Những hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nếu bố mẹ lơ là
Đây là những hiện tượng rất hay gặp ở bất cứ trẻ sơ sinh nào nhưng không phải ai cũng biết cách xử lý kịp thời.
1. Nhiễm trùng cuống rốn
Thường cuống rốn của trẻ sẽ rụng trong vòng 2 tuần sau khi sinh. Tuy nhiên việc những ngày đầu nó luôn ở trên người trẻ có thể khiến trẻ khó chịu và dễ bị nhiễm trùng. Trong những ngày đầu, dây rốn có thể rò rỉ một chất lỏng màu vàng có mùi hôi và da ở gốc có thể bị đỏ. Tình trạng này có thể khiến bé khó chịu và quấy khóc mỗi khi bạn chạm vào. Nếu có bất kì dấu hiệu gì như trên hay dây rốn chảy máu nhiều hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Bạn có thể giữ cho cuống rốn của bé khô ráo bằng cách đặt bông gòn xung quanh cuống rốn và giữ cho tã không che qua phần rốn.
2. Sự xuất hiện của mụn
Mụn không chỉ xuất hiện ở người lớn hay trẻ vị thành niên mà còn được phát hiện ở trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh có thể nổi mụn trong vòng một vài tháng và sau đó biến mất. Nguyên nhân là từ những tuyến bã nhờn bên trong cơ thể, là nguyên nhân sẽ gây ra mụn ở trẻ khi trưởng thành. Bạn có thể giúp bé giữ vệ sinh bằng cách làm sạch mặt bé bằng nước ấm và xà phòng dành cho trẻ sơ sinh. Lau khô nhẹ nhàng và không chạm vào những vùng da có mụn. Tránh bôi các loại kem dưỡng và dầu lên mặt trẻ. Và nếu không hiệu quả bạn có thể nhờ bác sĩ nhi khoa kê cho trẻ một toa thuốc kem để bôi.
Phát ban do dùng bỉm thường hay xuất hiện ở trẻ từ 8 đến 10 tháng tuổi, những trẻ bị tiêu chảy, dùng kháng sinh hoặc bắt đầu ăn các loại thức ăn rắn. Phát ban thường xuất hiện như những mẩn đỏ hoặc da gà ở vùng mặc bỉm và thường sẽ hết trong 3-4 ngày. Cách tốt nhất để tránh nó là thay bỉm ngay sau khi bị bẩn và lau chùi vệ sinh sạch sẽ. Nếu như trẻ vẫn còn bị nổi mẫn đỏ, hãy thoa một chút thuốc mỡ vào vết phát ban và nó sẽ giúp mau lành hơn. Hoặc nếu không, bạn có thể tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ.
4. Sâu răng
Thường thì các bậc cha mẹ không quan tâm lắm đến việc chăm sóc răng miệng cho trẻ sơ sinh vì hầu hết trẻ chưa có răng. Tuy nhiên một số trẻ sẽ mọc răng từ tháng tuổi thứ 3. Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ chủ yếu là do thức ăn có đường dính vào răng của trẻ và sản sinh vi khuẩn. Cách tốt nhất để ngăn chặn là lau sạch nướu bằng gạc hoặc khăn sau bữa ăn và bắt đầu dùng bàn chải đánh răng cho trẻ khi răng đã mọc. Bạn cũng nên bắt đầu cho trẻ đi khám nha sĩ khi trẻ tròn một tuổi.
5. Nấm ở miệng
Trẻ sơ sinh liên tục ngậm nhiều thứ trong miệng nên rất dễ bị nhiễm nấm men. Nấm men thường xuất hiện bên trong má, nướu răng và lưỡi của trẻ khiến cho trẻ có thể bị đau khi bú. Khi có các dấu hiệu của nấm men bạn nên tìm đến bác sĩ để điều trị cho trẻ vì nếu không điều trị nó có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé bằng cách lây lan qua quá trình cho bú.
Video đang HOT
6. Vảy sừng trên đầu
Các em bé sơ sinh thường có những vảy sừng trên đầu hay còn gọi là cứt trâu. Theo như các chuyên gia thì nguyên nhân của sự xuất hiện này là do da tiết bã nhờn quá nhiều, ngoài việc xuất hiện trên đầu, nó có thể lan đến các nếp nhăn trên cổ, sau tai và nách. Nó không gây khó chịu cho trẻ nhưng sự xuất hiện của những đốm vảy này thật sự không có lợi cho trẻ. Mẹ có thể loại bỏ những đốm vảy này bằng cách sử dụng dầu gội cho em bé hoặc tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ để kê một số loại kem giúp loại bỏ vảy, tránh trường hợp bị nhiễm nấm men gây đỏ và ngứa ngáy.
7. Rụng tóc
Trẻ sơ sinh nhà bạn có thể bị rụng tóc do bị nhiễm nấm da đầu khi tiếp xúc thường xuyên với khăn tắm, thảm hay vật nuôi,… Khi nấm này xuất hiện trên da đầu bé, nó sẽ gây ra hiện tượng viêm nang lông khiến cho tóc giòn và dễ bị gãy rụng. Khi bé cảm thấy ngứa và gãi đầu, tóc có thể sẽ bị rụng rất nhiều. Cách tốt nhất là bạn hãy đến gặp bác sĩ và được kê đơn những loại dầu gội và kem chống nấm để hạn chế rụng tóc ở trẻ.
8. Móng tay nhiễm nấm
Móng tay của em bé thường rất mềm và mọc rất nhanh, nó cũng có thể gây tổn thương cho cả mẹ và bé khi chạm vào. Và thường thì rất khó để có thể cắt móng tay cho trẻ. Ngoài ra, tay và chân của trẻ thường xuyên tiếp xúc với nhiều thứ nên rất dễ mang nấm bệnh ở móng. Một trong những biện pháp ngăn ngừa nhiễm nấm ở móng tay, móng chân cho trẻ là giữ cho chân và tay của trẻ được sạch sẽ tránh xa những vật dụng ở nơi công cộng. Nếu như trẻ mắc phải thì bạn có thể sử dụng một số loại kem chống nấm theo toa của bác sĩ để điều trị.
9. Xuất hiện rôm sẩy
Một trong những hiệng tượng thường xuyên xuất hiện ở những trẻ sinh ra ở những vùng có thời tiết nóng là rôm sẩy. Khoảng vài tuần sau khi sinh, trên trán, cổ và nửa thân trên của trẻ thường xuất hiện những bong bóng nhỏ hoặc những nốt màu đỏ. Nó được gây ra bởi ống dẫn mồ hôi bị chặn lại bởi các tế bào da chết phủ các lỗ hở, khiến mồ hôi của trẻ tập trung dưới các tế bào chết làm nó trông như những mụn nước. Tuy nhiên, tình trạng này hoàn toàn có thể biến mất trong vòng vài ngày sau khi bạn cởi bỏ những bộ quần áo ngột ngạt cho trẻ và tắm rửa nhẹ nhàng cho trẻ khi thời tiết nóng và có nhiều mồ hôi.
Nguồn: Baby
Theo helino
Thấy con cứ sụt cân sau khi sinh dù vẫn cho bú đầy đủ, bà mẹ bất ngờ khi biết nguyên nhân
Người mẹ mặc dù đã rất tích cực cho con bú mẹ ngay từ sau khi sinh nhưng bé vẫn không thể tăng cân, thậm chí sụt cân trong suốt 1 tháng đầu sau sinh.
Con gái sụt cân sau khi sinh 1 tháng mặc dù được bú mẹ đầy đủ
Chị Jordan Talley, 25 tuổi đến từ Kentucky (Mỹ) vừa mới sinh bé thứ 2 cách đây hơn 1 tháng. Chị sinh bé khi thai tròn 38 tuần và bé Lucy Eleanor sau khi sinh hoàn toàn khỏe mạnh với trọng lượng 3kg. Sau khi vệ sinh cho bé, các y tá đã ngay lập tức cho bé được da tiếp da với mẹ và để bé được bú mẹ trực tiếp trong vòng 1 giờ. Chị Talley cho biết: "Đầu, cằm và miệng bé có chuyển động nên tôi đoán chắc là con vẫn bú được sữa mẹ. Vài ngày sau, mỗi khi con bú và chạm vào đầu vú, tôi cảm thấy khá đau. Kể cả sau khi ra viện và về nhà, tình trạng này vẫn không mấy được cải thiện."
Bé Lucy khi mới sinh và sụt cân sau 1 tháng.
Sau khi về nhà, chị Talley vẫn cố gắng tiếp tục cho con bú bất cứ khi nào con có nhu cầu nhưng bé lại không hề tăng cân như chị nghĩ. "Ban đêm, cứ cách 30 phút bé lại thức dậy ăn bú, mặc dù vẫn còn đau tức ngực nhưng tôi vẫn cố gắng cho con bú nhiều nhất. Tôi nghĩ rằng trẻ sơ sinh thường hay ăn đêm và ăn nhiều lần trong ngày. Nhưng cả tôi và bác sĩ đều không hiểu lí do vì sao bé Lucy vẫn không thể tăng cân", mẹ bé chia sẻ thêm.
Lucy khi được 2 tuần tuổi với dấu hiệu tụt cân dần dần.
Lucy được mẹ đưa đi khám sức khỏe thường xuyên ở các mốc tuần tuổi đầu tiên. Các bác sĩ Nhi đã kết luận Lucy thậm chí còn không nặng bằng lúc mới sinh. Thông thường trẻ sơ sinh có thể bị sụt cân ngay sau khi chào đời và sẽ tăng trở lại trong tuần tiếp theo. Nhưng sau 1 tháng, trọng lượng của bé đã giảm từ 3kg xuống còn 2.5kg. Bé không hề tăng thêm lạng nào mà còn bị tụt cân. Hai má phúng phính ban đầu sau 1 tháng đã trũng xuống, đôi mắt hõm sâu khiến chị vô cùng lo lắng. Nhưng chị Talley nói rằng bé vẫn khỏe mạnh và suy đoán có thể bé hơi chậm tăng cân, hấp thụ kém mà thôi, hoặc có thể là do sữa mẹ không có đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho con.
Và Lucy khi 1 tháng tuổi với đôi mắt trũng sâu, hai má tóp lại.
Cuối cùng, chị Talley đã tìm gặp chuyên gia tư vấn về nuôi con bằng sữa mẹ và kết quả kiểm tra về nguyên nhân làm cho con gái chị không thể tăng cân đã khiến chị khá bất ngờ. Bác sĩ đã đưa cho bé mút thử một bình sữa mẹ và hướng dẫn người mẹ quan sát môi, lưỡi của bé khi bú bình. Hóa ra bé Lucy đã bị mắc chứng cứng lưỡi - hay còn gọi là dính thắng lưỡi, khiến cho lưỡi và môi của bé gặp khó khăn khi chuyển động và mút sữa từ vú mẹ, vì vậy cơ thể bé không nhận được đủ lượng sữa và dinh dưỡng cần cho sự phát triển.
Bé gái đã mắc chứng cứng môi và lưỡi khiến cho bé gặp khó khăn trong việc bú mẹ, cơ thể bé không nhận đủ chất dinh dưỡng để phát triển.
Sau khi được bác sĩ thực hiện thủ thuật nhỏ bằng cách cắt một phần thắng lưỡi, bé Lucy hiện đã vô cùng khỏe mạnh, bú mẹ đầy đủ và tăng 1kg chỉ sau gần 2 tuần phát hiện ra nguyên nhân thực sự. Chị Talley cũng ngay lập tức chia sẻ câu chuyện của con gái mình để nhằm giúp nâng cao nhận thức cho các bậc cha mẹ khi thấy con có dấu hiệu chậm tăng cân hoặc ăn kém.
Chị Talley vui mừng thông báo bé Lucy 6 tuần tuổi đã tăng gần 1kg sau khi tìm ra nguyên nhân thực sự và được làm thủ thuật cắt một phần thắng lưỡi.
Và hình ảnh mới nhất của bé gái cho thấy bé đã tăng cân thấy rõ, gương mặt đầy đặn và bé trông lanh lợi hơn.
Chứng cứng lưỡi hay dính thắng lưỡi - Hiếm gặp nhưng gây ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ cũng như cân nặng của trẻ
Chứng cứng lưỡi hay dính thắng lưỡi là một trong những bệnh lý về lưỡi thường hiếm gặp và bị cha mẹ bỏ qua nhưng lại gây cảm giác đau đớn và ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ cũng như cân nặng của trẻ. Đây là một sự phát triển bất thường và ít gặp của lưỡi khiến cho lươi của bé bi han chê cư đông, hoăc cư đông qua lại rất khó khăn. Điều này là do khi sinh ra bât ky ai cung co môt tâm mang mong bên dươi lươi đê giư lai va điêu khiên lươi môt cach linh hoat nhưng với nhưng em bé mắc chưng dính thắng lưỡi se co lơp mang nay ngăn hơn binh thương. Hay hiểu theo cách khác thì đây là tình trạng phần mô ở dưới đầu lưỡi của bé gắn với sàn miệng quá ngắn, quá dày hoặc dính quá chặt khiến cho chuyển động của lưỡi bị hạn chế.
Ngoài ra, hiện tượng cứng môi ở trẻ sơ sinh xảy ra khi môi trên bị hạn chế trong quá trình phối hợp với miệng để giúp bé mút và đẩy sữa vào bên trong miệng. Trường hợp bé Lucy đã mắc cả 2 chứng cứng lưỡi và môi, khiến cho bé không thể nhấc lưỡi lên vòm miệng trên để mút sữa và môi không thể đẩy sữa vào trong khi bé bú mẹ.
Cha mẹ cần hiểu rõ hơn về loại bệnh lý này và đề xuất với các y bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết hiệu quả khi bé có các biểu hiện nghi do cứng lưỡi (Ảnh minh họa).
Về hướng điều trị, thông thường, các bác sĩ sẽ cắt một phần thắng lưỡi bằng một chiếc kéo vô trùng hoặc tia laser để giải phóng và giúp môi-lưỡi của bé chuyển động linh hoạt hơn. Đây là một thủ thuật đơn giản, an toàn và không phức tạp, thực hiện nhanh chóng và hiếm khi gây ra các biến chứng gì.
Nguồn: Mom, Buzzfeed
Theo Helino
Mẹ làm những điều này con ngủ xuyên đêm, không quấy khóc Để bé có một giấc ngủ ngon không quấy khóc ban đêm, mẹ cần chú ý những điều này để làm cho bé. Đặt bé xuống khi bé buồn ngủ Thay vì đợi đến lúc bé ngủ say, mẹ nên đặt bé xuống giường khi bé đang mơ màng. Học cách ngủ một mình là điều cần thiết để giúp bé có thể...