Những hệ luỵ từ việc truy nã ông Gaddafi
Trưởng công tố viên của Toà án Hình sự Quốc tế (ICC) hồi đầu tuần này đã chính thức đệ đơn lên toà đề nghị phát lệnh truy nã Tổng thống Muammar Gaddafi cùng con trai Saif al-Islam Gaddafi và em rể Abdullah al-Sanussi của ông này. Như vậy, việc Nhà lãnh đạo Gaddafi phải đối mặt với một lệnh truy nã như một tội phạm có lẽ chẳng còn xa. Tuy nhiên, dư luận thế giới hiện đang đặt ra một loạt câu hỏi xung quanh động thái này của ICC.
ICC áp dụng “tiêu chuẩn kép”?
Trưởng công tố viên của (ICC) – ông Luis Moreno-Ocampo đã đệ đơn lên tòa án đề nghị phát lệnh truy nã đối với Tổng thống Gaddafi với lý do ông này đã phạm các tội ác chống lại loài người. Theo trưởng công tố viên người Argentine, ICC có những bằng chứng rõ ràng chứng tỏ “cá nhân Tổng thống Gaddafi đã ra lệnh tấn công vào dân thường Libya “.
Các cuộc biểu tình chống chính quyền hơn 40 năm tuổi của ông Gaddafi bắt đầu bùng phát từ giữa tháng 2. Đến nay, hàng ngàn người được cho là đã thiệt mạng trong các cuộc bạo lực ở đất nước này và có khoảng 750.000 đã buộc phải chạy trốn khỏi đất nước. Phương Tây đổ lỗi cho Tổng thống Gaddafi về cái chết của hàng nghìn người này cũng như cảnh tha hương của hàng trăm nghìn người khác.
Video đang HOT
Một hội đồng các thẩm phán của ICC hiện đang xem xét để đưa ra quyết định cuối cùng xem liệu có chấp nhận hay bác bỏ đề nghị của công tố viên Moreno-Ocampo.
Trong lúc này, một trong những câu hỏi lớn nhất mà dư luận thế giới đặt ra cho trưởng công tố viên ICC Moreno-Ocampo là tại sao ông này lại muốn tìm kiếm một lệnh truy nã đối với ông Gaddaffi trong khi lại phớt lờ những chuyện xảy ra ở Syria, Bahrain và Yemen. Rõ ràng, mọi việc diễn ra ở Libya cũng chẳng khác gì so với những việc diễn ra ở 3 đất nước trên. Tổng thống Syria, Bahrain và Yemen cũng đang bị cáo buộc thực hiện những cuộc đàn áp đẫm máu đối với người biểu tình. Vậy vì lý do gì, ICC chỉ có ý định phát lệnh truy nã đối với ông Gaddafi mà bỏ qua những nhà lãnh đạo của 3 nước trên. Có điều gì kỳ lạ xung quanh quyết định của ICC chăng?
Có vẻ như, ICC đang áp dụng chế độ “tiêu chuẩn kép” ở đây. Có thể nói, việc các cường quốc phương Tây áp dụng “tiêu chuẩn kép” trong quan hệ quốc tế theo lợi ích của họ không còn là lạ. Lịch sử có rất nhiều bằng chứng về việc này. Một ví dụ điển hình là trong vấn đề hạt nhân của Iran và Triều Tiên. Phương Tây đã sôi sùng sục lên với chương trình hạt nhân của Iran và Triều Tiên. Họ đã dùng mọi cách để ép Iran và Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân của hai nước này chỉ bởi vì họ cảm thấy hai nước này nguy hiểm với họ. Trong khi đó, với Israel họ lại áp dụng một thái độ hoàn toàn trái ngược dù Israel được cho là đang sở hữu một chương trình hạt nhân khá mạnh.
Nói về vấn đề Libya, không ai bênh ông Gaddafi nếu ông thực sự có tội với người dân nước ông. Tuy nhiên, điều mà người dân thế giới cần chính là sự công bằng của các tổ chức quốc tế như ICC. Việc ICC tìm kiếm lệnh truy nã ông Gaddafi mà bỏ qua những nhà lãnh đạo được cho là đang đàn áp dân chúng khác ở các nước như Yemen, Syria, Bahrain đang khiến nhiều người tin rằng ICC là công cụ phục vụ cho lợi ích của phương Tây.
Những câu hỏi còn để ngỏ khác
Quanh vấn đề phát lệnh truy nã ông Gaddafi còn rất nhiều điều mà dư luận thế giới đang băn khoăn. ICC muốn bắt giữ ông Gaddfi vì cáo buộc ông này gây ra cái chết của hàng nghìn dân thường. Vấn đề nằm ở chỗ, những thông tin về việc Nhà lãnh đạo Gaddafi phải chịu về trách nhiệm cho cái chết của hàng ngàn dân thường đã được kiểm chứng về độ xác thực hay chưa. Libya đang chìm trong một cuộc nội chiến căng thẳng giữa quân chính phủ với phe nổi dậy được NATO hậu thuẫn. Vậy liệu có công bằng không khi trong một cuộc chiến tranh người ta chỉ đổ lỗi cho một bên là quân chính phủ gây ra cái chết cho dân thường. Vậy phe nổi dậy Libya và bản thân NATO thì sao? Họ có phải chịu bất kỳ trách nhiệm gì về cái chết của dân thường khi chính họ là một trong hai phe chính trong cuộc chiến tranh ở Libya?
Nếu ông Gaddafi được chứng minh đúng là người phải chịu trách nhiệm về cái chết của hàng nghìn dân thường Libya thì dư luận thế giới hoàn toàn ủng hộ việc ông này phải bị bắt giữ và đưa ra xét xử. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ, có nhiều trường hợp gây ra cái chết cho hàng trăm nghìn dân thường, gấp nhiều lần so với con số hàng nghìn người ở Libya, mà ICC lại không đả động đến.
Cách đây 30, 40 năm, Mỹ đã từng gây ra cái chết cho hàng trăm nghìn người dân Việt Nam bằng cuộc chiến phi nghĩa. Họ đã rải hàng triệu lít chất diệt cỏ, trong đó có hàng tấn chất Dioxin giết người; dùng máy bay B52 ném bom “rải thảm” xuống Hà Nội, Hải, thực hiện các vụ thảm sát dân thường – mà vụ Mỹ Lai là một ví dụ điển hình. Tuy nhiên, có ai hỏi tội những người đã đưa ra những quyết định gây ra cái chết cho hàng trăm nghìn dân thường nói trên?
Mới nhất là ở Iraq và Afghanistan. Theo Wikileaks, kể từ khi Mỹ đem quân xâm lược vào Iraq từ tháng 3 năm 2003 đến 2009, đã có tới 109.000 người bị giết hại. Vậy tại sao, không có quan chức Mỹ nào phải trả lời bất kỳ câu hỏi nào về số mạng của hàng nghìn người dân thường này.
Nhắc đến sự bất thường của ICC trong vấn đề xét xử các tội ác chống lại loài người, người ta không thể không nhắc đến vụ án liên quan đến Khmer Đỏ. Khmer Đỏ phải chịu trách nhiệm về cái chết của gần 2 triệu người dân Campuchia. Tuy nhiên, phải chờ đến 30 năm sau khi Khmer Đỏ bị đánh đuổi khỏi đất nước năm 1979, những thủ phạm của vụ diệt chủng khủng khiếp nhất trong lịch sử thế giới mới được đưa ra toà án quốc tế xét xử. Đáng kinh ngạc là quá trình xét xử cứ bị kéo dài, cho phép những kẻ tội phạm lần lượt qua đời một cách “tự nhiên”. Và như vậy họ đã thoát tội một cách dễ dàng.
Còn một vấn đề nữa khiến dư luận quan tâm là việc phương Tây và NATO cứ tự nhiên nhảy vào can thiệp công việc nội bộ của nước khác và sau đó dễ dàng phát lệnh truy nã người lãnh đạo của nước khác. Trường hợp của Libya có lẽ không khác mấy so với trường hợp của cố Tổng thống Milosevic của Nam Tư cũ là mấy. Người ta đang tự hỏi vậy nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của một quốc gia và không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác đang được đặt ở đâu đối với những nước phương Tây. Phải chăng cứ có cuộc đấu tranh nội bộ trong một nước thì phương Tây có quyền can thiệp vào, đưa quân vào ủng hộ một bên và chống lại bên kia theo lợi ích của họ mà không quan tâm đến việc người dân của nước đó nghĩ gì và họ có cho phép phương Tây làm điều đó hay không. Dư luận thế giới lo ngại, việc phương Tây can thiệp vào Libya đang đặt ra tiền lệ nguy hiểm đối với các quốc gia độc lập, có chủ quyền trên toàn thế giới.
Theo VNMedia
Khủng hoảng Libya ngày càng tồi tệ
Văn phòng công tố Tòa án Hình quốc t gửi cho Ngoi trng Libya Abdelati Laabidi mt lá th có ni dung răe
Bốn nhà báonh quyền Libya trả tự do (từ trái sang)Nigel Chandler (Anh), Manu Brabo (Tây Ban Nha),
James Foley và Clare Morgana Gillis (Mỹ)n khách sn Rixos. Ảnh: AFP
Những nỗ lực nhằm m kim mn Libya thất bi vàng nhâo hơn, Tổng Th ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Ban Ki-moon nói với hng tin AFP.
Tổng Th ký LHQ nói trong mtc phỏng vấn New York rằc phái viên củng Libya, Abdul Illah al-Khatib,ang nỗ lựcmc nhng ông ấytc tin b nào khả dĩ khin ôngMuammar Gaddafi tuyên bố mn tức thì có th kim chức.
Ngi phát ngôn chí Libya Mussa Ibrahim bác bỏ li kêi của ICC, cho rằng tòa ánng có quyền phán xétối với Tripoli.
Theo Ngi Lao Đng
Bóng ma "mạng xã hội" ám ảnh thanh niên trẻ Ám ảnh mạng xã hội đang trở thành căn bệnh vô hình lây lan tại thế giới ảo với tốc độ chưa từng thấy. Mạng xã hội đã thay đổi thói quen sử dụng Internet của đại bộ phận công chúng, đặc biệt là giới trẻ, một cách đáng kể trong những năm gần đây. Từ những hình thái sơ khai (diễn đàn,...