Những hiểu lầm và điều cần lưu ý về đại dịch COVID-19

Theo dõi VGT trên

Ngày 11/3 là tròn 2 năm sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu.

Đến nay, trên 450 triệu người dân trên thế giới đã mắc bệnh, trên 6 triệu người đã tử vong và COVID-19 trở thành một trong những đại dịch nghiêm trọng nhất trong lịch sử.

Những hiểu lầm và điều cần lưu ý về đại dịch COVID-19 - Hình 1
Bảng nhắc nhở người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại bến xe buýt ở Toronto, Canada, ngày 2/3/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Mới đây, trang abc.net (Australia) đã đăng tải bài đánh giá của Giáo sư Adrian Esterman, chuyên ngành thống kê sinh học và dịch bệnh học, tại đại Học Nam Australia, chỉ ra 3 điều thế giới đã từng hiểu sai về COVID-19 và 3 điều cần chú ý trong tương lai. Trong thời gian đầu dịch bệnh mới xuất hiện có nhiều điều thế giới còn chưa hiểu rõ về virus SARS-CoV-2 dẫn tới một số quan niệm sai lầm.

Điều đầu tiên, đó là hoài nghi về khả năng tìm ra vaccine phòng bệnh. Trước khi COVID-19 xuất hiện, giới khoa học đã nỗ lực phát triển các loại vaccine ngừa virus gây Hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS) và Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) đều do 2 chủng virus corona giống như SARS-CoV-2 gây ra. Một số loại vaccine đã được đưa vào thử nghiệm lâm sàng nhưng chưa loại nào được cấp phép. Trước vaccine phòng COVID-19, vaccine phòng bệnh quai bị là loại được phát triển nhanh nhất trong lịch sử và cũng cần 4 năm hoàn thiện.

Tuy nhiên, Pfizer/BioNTech thông báo phát triển thành công vaccine phòng COVID-19 trong vòng 12 tháng và đến nay đã có hơn 10 loại vaccine được cấp phép sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới và hơn 100 loại đang ở các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng khác nhau. Hiện Pfizer và Moderna đều đã thông báo tiến hành thử nghiệm lâm sàng vaccine phòng biến thể Omicron và nhiều nhóm nghiên cứu khác cũng đang phát triển các vaccine có tiềm năng phòng mọi loại biến thể của virus.

Video đang HOT

Sai lầm thứ hai là suy nghĩ không cần đeo khẩu trang. Trong thời gian đầu, khi chưa có vaccine, các biện pháp vệ sinh cá nhân, giãn cách xã hội và đeo khẩu trang giúp giảm lây nhiễm. Tuy nhiên, trong khi đa số ý kiến ủng hộ biện pháp rửa tay sát khuẩn và giãn cách xã hội thì biện pháp đeo khẩu trang lại gặp phải những luồng ý kiến trái chiều.

Trước tháng 4/2020, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ từng ra khuyến nghị không cần đeo khẩu trang tại nơi công cộng, chủ yếu do 2 nguyên nhân là lo ngại thiếu nguồn cung khẩu trang phẫu thuật và khẩu trang N95 cho các địa điểm có nguy cơ cao hơn, ngoài ra khi đó các ca không triệu chứng và ca ủ bệnh chưa phát triệu chứng được tin là không có khả năng lây bệnh. Tuy nhiên, đến ngày 3/4/2020, CDC đã điều chỉnh hướng dẫn và khuyến nghị người dân đeo khẩu trang vải nhiều lớp và đến nay là đeo khẩu trang vừa khít và ôm vào mặt. Với biến thể Omicron, nhiều chuyên gia cho rằng đeo khẩu trang vải không đảm bảo mà cần đeo khẩu trang phẫu thuật hoặc chuyên dụng hơn.

Sai lầm thứ 3 là trong những ngày đầu đại dịch mới xuất hiện, nhiều ý kiến cho rằng các bề mặt tiếp xúc là nơi có nguy cơ lây truyền virus nhiều nhất. Tuy nhiên, hiện nay, các thông tin đều chỉ ra virus lây lan đầu tiên là qua các giọt bắn và dịch tiết. Các nhà khoa học ngày nay tin rằng nguy cơ lây nhiễm bệnh do tiếp xúc với các bề mặt nhiễm khuẩn là rất ít.

Tác giả bài viết cũng nêu 3 điều thế giới cần chú ý trong tương lai.

Thứ nhất là nguy cơ xuất hiện các biến thể mới và gây bệnh nghiêm trọng hơn. Một trong những cơ sở chính để lo ngại là tỷ lệ tiêm phòng còn thấp ở nhiều quốc gia đang phát triển. Virus càng lây lan và sao chép ở nhiều người chưa tiêm phòng thì càng có nguy cơ xuất hiện các đột biến và biến thể mới.

Thứ 2 là tình trạng miễn dịch giảm dần theo thời gian. Nhiều người già và người dễ bị tổng thương đã tiêm mũi 3 từ tháng 11 hoặc tháng 12/2021 hiện đang cho thấy khả năng miễn dịch giảm nhanh. Do đó, nhóm này cần được tiêm mũi 4 càng sớm càng tốt.

Thứ 3 là các triệu chứng kéo dài sau khi mắc COVID-19. Khi số lượng người mắc COVID-19 ngày càng tăng thì số người chịu các vấn đề sức khỏe kéo dài cũng sẽ ngày càng nhiều. Do đó, tác giả cho rằng nhà chức trách cần duy trì một số biện pháp phòng dịch cơ bản như quy định đeo khẩu trang để hạn chế số người bị mắc bệnh.

Dù cho rằng hiện chưa phải lúc để coi đại dịch COVID-19 là bệnh đặc hữu và cần nhanh chóng đưa cuộc sống trở lại bình thường, tác giả bài viết vẫn tin rằng với các loại vaccine tốt hơn và các phương pháp điều trị được cải thiện, thế giới đang bắt đầu giai đoạn cuối của thời kỳ đại dịch.

WHO: Đại dịch COVID-19 gây hậu quả nặng nề về sức khỏe tâm thần

Đại dịch COVID-19 đã gây hậu quả nặng nề về sức khỏe tâm thần. Đây là nhận định mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra ngày 2/3, chỉ ra rằng số trường hợp mắc các bệnh về tâm thần như lo âu và trầm cảm đã tăng tới hơn 25% trên toàn cầu.

WHO: Đại dịch COVID-19 gây hậu quả nặng nề về sức khỏe tâm thần - Hình 1
Việc cách ly, giãn cách xã hội có thể tác động tới sức khỏe tâm lý của nhiều người. Ảnh: Getty Images

Trong báo cáo khoa học mới, WHO cũng chỉ ra cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 đã cản trở đáng kể các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần và làm dấy lên lo ngại về tình trạng gia tăng các ca tự tử.

Báo cáo được thực hiện dựa trên tổng hợp nhiều nghiên cứu, xác định rằng chỉ riêng trong năm 2020, số ca mắc hội chứng rối loạn trầm cảm trên thế giới tăng 27,6%. Trong năm đầu tiên đại dịch xảy ra, số ca mắc chứng rối loạn lo âu trên toàn cầu tăng 25,6%. Theo chuyên gia về sức khỏe thần kinh của WHO Brandon Gray, xét về quy mô thì đây là mức tăng rất lớn.

Báo cáo chỉ ra đại dịch đã có tác động đáng kể tới sức khỏe tâm thần và đời sống của người dân. Những nơi ghi nhận tình trạng gia tăng cao nhất là những nơi ghi nhận tỷ lệ ca mắc mới hằng ngày và tình trạng hạn chế di chuyển ở mức cao. Trẻ em gái và phụ nữ cũng chịu ảnh hưởng nặng nề hơn nam giới. Người trẻ, đặc biệt trong nhóm tuổi từ 20-24, chịu tác động nghiêm trọng hơn người cao tuổi.

Về số ca tự tử, các số liệu được tổng hợp không phản ánh một xu hướng toàn cầu rõ ràng, có nơi ghi nhận tình trạng tự tử gia tăng nhưng cũng có nơi giảm hoặc giữ nguyên như trước đại dịch. Chuyên gia Gray chỉ ra rằng có thể điều này là do quá trình thu thập và phân tích số liệu liên quan thường bị gián đoạn. Tuy nhiên, báo cáo có đoạn nêu rõ kể từ khi đại dịch bùng phát, nguy cơ xảy ra các hành vi tự tử cao hơn, bao gồm cả hành động tìm cách tự tử hoặc tự hại chính mình trong giới trẻ.

Tình trạng kiệt sức ở nhân viên y tế, sự cô đơn và lo âu khi có kết quả chẩn đoán mắc COVID-19 cũng làm gia tăng nguy cơ xuất hiện các ý nghĩ quyên sinh. Báo cáo của WHO chỉ ra người rối loạn tâm thần cũng có nguy cơ cao hơn bị bệnh nặng hoặc tử vong do COVID-19. Tuy nhiên, cần có thêm các nghiên cứu để có kết luận chắc chắn về vấn đề này.

Bên cạnh đó, báo cáo của WHO cũng nêu rõ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần ngoại trú đã bị gián đoạn đáng kể trong năm 2020 vì đại dịch bùng phát. Tình trạng này có thể được giảm thiểu bằng cách chuyển sang hình thức tư vấn trực tuyến. Tuy nhiên, hình thức này cũng có những hạn chế nhất định, làm giảm hiệu quả của các liệu pháp chăm sóc, đặc biệt khó tiếp cận với những người không có sẵn kết nối internet hoặc không nhiều kiến thức về kỹ thuật.

Chuyên gia Gray cho rằng những khó khăn trong việc ứng phó với các thách thức nảy sinh trong thời gian đại dịch chủ yếu là do các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần chưa được đầu tư đúng đắn trong nhiều thập kỷ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ba không khi ăn đậu phụBa không khi ăn đậu phụ
11:54:12 21/02/2025
3 lưu ý quan trọng khi uống cà phê tránh tích thêm mỡ bụng3 lưu ý quan trọng khi uống cà phê tránh tích thêm mỡ bụng
11:32:38 21/02/2025
Chuyên gia khuyên không nên vứt bỏ phần dây xơ của quả chuối vì điều nàyChuyên gia khuyên không nên vứt bỏ phần dây xơ của quả chuối vì điều này
07:49:57 20/02/2025
Chủ quan với sâu răng, người đàn ông tử vong vì gặp biến chứng nguy hiểmChủ quan với sâu răng, người đàn ông tử vong vì gặp biến chứng nguy hiểm
08:20:25 20/02/2025
Một bác sĩ nổi tiếng qua đời vì cúm, cảnh báo 4 nhóm người có nguy cơ rất lớnMột bác sĩ nổi tiếng qua đời vì cúm, cảnh báo 4 nhóm người có nguy cơ rất lớn
08:35:02 20/02/2025
Thời điểm tốt nhất trong ngày để uống nướcThời điểm tốt nhất trong ngày để uống nước
11:12:03 21/02/2025
Nuôi sống thành công trẻ sinh non bị viêm ruột hoại tửNuôi sống thành công trẻ sinh non bị viêm ruột hoại tử
11:26:51 21/02/2025
Món khoái khẩu của nhiều người Việt vô tình nuôi sán trong ganMón khoái khẩu của nhiều người Việt vô tình nuôi sán trong gan
11:30:07 21/02/2025

Tin đang nóng

Hoa hậu Việt Nam nghi sắp làm phu nhân hào môn lộ hint rời Sen Vàng?Hoa hậu Việt Nam nghi sắp làm phu nhân hào môn lộ hint rời Sen Vàng?
18:22:35 21/02/2025
Lúc hấp hối, anh trai chồng chỉ vào đứa nhỏ đứng ở góc nhà và nói sự thật khiến tôi suy sụpLúc hấp hối, anh trai chồng chỉ vào đứa nhỏ đứng ở góc nhà và nói sự thật khiến tôi suy sụp
17:34:58 21/02/2025
Sao Việt 21/2: Khánh Thi cùng con gái hóa trang thành "cô bé Masha"Sao Việt 21/2: Khánh Thi cùng con gái hóa trang thành "cô bé Masha"
17:16:27 21/02/2025
Bức ảnh thân mật giữa đêm của Xoài Non và Gil LêBức ảnh thân mật giữa đêm của Xoài Non và Gil Lê
19:33:40 21/02/2025
Từ Hy Viên qua đời vẫn không yên: Chồng Hàn "nổi dậy" chống đối gia đình vợTừ Hy Viên qua đời vẫn không yên: Chồng Hàn "nổi dậy" chống đối gia đình vợ
17:13:54 21/02/2025
Sốc: "Bà cả Penthouse" Lee Ji Ah tuyên bố cắt đứt quan hệ với bố mẹSốc: "Bà cả Penthouse" Lee Ji Ah tuyên bố cắt đứt quan hệ với bố mẹ
17:11:22 21/02/2025
Nữ ca sĩ lấy chồng là ông chủ: "Nhân viên gửi scandal để ngăn chồng quen tôi"Nữ ca sĩ lấy chồng là ông chủ: "Nhân viên gửi scandal để ngăn chồng quen tôi"
17:01:26 21/02/2025
Sinh con mới 10 ngày, tôi ôm con chạy về nhà mẹ đẻ giữa đêm vì mâm cơm cữ của mẹ chồng khiến tôi uất nghẹn!Sinh con mới 10 ngày, tôi ôm con chạy về nhà mẹ đẻ giữa đêm vì mâm cơm cữ của mẹ chồng khiến tôi uất nghẹn!
17:59:33 21/02/2025

Tin mới nhất

Hàng loạt ca viêm kết mạc vào bệnh viện ở TPHCM, bác sĩ cảnh báo "nóng"

Hàng loạt ca viêm kết mạc vào bệnh viện ở TPHCM, bác sĩ cảnh báo "nóng"

15:38:20 21/02/2025
Trung bình mỗi ngày gần đây, bệnh viện ở TPHCM ghi nhận hàng chục trường hợp đến khám vì viêm kết mạc cấp. Bác sĩ cảnh báo, vào thời điểm giao mùa, số ca viêm kết mạc dị ứng thường tăng đột biến.
Các biện pháp khắc phục tại nhà cho bệnh vảy nến

Các biện pháp khắc phục tại nhà cho bệnh vảy nến

12:10:41 21/02/2025
Bệnh vảy nến gây ra những mảng da đỏ, ngứa ngáy, có vảy ở trên và thường xuất hiện ở những vùng da hay bị ma sát như đầu gối, khuỷu tay, thân mình và da đầu. Đây là một bệnh lý mạn tính và chưa có thuốc đặc trị.
Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh điều trị thành công nhiều ca bệnh nặng

Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh điều trị thành công nhiều ca bệnh nặng

11:23:37 21/02/2025
Nhiều năm qua, Khoa Cấp cứu luôn là tập thể đoàn kết, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Năm 2024, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh là một trong các tập thể tiêu biểu của ngành Y tế Ninh Bình được UBND tỉnh tặng danh hiệu Tập thể lao độn...
Bệnh nhân suy hô hấp nặng, nguy kịch do lao phổi tái phát

Bệnh nhân suy hô hấp nặng, nguy kịch do lao phổi tái phát

11:19:14 21/02/2025
Bên cạnh đó, chi phí để điều trị cho một trường hợp mắc lao kháng thuốc thường rất cao. Chưa kể những tổn hại về sức khỏe mà người bệnh phải gánh chịu suốt đời.
Mẹ bầu tắm nắng có lợi cho trẻ mắc bệnh đa xơ cứng

Mẹ bầu tắm nắng có lợi cho trẻ mắc bệnh đa xơ cứng

11:07:03 21/02/2025
Nghiên cứu bao gồm 334 trẻ em và thanh thiếu niên, độ tuổi từ 4 đến 21, tất cả đều mắc bệnh MS thời thơ ấu trong vòng bốn năm sau khi tham gia nghiên cứu.
Bảo đảm cung ứng đủ thuốc điều trị bệnh cúm

Bảo đảm cung ứng đủ thuốc điều trị bệnh cúm

11:02:49 21/02/2025
Bác sĩ Thanh khuyến cáo, cúm là bệnh lưu hành quanh năm và có đặc tính lây lan nhanh, đặc biệt trong những môi trường đông đúc như trường học, nơi làm việc hoặc phương tiện giao thông công cộng.
Nâng cao nhận thức về rủi ro của rượu để người tiêu dùng tự ra quyết định đúng đắn

Nâng cao nhận thức về rủi ro của rượu để người tiêu dùng tự ra quyết định đúng đắn

09:12:07 20/02/2025
Điều này là do một số yếu tố sinh học như cơ thể phụ nữ có nhiều chất béo giữ lại rượu hơn và ít enzyme hơn để phân hủy rượu trước khi rượu đi vào máu.
Một số bệnh dễ mắc khi thời tiết nồm ẩm

Một số bệnh dễ mắc khi thời tiết nồm ẩm

08:39:33 20/02/2025
Các loại nấm mốc, vi nấm phát triển rất nhanh khi trời nồm ẩm, lơ lửng trong không khí, bám vào quần áo, sách vở, chăn chiếu dẫn đến dị ứng, nhiễm trùng. Thời điểm này người sức đề kháng kém như người già và trẻ nhỏ rất dễ mắc bệnh.
Ứng dụng khoa học và công nghệ trong nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo

Ứng dụng khoa học và công nghệ trong nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo

08:13:21 20/02/2025
Nấm ĐTHT (tên khoa học Cordyceps militaris) là loài nấm thuộc họ Cordycipitaceae, chi Cordyceps. Nấm ĐTHT được hình thành từ một chi nấm ký sinh, phát triển trên cơ thể ấu trùng của côn trùng.
Thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe mắt

Thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe mắt

07:52:03 20/02/2025
Trong khi chế độ ăn uống cân bằng là tối ưu để duy trì sức khỏe của mắt, thì các chất bổ sung có thể cần thiết cho những người có nguy cơ thiếu hụt do chế độ ăn uống không đầy đủ hoặc mắc tình trạng bệnh lý.
Điểm sáng trong cấp cứu, điều trị các ca bệnh nặng ở tuyến huyện

Điểm sáng trong cấp cứu, điều trị các ca bệnh nặng ở tuyến huyện

07:47:05 20/02/2025
Đó chỉ là 3 trong hàng trăm câu chuyện giành giật sự sống cho bệnh nhân từ tay tử thần mà đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và Chống độc đã thực hiện trong năm qua.
Thêm 1 người ở huyện Long Thành bị chó dại cắn

Thêm 1 người ở huyện Long Thành bị chó dại cắn

07:45:04 20/02/2025
Đồng thời hướng dẫn, yêu cầu chủ nuôi nhốt cách ly và theo dõi sức khỏe, quản lý số chó còn lại, không được thả rông chó ra ngoài, không được bán chó. Khi chó có dấu hiệu bất thường phải báo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan th...

Có thể bạn quan tâm

NSƯT Hữu Châu vào bệnh viện, NSND Tự Long khoe ảnh chụp với Cục trưởng Xuân Bắc

NSƯT Hữu Châu vào bệnh viện, NSND Tự Long khoe ảnh chụp với Cục trưởng Xuân Bắc

Sao việt

23:04:47 21/02/2025
NSƯT Hữu Châu vào bệnh viện kiểm tra sức khỏe. NSND Tự Long khoe ảnh chụp với Cục trưởng Cục NTBD NSND Xuân Bắc.
Diễn viên Lâm Na tố cáo bị đạo diễn sàm sỡ, cưỡng hôn

Diễn viên Lâm Na tố cáo bị đạo diễn sàm sỡ, cưỡng hôn

Sao châu á

22:59:26 21/02/2025
Diễn viên Khám Lâm Na, kể từng bị đạo diễn, diễn viên Trịnh Ký Phong - người vừa bị bắt vì bị tình nghi xâm hại trẻ em - có hành vi nhốt cô trong phòng và sàm sỡ.
Bộ phim gây chấn động thế giới công bố lịch chiếu tại Việt Nam

Bộ phim gây chấn động thế giới công bố lịch chiếu tại Việt Nam

Phim âu mỹ

22:53:25 21/02/2025
Ngay từ trailer, Flow đã chinh phục nhiều khán giả qua những thước phim thiên nhiên giàu chất thơ, đẹp mắt và sinh động, hài hước.
Chiến thuật của ông Putin nhằm tối đa hóa nhượng bộ từ Mỹ

Chiến thuật của ông Putin nhằm tối đa hóa nhượng bộ từ Mỹ

Thế giới

22:52:16 21/02/2025
Việc lựa chọn thành phần phái đoàn hội đàm với Mỹ cho thấy Tổng thống Nga Vladimir Putin muốn tối đa nhượng bộ từ Washington trong vấn đề Ukraine và những vấn đề song phương.
Vụ vé số trúng 2 tỷ đồng bị từ chối trả thưởng: Chưa hòa giải chính thức

Vụ vé số trúng 2 tỷ đồng bị từ chối trả thưởng: Chưa hòa giải chính thức

Tin nổi bật

22:45:50 21/02/2025
Theo luật sư, kể từ khi bà Nguyệt nộp đơn đến nay đã gần 40 ngày, nhưng Tòa án nhân dân thị xã Hương Thủy (Huế) vẫn chưa tổ chức buổi hòa giải chính thức.
Diễn viên Jodie Foster khiến con trai 'phát điên'

Diễn viên Jodie Foster khiến con trai 'phát điên'

Sao âu mỹ

22:44:46 21/02/2025
Nữ diễn viên đoạt giải Oscar Jodie Foster kiên quyết không giúp con trai - Charlie tiến xa hơn ở Hollywood. Sự từ chối này đang gây ra mâu thuẫn nghiêm trọng giữa họ.
Taylor Swift nhận giải Nghệ sĩ thu âm toàn cầu lần thứ năm

Taylor Swift nhận giải Nghệ sĩ thu âm toàn cầu lần thứ năm

Nhạc quốc tế

22:42:18 21/02/2025
Taylor Swift vừa được Liên đoàn công nghiệp ghi âm quốc tế (IFPI) vinh danh là Nghệ sĩ thu âm toàn cầu của năm 2024.
Bố đơn thân được con đưa đi tìm vợ mới, khóc nghẹn tại 'Bạn muốn hẹn hò'

Bố đơn thân được con đưa đi tìm vợ mới, khóc nghẹn tại 'Bạn muốn hẹn hò'

Tv show

22:39:56 21/02/2025
Tham gia Bạn muốn hẹn hò , bố đơn thân được hai con đến ủng hộ để tìm hạnh phúc mới. Trong chương trình, anh nghẹn ngào và bật khóc khi nói về cuộc hôn nhân cũ
Hyeri trở lại với phim mới có nhiều cảnh táo bạo

Hyeri trở lại với phim mới có nhiều cảnh táo bạo

Phim châu á

22:24:41 21/02/2025
Phim được gắn mác 18+ và đã chiếu 8 tập. Tính đến nay, tác phẩm khai thác về tình cảm nữ - nữ này đang thu hút sự chú ý từ nhiều khán giả.
Vì sao tiền đạo Xuân Son từ chối 75 tỷ đồng?

Vì sao tiền đạo Xuân Son từ chối 75 tỷ đồng?

Sao thể thao

22:16:42 21/02/2025
Tiền đạo Nguyễn Xuân Son đang ở giai đoạn khó khăn nhất trong sự nghiệp khi gặp chấn thương nặng. Xuân Son dính chấn thương nặng trong trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024.
Luật sư nêu quan điểm về vụ nam sinh mặc áo shipper bị đánh tới tấp

Luật sư nêu quan điểm về vụ nam sinh mặc áo shipper bị đánh tới tấp

Pháp luật

21:46:02 21/02/2025
Theo luật sư, do sự việc khởi phát từ mâu thuẫn nhỏ, Hoàng tấn công nạn nhân một cách hung bạo, có thể xem xét dấu hiệu tình tiết tăng nặng có tính chất côn đồ đối với nam thanh niên này.