Những hệ luỵ khôn lường nếu Armenia rời CSTO do Nga đứng đầu
Armenia đang đứng trước một quyết định mang tính chiến lược khi cân nhắc rời khỏi Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO).
Quyết định này không chỉ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, kinh tế, mà còn làm dấy lên nhiều vấn đề chính trị nội bộ.
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan phát biểu họp báo tại Yerevan ngày 7/5/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo cổng phân tích thông tin News.Az của Azerbaijan ngày 21/12, Armenia đang đối diện một ngã rẽ quan trọng trong chính sách đối ngoại, khi mối quan hệ với Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) trở nên căng thẳng. Quyết định rời khỏi CSTO không chỉ đặt ra những thách thức về an ninh, kinh tế mà còn làm dấy lên nhiều câu hỏi về tương lai địa chính trị của quốc gia này.
Mối quan hệ giữa Armenia và CSTO đã trở nên xấu đi trong thời gian gần đây, đặc biệt khi Armenia không thực hiện nghĩa vụ tài chính trong hai năm liên tiếp. Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan tuyên bố nước này “đứng ngoài” CSTO, nhưng chưa đệ trình tài liệu chính thức nào liên quan đến việc rút khỏi liên minh do Nga đứng đầu trên. Theo Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov, điều này cho thấy sự mâu thuẫn trong quyết định của Armenia.
Đán.h giá về vấn đề trên, nhà phân tích chính trị người Nga Oleg Kuznetsov nhận định rằng Armenia là thành viên yếu nhất trong CSTO.
Video đang HOT
Trong các cuộc diễn tập quân sự, nước này chỉ cử một đại đội thuộc lực lượng đặc biệt, so với các quốc gia khác triển khai cả lữ đoàn hoặc sư đoàn. Trong khi đó, nhà báo Nga Maxim Shevchenko thậm chí còn cho rằng sự hiện diện của Armenia trong CSTO không mang lại giá trị và việc nước này rời đi có thể giúp cải thiện tổ chức. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh khả năng gia nhập NATO của Armenia là rất thấp, gọi đây là một ý tưởng viển vông.
Khả năng hợp tác với NATO
Nhiều chuyên gia đồng ý rằng Armenia sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm một liên minh thay thế. Theo nhà phân tích Ilgar Valizade, tư cách thành viên của Armenia trong Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) và các lệnh trừng phạt phương Tây áp đặt lên Nga khiến việc gia nhập NATO trở nên bất khả thi. Mối quan hệ căng thẳng giữa Armenia và Thổ Nhĩ Kỳ – một thành viên chủ chốt của NATO – càng làm gia tăng trở ngại.
Ngoài ra, việc NATO chấp nhận Armenia sẽ đòi hỏi một sự thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại của cả hai bên, điều không dễ đạt được trong thời gian ngắn. Các tranh chấp lịch sử và lãnh thổ với Thổ Nhĩ Kỳ cũng cần được giải quyết trước khi Armenia có thể xem xét hợp tác sâu rộng hơn với phương Tây.
Một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất của việc rời khỏi CSTO là sự suy giảm an ninh quốc gia. CSTO cung cấp các bảo đảm phòng thủ tập thể, đặc biệt quan trọng với Armenia trong bối cảnh xung đột chưa được giải quyết với Azerbaijan về Nagorny-Karabakh. Nếu không có sự hỗ trợ từ CSTO, Armenia sẽ trở nên dễ bị tổn thương hơn trước các mối đ.e dọ.a từ Azerbaijan và các lực lượng khác trong khu vực.
Theo các chuyên gia, mặc dù một số quốc gia như Pháp hay Ấn Độ có thể cung cấp viện trợ hạn chế, nhưng những mối quan hệ này không thể thay thế mức độ hội nhập quân sự mà CSTO mang lại. Armenia sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất đi một “chiếc ô bảo vệ” quan trọng trong khu vực đầy biến động này.
Việc rời khỏi CSTO không chỉ ảnh hưởng đến an ninh mà còn đ.e dọ.a nền kinh tế Armenia. Nền kinh tế nước này phụ thuộc nặng nề vào Nga, đối tác thương mại lớn nhất và nhà cung cấp năng lượng chính. Theo nhà phân tích Tural Ismayilov, việc cắt đứt quan hệ với CSTO sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến mối quan hệ kinh tế giữa hai nước.
Armenia hiện vẫn là thành viên của Liên minh Kinh tế Á-Âu, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và đầu tư. Theo đó, việc rời khỏi CSTO có thể dẫn đến các biện pháp trả đũa từ Nga, gây ra khó khăn lớn trong việc duy trì nguồn cung năng lượng và xuất khẩu hàng hóa. Ngoài ra, tìm kiếm đối tác thương mại mới với Armenia không phải là giải pháp dễ dàng trong bối cảnh hiện tại.
Trên bình diện chính trị nội bộ, quyết định rời khỏi CSTO có thể làm trầm trọng thêm các chia rẽ trong xã hội Armenia. Các phe phái thân Nga có thể phản đối mạnh mẽ, dẫn đến sự phân cực sâu sắc hơn trong xã hội. Điều này có nguy cơ kích động các cuộc biểu tình và làm gia tăng căng thẳng giữa chính phủ và những người ch.ỉ tríc.h.
Thêm vào đó, sự bất mãn của người dân về các chính sách kinh tế và an ninh có thể tạo thêm áp lực lên chính phủ của Thủ tướng Pashinyan.
Tóm lại, Armenia đang đối mặt với một quyết định phức tạp và đầy rủi ro. Mong muốn đa dạng hóa liên minh là điều dễ hiểu, nhưng nguy cơ khi rời khỏi CSTO có thể vượt xa lợi ích tiềm năng. Sự phụ thuộc kinh tế vào Nga, thách thức an ninh gia tăng và bất ổn chính trị trong nước đều là những yếu tố có thể khiến Armenia cân nhắc kỹ lưỡng.
Quốc hội Armenia tuyên bố bất ngờ về gia nhập NATO và tư cách thành viên CSTO
Nếu Armenia muốn gia nhập NATO, nước này sẽ phải thừa nhận rằng họ không có xung đột lịch sử nào, đặc biệt là với một trong những thành viên của liên minh - Thổ Nhĩ Kỳ.
Toàn cảnh phiên họp Quốc hội Armenia tại Yerevan. Ảnh: AFP/TTXVN
Tờ Izvestia (Nga) ngày 26/6 đưa tin, Quốc hội Armenia cho biết nước này không có kế hoạch gia nhập NATO. Đảng Khế ước Dân sự cầm quyền Armenia nhấn mạnh rằng việc rời khỏi Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) cũng không được thảo luận, bất chấp mối quan hệ khó khăn của Yerevan với tổ chức này trong những năm gần đây và những tuyên bố của Thủ tướng Nikol Pashinyan.
Theo những người được tờ Izvestia phỏng vấn, sự hợp tác của Armenia với NATO không có nghĩa là mối quan hệ của nước này với Nga và CSTO phải xuống dốc.
Alexey Sandykov, thành viên của đảng Khế ước Dân sự, nói về việc Armenia gia nhập NATO: "Điều đó hoàn toàn không nằm trong chương trình nghị sự và chưa bao giờ như vậy". Theo ông Sandykov, kể từ những năm 1990, một hình thức hợp tác đã được hình thành trong quan hệ giữa nước này và NATO; nó "vẫn cũ như thời gian" và không hề thay đổi.
Về phần mình, Gegham Manukyan, lãnh đạo phe đối lập Armenia, nói rằng nước này đã hợp tác với NATO trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong nhiều năm, nhưng điều này không ngăn cản Yerevan có quan hệ hữu nghị và gần gũi với Nga hoặc vẫn là thành viên của CSTO. Theo ông Manukyan, Quốc hội Armenia hiện không thảo luận về việc nước này rút khỏi CSTO, vốn ngoài Nga và Armenia, còn có Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan.
"Armenia là một trong những nước sáng lập CSTO và là thành viên tích cực tham gia tổ chức. Sau năm 2018, ban lãnh đạo mới của Armenia và các hành động của nước này đã khiến mọi việc trở nên phức tạp. Đúng, có vấn đề với CSTO, với vị trí vai trò của từng thành viên CSTO. Nhưng điều này sẽ không ngăn cản cuộc thảo luận về bất kỳ vấn đề nào nếu chúng được 'đặt lên bàn'", ông Manukyan nói thêm.
Trong khi đó, nhà khoa học chính trị Thổ Nhĩ Kỳ Iqbal Durre nhận định nếu giới lãnh đạo Armenia muốn nước này gia nhập NATO, họ sẽ phải thừa nhận rằng họ không có xung đột lịch sử nào, đặc biệt là với một trong những thành viên của liên minh - Thổ Nhĩ Kỳ. Nói cách khác, nếu Yerevan muốn tăng cường hợp tác với NATO, họ sẽ phải đưa ra một số nhượng bộ.
Căng thẳng gia tăng ở Biển Baltic: Cuộc đối đầu 'ngầm' giữa Nga và NATO Căng thẳng giữa Nga và NATO đang leo thang tại Biển Baltic, nơi chứng kiến hàng loạt vụ chạm trán nguy hiểm giữa tàu chiến, máy bay và các chiến dịch phá hoại hạ tầng quan trọng. Tổng thống Nga Vladimir Putin (giữa) tại lễ thượng cờ tàu khu trục Đô đốc Golovko ngày 25/12/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Theo tờ Wall Street Journal ngày...