Những hiểu biết về lão thị
Lão thị xảy ra với tất cả mọi người sớm hoặc muộn, nhưng mọi người thường nhận ra nó vào khoảng 45 tuổi trở đi.
Ảnh minh họa. Nguồn: dailybraille.co.uk
Lão thị xảy ra khi thuỷ tinh thể tự nhiên của mắt bị dày lên và kém đàn hồi. Bình thường, một cơ vòng xung quanh thủy tinh thể giãn ra hoặc co lại, làm thay đổi độ cong của thủy tinh thể để điều chỉnh thị lực xa hoặc gần. Với lão thị, cơ vẫn hoạt động nhưng thủy tinh thể trở nên cứng hơn và khó thay đổi hình dạng. Kết quả là hình ảnh rơi ra đằng sau lớp tế bào thần kinh ở võng mạc vì phải rơi đúng vào đó, vì vậy thị lực nhìn gần bị mờ.
Những thay đổi này không xảy ra qua ngày một ngày hai, mặc dù nó có vẻ như vậy. Một ngày nào đó bạn thấy mình cần phải cầm quyển sách hoặc cuốn tạp chí cách xa mắt để có thể nhìn rõ chữ, hoặc bạn nhầm số 8 thành số 3. Khi mệt mỏi hoặc dưới ánh sáng lờ mờ, việc tập trung vào một điểm là đặc biệt khó. Bạn có thể bị đau đầu khi phải làm việc gần mắt.
Lão thị xảy ra với tất cả mọi người sớm hoặc muộn, nhưng mọi người thường nhận ra nó vào khoảng 45 tuổi. Việc mất khả năng tập trung vào một điểm ít nhận ra hơn nếu trước đó bạn bị cận thị. Người bị cận thị đeo kính để nhìn những vật ở xa. Nếu không có kính, họ có thể nhìn rõ ở gần. Vì vậy, lúc đầu khi bị lão thị, họ có thể khắc phục đơn giản bằng cách không đeo kính. Cuối cùng khi thủy tinh thể tự nhiên trở nên quá cứng, họ sẽ phải đeo kính để đọc như tất cả mọi người.
Triệu chứng lão thị
Triệu chứng đầu tiên thường gặp ở người bị lão thị là khó đọc sách báo, đặc biệt tại nơi thiếu ánh sáng, mắt căng thẳng sau khi đọc một thời gian dài, nhìn vật gần thấy mờ hoặc mờ trong khoảnh khắc thay đổi cự ly nhìn. Nhiều người bị lão thị thường ca cẩm là cánh tay của họ sao mà “ngắn quá” không thể đưa vật cầm trên tay ra xa hơn để mà nhìn cho thấy rõ chi tiết.
Lão thị, cũng giống như các dạng kém tập trung khác, trở nên giảm bớt ở nơi sáng sủa. Điều này không có gì là huyền bí mà chỉ là do đồng tử của mắt ở nơi sáng thì co nhỏ lại, nhờ đó chiều sâu thị trường tăng đáng kể, bất kể khả năng tập trung có kém hay không, giống như ở máy chụp ảnh qua lỗ nhỏ có thể chụp được ảnh mà không cần đến thấu kính. Có thể giải thích cách khác là qua lỗ nhỏ thì vòng mờ, hoặc ảnh mờ đã được giảm bớt mà không cần phải điều chỉnh tiêu cự.
Tùy theo nghề nghiệp và nhu cầu của mỗi người mà việc khắc phục chứng lão thị được tiến hành sớm hay trễ. Nhà nông và người nội trợ thì thấy không vội gì, còn người làm dịch vụ và xây dựng chẳng hạn thì muốn khắc phục sớm hơn.
Điều trị lão thị bằng kính
Video đang HOT
Kính chỉnh thị: Đưa thị lực trở lại tiêu điểm. Nếu bạn có thị lực tốt trước khi bị lão thị, bạn chỉ cần đeo kính lão khi đọc để bù lại. Một chiếc kính bán không cần đơn là đủ. Nhưng hãy hỏi ý kiến bác sĩ mắt về loại phù hợp cho bạn. Bạn có thể cần kính đọc sách theo đơn bác sĩ.
Khi mua kính không cần đơn, hãy thử một vài số khác nhau cách cầm tài liệu chữ in cách mắt khoảng 40cm cho đến khi tìm được chiếc kính cho phép bạn đọc được một cách thoải mái.
Nếu bạn đã đeo kính cận, viễn hoặc loạn thị, bạn cần một đơn kính mới điều chỉnh được cả lão thị. Lựa chọn của bạn gồm:
- Kính hai tròng: Có 2 loại – loại có đường kẻ ngang nhìn thấy và loại không có đường kẻ (loại kính 2 tròng cải tiến). Kính hai tròng cải tiến thay đổi dần từ mức nhìn xa ở ngang tầm mắt tới mức nhìn gần dùng để đọc nằm ở đáy kính. Nếu bạn chưa từng đeo kính hai tròng, bạn nên thử loại kính 2 tròng cải tiến. nếu bạn thấy hình ảnh bị méo hoặc lượn sóng hoặc không thể tìm được khoảng cách nhìn rõ hình ảnh, thì có lẽ bạn không có đơn kính phù hợp hoặc có thể kính chưa được lắp đúng. Kính hai tròng bị trễ xuống mũi hoặc các mắt kính không được đặt giữa khung sẽ khiến bạn không nhìn thấy rõ.
- Kính ba tròng: Loại kính này sẽ có ích khi bạn mất hầu hết khả năng hội tụ. Bạn sẽ có sự điều chỉnh để nhìn gần, nhìn xa trung bình – như màn hình máy tính – và nhìn xa ngay trong một kính. Do độ phóng đại tăng dần, nên có một dải điều chỉnh thay vì chỉ có hai mức điều chỉnh khoảng cách.
- Kính áp tròng mônô: Với kính áp tròng mônô, bạn mang kính áp tròng điều chỉnh thị lực nhìn xa ở mắt thuận và kính áp tròng điều chỉnh thị lực nhìn gần ở mắt không thuận. Mắt thuận thường là mắt bạn dùng khi chụp ảnh. Mắt dùng để nhìn gần sẽ hơi bị lóa khi nhìn xa, nhưng hầu hết mọi người đều có thể thích nghi được.
- Kính áp tròng hai tròng: Nếu bạn cảm thấy khó chịu khi nhìn hình ảnh ở gần hoặc xa bị mờ khi đeo kính áp tròng mônô thì kính áp tròng hai tròng có thể là một lựa chọn cho bạn. Kính áp tròng hai tròng có thể khó lắp. Kính áp tròng có thể xô lệch khi bạn chớp mắt, ảnh hưởng tới chất lượng nhìn. Tuy nhiên, thiết kế của kính áp tròng đang tiếp tục được cải tiến, và bạn có thể may mắn hơn với những thiết kế mới, cho dù những thiết kế cũ không phù hợp với bạn.
- Kính mônô cải tiến: Với lựa chọn này, bạn đeo kính áp tròng hai tròng ở mắt không thuận và một kính áp tròng để nhìn xa ở mắt thuận. Trong trường hợp này, bạn sẽ dùng cả hai mắt để nhìn xa và dùng một mắt để đọc.
Điều trị lão thị bằng phẫu thuật
Trong vài thập kỷ qua, các kỹ thuật phẫu thuật khúc xạ như LASIK, PRK, mở giác mạc hình nan hoa và cấy giác mạc đã được sử dụng để chỉnh tật cận thị, viễn thị và loạn thị. Nhưng những thủ thuật này có thể thực hiện được với lão thị không?
Không có phẫu thuật cho phép một mắt đồng thời nhìn rõ ở cả khoảng cách gần và xa – bạn phải lựa chọn. Tuy nhiên, các lựa chọn phẫu thuật bao gồm LASIK, PRK và ít phổ biến hơn là hút thủy tinh thể kết hợp với đặt thủy tinh thể trong mắt.
- Điều chỉnh cả hai mắt về khoảng cách.
- Sử dụng LASIK hay PRK – các kỹ thuật phẫu thuật này sử dụng laser để gọt giác mạc – và đeo kính đọc để nhìn gần.
- Điều chỉnh một mắt để nhìn xa và một mắt để nhìn gần: Sử dụng LASIK hoặc PRK – các kỹ thuật phẫu thuật này sử dụng laser để gọt giác mạc. Hiệu quả của phương pháp này tương tự như khi mang kính áp tròng mônô. Song một số người đáp ứng tốt còn một số thì không. Tuy nhiên, thậm chí với những người phẫu thuật thành công vẫn bị giảm cảm nhận về chiều sâu vì cảm nhận chiều sâu phụ thuộc vào sự hội tụ tốt đồng thời của cả hai mắt tại. Những người có thị lực mônô nên mang sẵn một chiếc kính giúp họ nhìn xa tốt ở cả hai mắt phòng trường hợp cần có cảm nhận chính xác về chiều sâu, như khi lái xe vào ban đêm, khi trời mưa hoặc có sương mù.
Những người không muốn có thị lực mônô nữa phải mổ thêm lần nữa để chỉnh lại mắt nhìn gần thành mắt nhìn xa. Sau đó họ phải đeo kính đọc khi nhìn gần.
- Tạo giao diện quang học: Bằng cách lấy bỏ thủy tinh thể trong mắt và thay bằng một thuỷ tinh thể mới. Thủy tinh thể trong mắt tương tự như kính áp tròng cho phép nhìn rõ hình ảnh đồng thời cả ở gần và xa. Quá trình này có một số vấn đề. Hình ảnh nhìn không được sắc nét, có thể gây khó chịu cho một số người, thị lực và cảm giác về độ tương phản có thể gây khó khăn khi lái xe vào ban đêm, khi trời mưa hay sương mù, hoặc khi nhìn những đồ vật khó nhìn.
Nguồn: Bệnh viện Mắt Hà Đông
Theo tuoitre.vn
4 bước cấp cứu cho người bị tai biến tránh các biến chứng nguy hiểm
Khi phát hiện bị bệnh tai biến chúng ta cần tiến hành cấp cứu đúng cách tránh để lại những tai biến nặng nề ở nạn nhân.
Tai biến là gì?
Tai biến xảy ra khi mạch máu cung cấp oxy cho não bị vỡ hoặc một phần não bộ không nhận đủ lưu lượng máu cần thiết. Các tế bào thần kinh bị thiếu oxy sẽ bị chết trong vài phút. Ảnh hưởng của chấn thương do tai biến mạch máu não thường là vĩnh viễn vì các tế bào não không được thay thế.Tai biến mạch máu não thường xảy ra nhanh, hay bị ở người già, cao huyết áp, người có tiền sử đau tiền đình, rối loạn thần kinh, chức năng suy giảm, hay từng bị tai biến nhẹ. Khi thấy người bệnh có dấu hiệu mất kiểm soát, chân tay không hoạt động, trúng gió giật méo miệng hay do thay đổi nhiệt độ đột ngột, huyết áp tăng vọt hoặc sau cơn say rượu....thì cần phải hết sức chú ý, quan tâm, sơ cứu tai biến kịp thời.
Cách cấp cứu người bị bệnh tai biến
Bệnh tai biến mạch máu não xảy ra khi mạch máu não bị tắc nghẽn hay vỡ không cung cấp đủ ôxy và các chất dinh dưỡng cho não hoạt động và não sẽ bị hoại tử và chết đi. Người bệnh sẽ bị đau đầu, nôn ói, hoa mắt, chóng mặt, tê liệt tay chân, nửa người, đầu óc lú lẫn, trí nhơ giảm sút, nói năng lẫn lộn, nói ngọng, ú ớ hay không nói được, tiêu tiểu dầm dề và có thể hôn mê.
Khi thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh tai biến mạch máu não, chúng ta tiến hành các bước sơ cấp cứu bệnh nhân như sau:
- Đỡ bệnh nhân để bệnh nhân không bị té ngã gây chấn thương, ảnh hưởng nặng đến não. Sau đó để bệnh nhân nằm xuống chỗ thoáng, tránh ồn ào, nghiêng đầu qua một bên hơi nâng nhẹ đầu, nới rộng quần áo, nếu nôn ói, lau đờm nhớt cho bệnh nhân dễ thở hơn. Nếu bệnh nhân rơi vào trạng thái lơ mơ, không nhận biết rõ xung quanh thì ta nên kiểm tra nhịp thở, mạch, huyết áp. Nếu bệnh nhân ngưng thở, không thấy mạch đập thì phải hô hấp nhân tạo ngay, thổi hơi trực tiếp miệng - miệng và và ép tim ngoài lồng ngực.
Sau đó, nhanh chóng gọi xe cấp cứu đưa bệnh nhân đến bệnh viện kịp thời để chữa trị, không để bệnh nhân nằn ở nhà chờ tỉnh lại, và tuyệt đối không được thực hiện các bước sơ cứu sai như sau:
- Tự ý cho bệnh nhân uống thuốc hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác.
- Cạo gió, bôi dầu, lể chích máu, nặn máu, vuốt dái tai.
Vì tất cả đều làm cho tình trạng bệnh thêm nguy hiểm, não sẽ chết do không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong hoặc phải sống đời thực vật. Do đó phả cấp cứu bệnh nhân càng sớm càng tốt, phỉa lươn nhớ "giờ vàng" để cấp cứu bệnh nhân tái biến mạch máu não là 1-2 giờ đầu sua khi tai biến xảy ra, thì bệnh nhân mới có khả năng hồi phục nhanh nhất.
Theo www.phunutoday.vn
10 dấu hiệu cho thấy sức khỏe của bạn đang ở mức báo động đỏ Cơ thê con ngươi rât nhay cam nêu chiu lăng nghe va quan sat. Khi phát hiện cơ thể có một trong 10 triệu chứng bất thường sau đây phải đến gặp bác sĩ để được phát hiện và điều trị trước khi căn bệnh diễn biến tồi tệ hơn. 1. Tay hay chân bị tê thường xuyên Nếu bạn cảm thấy thời...