tố, nhất là kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, phân tích, đánh giá chứng cứ, tranh luận. Năm 2013, đơn vị không xảy ra trường hợp nào Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Với giải pháp “Tăng cường việc quản lý, chỉ đạo, điều hành nâng cao chất lượng công tác kiểm sát thi hành án dân sự” năm 2014 đã giúp ngành Kiểm sát Đồng Tháp có nhiều biện pháp để thực hiện tốt công tác kiểm sát thi hành án dân sự, từ đó phát hiện những vi phạm của Cơ quan thi hành án và ban hành kiến nghị khắc phục vi phạm.
Năm 2015, với giải pháp “Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, đảm bảo hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác”, đã góp phần hoàn thành tốt chỉ tiêu kế hoạch công tác của đơn vị, nhất là không để xảy ra trường hợp đình chỉ điều tra do bị can không phạm tội, Viện kiểm sát truy tố, Tòa án tuyên không phạm tội, hạn chế đến mức thấp nhất việc trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Hiệu quả các chỉ tiêu năm 2015 của đơn vị đề ra đều đạt và vượt so với Nghị quyết số 37 của Quốc hội, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung của ngành Kiểm sát Đồng Tháp.
Năm 2016, với việc thực hiện giải pháp “Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động các khâu công tác kiểm sát gắn với công tác tuyên truyền năm 2016 của đơn vị” đã tạo điều kiện cho công chức phát huy sở trường trong công tác tuyên truyền gắn với nhiệm vụ chuyên môn, chỉ tiêu nghiệp vụ, từ đó góp phần nâng cao kết quả các mặt công tác.
Năm 2017 là giải pháp “Đổi mới công tác tổ chức cán bộ, tăng cường công tác kiểm tra nhằm hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác năm 2017 của đơn vị”. Hiệu quả, đã đào tạo lý luận chính trị cho 4 đồng chí, phát triển đảng viên mới 4 đồng chí, đào tạo sau đại học 2 đồng chí, hoán đổi một số cán bộ, Kiểm sát viên từ khâu công tác này sang khâu công tác khác nhằm nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm, tránh bị động khi tổ chức điều động. Thành tích năm 2017 của đơn vị đạt kết quả cao hơn cùng kỳ.
Qua câu chuyện với Viện trưởng Huỳnh Thế Phục và các đồng nghiệp của anh, chúng tôi được biết, với những kết quả đạt được, nhiều năm qua, VKSND huyện Cao Lãnh đã được tặng thưởng nhiều danh hiệu thi đua của VKSND tỉnh, của Ngành, của Huyện ủy Cao Lãnh và Tỉnh ủy Đồng Tháp, như: Tập thể lao động xuất sắc; Cờ thi đua của ngành KSND; Chi bộ cơ sở đạt thành tích đặc biệt xuất sắc; đặc biệt đơn vị anh vinh dự được Chủ tịch nước Huân Chương Lao động hạng Ba… Cá nhân anh nhiều năm được công nhận là Chiến sĩ thi đua cơ sở; Chiến sĩ thi đua Ngành và được tặng thưởng nhiều Bằng khen của Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Lãnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp và của Viện trưởng VKSND tối cao.
Từ năm 2014 đến nay, với vai trò Bí thư Chi bộ, Viện trưởng Huỳnh Thế Phục luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu, chú trọng công tác xây dựng Đảng, công tác quy hoạch cán bộ. Đơn vị có 4 đồng chí học lớp cao học, 5 đồng chí học nghiệp vụ kiểm sát, 3 đồng chí thi tuyển chức danh Kiểm sát viên trung cấp, 1 đồng chí học lớp cao cấp chính trị, 4 đồng chí có trình độ trung cấp chính trị, phát triển đảng viên mới 5 đồng chí đúng theo quy định của Đảng và ngành đặt ra.
P.V
Theo BVPL
Sức lan tỏa từ việc học và làm theo Bác ở huyện Thạch Thành
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng những việc làm cụ thể, thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền nhân dân huyện Thạch Thành đã nêu gương tận tụy, trách nhiệm với công việc, góp sức xây dựng nông thôn mới, từ đó xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình có sức lan tỏa trong cơ quan, đơn vị và xã hội.
Nông dân xã Thành Vinh thu hoạch mía.
Đảng bộ xã Thành Vinh là một trong những đảng bộ cơ sở tiêu biểu trong thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đồng chí Nguyễn Văn Bình, bí thư đảng ủy xã, cho biết: Gắn việc học và làm theo Bác với công tác xây dựng Đảng, đảng bộ xã không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo, cải tiến lề lối làm việc, tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên. Từ việc nêu cao tinh thần trách nhiệm, sâu sát cơ sở của đội ngũ cán bộ, đảng viên, đã khẳng định được vai trò hạt nhân lãnh đạo của tổ chức đảng trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. Đảng ủy đã chỉ đạo nhân dân thực hiện chương trình tái cơ cấu nông nghiệp; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; xây dựng cánh đồng mẫu lớn, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất. Hiện xã Thành Vinh đã có 120 ha mía được đầu tư thâm canh theo quy mô cánh đồng mẫu lớn cho năng suất cao; 220 ha trồng sả; thu nhập bình quân đầu người (năm 2018) đạt 34 triệu đồng, xã đạt 12/19 tiêu chí nông thôn mới. Qua phân loại đảng viên năm 2018, toàn đảng bộ có 92,4% đảng viên hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc; 100% chi bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong đó có 2 chi bộ đạt trong sạch, vững mạnh tiêu biểu.
Trên lĩnh giáo dục, Chi bộ Trường THPT Thạch Thành I là chi bộ điển hình trong thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, xứng đáng được nhân rộng cho các đơn vị khác học tập. Thầy giáo Đỗ Thận Do, bí thư chi bộ, cho biết: Chi bộ trường đã gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với việc thực hiện các cuộc vận động "Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm", "Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo", phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Định kỳ cuối mỗi học kỳ, chi bộ kết hợp đánh giá hoạt động dạy - học của nhà trường với việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW nghiêm túc, có khen thưởng, động viên kịp thời và chấn chỉnh những việc làm thiếu gương mẫu, nói không đi đôi với làm; đưa chất lượng giáo dục ngày càng nâng lên. Đặc biệt, trong kỳ thi học sinh giỏi văn hóa cấp tỉnh năm học 2017-2018, nhà trường đã có thành tích "nhảy vọt", xếp thứ nhất khu vực miền núi, xếp thứ 5/109 trường tham gia dự thi. Có 1 học sinh đạt 26 điểm trở lên, 6 học sinh đạt từ 24 điểm trở lên, 1 học sinh đạt điểm 10 trong kỳ thi THPT quốc gia... Năm 2018, chi bộ đạt trong sạch, vững mạnh tiêu biểu.
Đảng bộ xã Thành Vinh, chi bộ Trường THPT Thạch Thành I chỉ là 2 trong nhiều những tấm gương điển hình trong việc học và làm theo Bác ở huyện Thạch Thành. Nhằm tạo chuyển biến rõ nét trong học và làm theo Bác, cấp ủy, chính quyền huyện Thạch Thành đã lựa chọn 2 nội dung trọng tâm gắn với việc thực hiện Chỉ thị 05 để triển khai thực hiện trong toàn đảng bộ: Một là, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền tổ chức đối thoại trực tiếp với nhân dân, với hội viên, đoàn viên các tổ chức chính trị - xã hội, với doanh nghiệp để giải quyết có hiệu quả những băn khoăn, vướng mắc trong phát triển kinh tế, giải phóng mặt bằng, vấn đề đất đai và các lĩnh vực quan trọng khác. Hai là, tổ chức sinh hoạt chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo chủ đề sát với tình hình thực tiễn và những vấn đề bức xúc, nổi cộm tại các địa phương, đơn vị. Mỗi đảng bộ cơ sở tổ chức 6 tháng 1 lần, mỗi chi bộ đảng tổ chức ít nhất 1 năm 1 lần sinh hoạt theo chủ đề nêu trên.
Đồng chí Phạm Trọng Dũng, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thạch Thành cho biết thêm: Xác định việc quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị là nhiệm vụ quan trọng, bám sát văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh, Ban Thường vụ Huyện ủy Thạch Thành đã kịp thời ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện; đồng thời tổ chức quán triệt, triển khai, học tập Chỉ thị 05-CT/TW ở địa phương, cơ quan, đơn vị, tạo chuyển biến về nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức sau khi học tập chỉ thị và chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm. Qua 3 năm triển khai thực hiện chỉ thị, các cấp ủy đảng, chính quyền trong huyện đã chủ động, sáng tạo, tìm tòi cách làm hay, hiệu quả thiết thực trong thực hiện chỉ thị. Qua đó, đã góp phần quan trọng vào thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương... Năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo của huyện chỉ còn 7,38% (giảm 4,04% so với năm 2017, vượt 34,6% kế hoạch); thu nhập bình quân đầu người ước đạt 35,2 triệu đồng/người/năm.
Những kết quả đạt được trong thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị thời gian qua là cơ sở vững chắc để huyện Thạch Thành tiếp tục đưa việc học và làm theo Bác trở thành công việc tự giác, thường xuyên của mỗi cấp ủy, chính quyền, của cán bộ, đảng viên và nhân dân, giúp tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày càng lan tỏa mạnh mẽ, sâu rộng trong toàn huyện. Qua đó, góp phần vào việc thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Phan Nga
Theo Baothanhhoa.vn
Người đảng viên trẻ phấn đấu trở thành "điểm tựa của bản làng" Ở xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, nhiều người biết đến người đảng viên trẻ, Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn Phai Làu Chìu Văn Phúc. Anh Phúc là một trong những người có uy tín tiêu biểu được vinh danh trong Chương trình "Điểm tựa của bản làng" do Tạp chí Cộng sản và Bộ Tư lệnh Bộ...