Những hệ lụy đáng sợ của khủng hoảng nhập cư
Tiếp sau một mùa hè bất ổn về chính trị và kinh tế, châu Âu giờ lại đốimặt với một vấn đề lớn cần đến hành động chung của cả khối: Khủng hoảng di dân.
Trong khi hầu hết các vấn đề của Liên minh châu Âu (EU) chỉ mang tính nội bộ, thì cuộc khủng hoảng di dân hiện nay mang tính “độc nhất vô nhị”, pha trộn những vấn đề của các thị trường đang phát triển với của các nền kinh tế công nghiệp hóa.
Di dân từ Serbia chui qua hàng rào biên giới vào Hungary trong hành trình di chuyển lên phía bắc tới Đức, Áo và Thụy Điển.
Bởi vậy, ngay cả khi ít có nguy cơ cuộc khủng hoảng này trở thành hệ thống về bản chất, tác động của nó lên viễn cảnh rủi ro chính trị là rất lớn – trang Business Insider dẫn lời nhận định của Tina Fordham, Trưởng Bộ phận Phân tích chính trị toàn cầu của CitiGroup.
“Giải quyết cuộc khủng hoảng tị nạn và di cư sẽ đòi hỏi nhiều cải cách, hợp tác và phối hợp hơn nữa, chứ không chỉ là sự lãnh đạo chính trị”, bà Fordham nói thêm.
Từ nhận định này, trang Business Insider liệt kê 5 rủi ro kinh tế – chính trị lớn, nếu không hành động giải quyết khủng hoảng di cư:
Làm tăng tâm lý bài người nhập cư
Dường như đã có một sự thay đổi trong nhận thức của dân chúng, sau khi bức ảnh thi thể em bé Syria di cư dạt vào bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ được phát tán khắp nơi.
Tuy nhiên, “cuộc khủng hoảng có thể làm tăng tâm lý bài người nhập cư vốn đang rất cao ở nhiều nước, nếu sự cảm thông với cảnh khổ của người tị nạn chạy trốn xung đột va chạm với căng thẳng về các chính sách thắt lưng buộc bụng, và cả những khó khăn về hội nhập, nơi ăn chốn ở và nạn thất nghiệp”, bà Tina Fordham viết.
Đáng chú ý nhất là hiện nay, sự ủng hộ của các phe phái chính trị dành cho các diễn đàn bài nhập cư ở châu Âu ngày càng nhiều.
Gánh nặng tài chính công
Người tị nạn – không giống như những người di cư tự nguyện – khó mà kiếm được việc làm ở đất nước mới. Điều này sẽ đè một gánh nặng lên lĩnh vực tài chính công trong ngắn hạn.
“Ngay cả khi số lượng di dân vừa phải với mức độ tác động tài chính không nhiều thì thách thức về hậu cần và tổ chức của việc cung cấp nơi ăn ở cho họ, giải quyết các vấn đề phát sinh… vẫn có thể vượt quá năng lực của những nước tiếp nhận”, bà Fordham phân tích thêm.
Tác động kinh tế trung – dài hạn
Vấn đề này phụ thuộc vào “cách thức người tị nạn và di cư hội nhập vào thị trường lao động, mức độ thạo nghề của họ, thành phần di dân và nhu cầu của đất nước tiếp nhận”, bà Fordham cho biết.
Hiện nay, một số nước châu Âu dù không được coi là thành công điển hình về hội nhập di dân, nhưng chính di dân cũng “tạo ra cơ hội cho những nước đang đang đối mặt với tình trạng già hóa và thu hẹp dân số”.
Video đang HOT
Nguy cơ nước Anh ra khỏi EU
“Cuộc khủng hoảng tị nạn có thể làm tăng nguy cơ Brexit (Anh ra khỏi Liên minh châu Âu)”, bà Fordham bình luận.
Nhưng dù một số người ở Anh nghĩ rằng rời khỏi châu Âu sẽ giúp họ “giành lại quyền kiểm soát biên giới” thì một Brexit vẫn không khiến Anh giảm bớt sức hút đối với di dân hoặc người tị nạn.
An ninh ở Trung Đông
Theo bà Fordham, cuộc khủng hoảng tị nạn xảy ra sau khi tình hình an ninh ở Trung Đông trở nên tồi tệ. Kết quả là, cuộc khủng hoảng này lại tăng sức mạnh cho khả năng can thiệp quân sự vào khu vực – điều mà Anh, Pháp và Nga được cho là đang cân nhắc.
Và khi đó, dòng người di cư ra khỏi Trung Đông sẽ càng đông hơn.
Theo Thanh Hảo
Vietnamnet
Ts Trần Công Trục: Ám ảnh "em bé Syria" và cảnh tỉnh với người Việt
Tôn giáo sắc tộc, biên giới lãnh thổ, bất ổn kinh tế là những nguyên nhân phổ biến gây nên các cuộc bạo loạn xã hội, nội chiến dai dẳng không lối thoát.
Ts Trần Công Trục: Chuyện "đi đêm" trên Biển ĐôngTs Trần Công Trục: Liệu có khả năng Trung Quốc và Mỹ "đi đêm" ở Biển Đông?Ts Trần Công Trục: Hun Sen cần cảnh giác với thủ đoạn "sửa Hiến pháp"
LTS: Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được bài viết của Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ chia sẻ một vài điều cảnh tỉnh về một số phần tử chính trị đối lập đang lợi dụng vấn đề biên giới lãnh thổ để kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, gây chia rẽ và bất ổn xã hội sau hình ảnh thi thể em bé Syria thiệt mạng trên đường tị nạn gây chấn động dư luận thế giới tuần qua, xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc.
Hình ảnh chấn động thế giới tuần qua về cái chết của em bé Syria trên đường chạy nạn cùng cha mẹ. Ảnh: Britainfirst.org.
Cuộc khủng hoảng nhập cư ở châu Âu bắt đầu từ tháng 4 năm 2015 khi ít nhất 5 tàu chở gần 2000 người tìm cách di cư đến châu lục này bị chìm ở Địa Trung Hải. Nội loạn Syria năm 2011 nhanh chóng diễn biến thành nội chiến đến nay đã cướp đi sinh mạng của hơn 300 ngàn người mà chủ yếu là thường dân vô tội. Những thông tin như vậy cứ lặp đi lặp lại mỗi ngày trên các bản tin thời sự khiến người xem dường như chai dần cảm xúc.
Nhưng chỉ với vài bức ảnh ghi lại khoảnh khắc thi thể một em bé Syria dạt vào bãi biển Bodrum của Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng do đắm tàu trên đường cùng cha mẹ tìm nơi tị nạn, chạy khỏi quê hương đang điêu tàn vì khói lửa chiến tranh và bất ổn đã làm cho rất nhiều người, trong đó có tôi cảm thấy bàng hoàng, đau xót.
Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở sự thương cảm khôn cùng khi phải chứng kiến cảnh tượng đau lòng này mà trong tôi còn đau đáu trong tôi câu hỏi cần phải được trả lời: Tại sao và vì ai?
Giới lãnh đạo các nước châu Âu đang phải căng óc tính cách đối phó với cuộc khủng hoảng người nhập cư tồi tệ nhất trong mấy thập kỷ qua và những hệ lụy của nó chắc còn đeo đẳng kéo dài, châu Âu sẽ là nơi chịu tác động ảnh hưởng nhiều nhất.
Nhưng sẽ chỉ là bỏ gốc tìm ngọn nếu người ta chỉ biết "phân bổ hạn ngạch nhập cư" cho các nước thành viên châu Âu nếu không tìm hiểu tận gốc vấn đề ở đâu và giải quyết nó.
Thật khó để có thể nói chính xác và ngắn gọn về nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khủng hoảng này. Nhưng có một điều rõ ràng là người dân vô tội của các nước đang chiến tranh loạn lạc mới là nạn nhân. Và cả người dân các nước đang đối mặt với làn sóng người nhập cư cũng là nạn nhân bởi hàng loạt vấn đề xã hội, kinh tế, văn hóa sẽ phát sinh khi có một cộng đồng mới tràn vào nơi họ sinh sống.
Một sự thật khác cũng hiển lộ qua hình ảnh Em bé Syria, đó là hòa bình và ổn định xã hội đáng trân trọng biết nhường nào. Câu hỏi đặt ra là ai đã phá hoại nền hòa bình, ổn định ấy của Syria, của Iraq, của Trung Đông hay gần chúng ta nhất là Biển Đông?
Đó chính là chủ nghĩa dân tộc cực đoan hẹp hòi, tranh giành ảnh hưởng và lợi ích địa chính trị giữa các siêu cường.
Đó là những bộ óc lãnh đạo diều hâu của một số nhà chính trị mà đứng đằng sau đó là những "tên lái súng" tầm cỡ quốc tế. Tất nhiên trong nguyên nhân gây ra chuyện này cũng không thể thiếu sự yếu kém của bộ máy quản lý nhà nước của các quốc gia mà dân chúng phải bỏ nhà bỏ cửa, bỏ quê hương xóm làng tìm nơi lánh nạn....
Lời cảnh tỉnh cho Việt Nam
Nỗi ám ảnh về Em bé Syria không chỉ là niềm thương cảm và lời nhắc nhở về sự khủng khiếp của chiến tranh, nó còn là lời cảnh tỉnh cho chính chúng ta trước những âm mưu kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, gây rối loạn xã hội.
Từ rối loạn xã hội đến chiến tranh loạn lạc không bao xa, như những gì đã và đang xảy ra ở Syria. Một trong những vấn đề dễ kích động nhất đối với chúng ta là vấn đề biên giới, lãnh thổ và chủ quyền quyền quốc gia!
Chúng ta hẳn còn nhớ trong cuộc khủng hoảng giàn khoan 981 năm ngoái, Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam đã vấp phải sự kháng cự mãnh liệt của nhà nước cũng như dư luận trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, theo kịch bản đã tính trước, một số kẻ đục nước béo cò đã lợi dụng tình cảm này để kích động đập phá tài sản của doanh nghiệp nước ngoài vốn mang đến công ăn việc làm cho chính mình, gây ra hậu quả và hệ lụy không nhỏ.
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.
Những hành vi như vậy nếu không kiểm soát kịp thời và mạnh mẽ có thể bùng phát thành bạo loạn khó bề kiểm soát nổi. Và một khi bạo loạn xảy ra, tránh sao được cảnh nồi da xáo thịt, khói lửa hoang tàn và cả những hình ảnh ám ảnh như Em bé Syria này?
Ngày nay trên biên giới Tây Nam, lực lượng chính trị đối lập Campuchia cũng đang ra sức tuyên truyền bài Việt, chống phá biên giới Việt Nam - Campuchia và quan hệ hữu nghị giữa hai nước, bất chấp mọi sự thật lịch sử, bất chấp luật pháp cũng như thông lệ quốc tế.
Hôm qua 7/9 truyền thông Campuchia đưa tin cảnh sát của họ vừa bắt Chhea Taing Sorn, một thành viên đảng CNRP phụ trách tổ chức đảng này ở huyện Takeo tỉnh Pray Kabbas vì tội rải truyền đơn kích động người dân Campuchia chống Việt Nam.
Ông ta đã tải những nội dung vu khống, bịa đặt và xúc phạm Việt Nam từ Facebook để in sao phân phát cho các thành viên CNRP và người dân trong huyện với luận điệu xuyên tạc không thể tin nổi về cái gọi là "20 chiến lược của Việt Nam chiếm đất Campuchia", bao gồm cả tuồn thực phầm đầu độc người Khmer?!
Lãnh đạo phe đối lập Sam Rainsy trước đó hôm 4/9 tiếp tục kêu gọi trên Facebook cá nhân ông ta rằng, CNRP và CPP nên "đoàn kết chống Việt Nam" với quan điểm lật lại lịch sử sai trái và nguy hiểm: Campuchia bắt đầu để mất lãnh thổ cho Việt Nam từ 400 năm trước, giai đoạn vua Chey Chettha II trị vì (1618-1627), khi đó cả CNRP và CPP chưa ra đời, và bây giờ họ phải hợp sức "đòi lại" Nam Bộ?!
Tất nhiên các nhà lãnh đạo đất nước chùa tháp đủ tỉnh táo để nhận ra luận điệu kích động, gây bất ổn phi logic, phi lý ấy của Sam Rainsy, nhưng nó vẫn hàng ngày hàng giờ rót vào tai một bộ phận người dân Campuchia thiếu thông tin, thiếu kiến thức trong lúc đang gặp phải vấn đề nào đó bất mãn trong cuộc sống, công việc, nhất là bất mãn với bộ máy chính quyền.
Dù vô lý, sai trái, nhưng mầm mống chủ nghĩa dân tộc cực đoan ấy vẫn cứ tồn tại, nhen nhóm hàng ngày và sẽ bùng phát nếu gặp "điều kiện thuận lợi".
Giải pháp nào để tránh chủ nghĩa dân tộc cực đoan gây kích động bất ổn, rối loạn xã hội?
Nhìn người mà nghĩ đến ta, muốn tránh những thảm cảnh tương tự mà người dân Trung Đông, Ukraine, châu Phi đang phải gánh chịu thì hơn ai hết, chúng ta phải hết sức tỉnh táo.
Ngoài việc tự lực tự cường xây dựng nước nhà phát triển cường thịnh, không hy vọng dựa dẫm nước này để chống nước kia, tránh trở thành "con tin của các tay lái súng quốc tế", hạn chế và đẩy lùi các mặt tiêu cực của đời sống xã hội, minh bạch hóa các hoạt động quản lý nhà nước để ngăn ngừa tham nhũng lãng phí, công tác giáo dục và đấu tranh bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam trên Biển Đông trong tình hình hiện nay là cần hết sức tỉnh táo, khoa học, khách quan, cầu thị.
Đối với các cơ quan quản lý, lực lượng chức năng liên quan đến biên giới, lãnh thổ, an ninh quốc gia cần có sự tìm hiểu thấu đáo, tuyên truyền và phổ biến rộng rãi các kiến thức cơ bản, hệ thống, chính xác, khoa học và khách quan về chủ quyền, lãnh thổ, đáp ứng yêu cầu chính đáng và ngày càng cao của người dân.
Đặc biệt là các căn cứ pháp lý cho thấy tính hợp pháp của Việt Nam trong vấn đề biên giới, lãnh thổ, Biển Đông, biên giới phía Bắc cũng như biên giới Tây Nam và quy trình xác lập, phân giới cắm mốc... Có như vậy thì dù bất cứ thế lực nào nói xấu hay xuyên tạc cũng không kích động được ai.
Với dư luận xã hội, chúng ta cần có cái nhìn tỉnh táo, tìm hiểu ngọn ngành về biên giới, lãnh thổ, chớ hùa theo đám đông tìm cầu "cách mạng màu" hay "mùa xuân Ả Rập", bởi những gì người dân Trung Đông, Bắc Phi đang phải trả giá là câu trả lời rõ nhất.
Với giới truyền thông càng phải thể hiện rõ trách nhiệm cũng như tinh thần khách quan, khoa học, chính xác khi đưa tin tuyên truyền về chủ quyền lãnh thổ, đặc biệt là khi khai thác từ nguồn báo chí nước ngoài.
Trước các hiện tượng mặt trái của xã hội cần lên án, tìm nguyên nhân và giải pháp thay vì miêu tả ly kỳ rùng rợn, giật gân câu khách bởi tác động của mạng xã hội, biển thông tin trên internet đối với đời sống thực của chúng ta là vô cùng lớn. Những thông tin bất cẩn và nguy hiểm dù vô tình hay cố ý cũng có thể gây ra hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.
Chúng ta muốn bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thì điều đầu tiên phải nắm rõ lãnh thổ quốc gia của chúng ta bao gồm những bộ phận nào và phạm vi đến đâu? Quyền và lợi ích hợp pháp của chính chúng ta, dựa trên căn cứ tài liệu pháp lý nào? Đừng để lòng yêu nước và tình cảm thiêng liêng lại trở thành chủ nghĩa dân tộc cực đoan như ai đó mong muốn.
Nếu ai đó vẫn còn hoài nghi, cho rằng Việt Nam bị "mất" thác Bản Giốc hay ải Nam Quan vào tay Trung Quốc, xin hãy vui lòng tìm hiểu ngọn ngành quá trình phân giới cắm mốc biên giới phía Bắc mà tôi đã nhiều lần trình bày. Và xin hãy lưu ý, nếu chúng ta chỉ mang sử sách thuần túy ra để đòi, thì một nhóm người Campuchia như Sam Rainsy cũng đang viện dẫn "sử sách" của họ để "đòi" cả Nam Bộ, Thổ Chu, Phú Quốc của Việt Nam.
Hãy cảnh giác, đừng tự biến mình thành "Sam Rainsy phiên bản Việt Nam" một cách mù quáng.
Tôn giáo sắc tộc, biên giới lãnh thổ, bất ổn kinh tế là những nguyên nhân phổ biến gây nên các cuộc bạo loạn xã hội, nội chiến dai dẳng không lối thoát. Việt Nam chúng ta may mắn giữ được ổn định, nhưng đất nước có tiếp tục ổn định và phát triển hay không lại phụ thuộc rất lớn vào suy nghĩ và hành động của chính chúng ta. Ngoại bang dù lòng lang dạ sói đến đâu cũng không thể làm gì nếu chúng ta cường thịnh và đoàn kết, nội xâm mới thực sự là loại giặc nguy hiểm và đáng sợ hơn ngoại xâm.
Ts Trần Công Trục
Theo giaoduc
NATO tiết lộ đáp án giải bài toán khủng hoảng nhập cư Trong chuyến thăm tới Cộng hòa Séc, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ngày 9/9 đã thảo luận với giới chức cấp cao nước này về phương án giải quyết cuộc khủng hoảng nhập cư mà châu Âu đang phải đối mặt. Tổng thư ký NATO Stoltenberg (ảnh: SVT) Phát biểu tại họp báo sau hội đàm tại Thủ đô Praha, Tổng thư...