Những hệ lụy đáng buồn do nâng mũi
Nhiều chị em lạm dụng làm đẹp bằng phẫu thuật thẩm mỹ đã phải nhận những hậu quả không lường trước, tự biến mình từ “công thành quạ”.
Mũi biến dạng vì cắt, độn
Ngày nay, nhu cầu làm đẹp nhờ dao kéo của chị em ngày càng cao. “Mốt” động dao kéo để có được sống mũi cao, mắt hai mí đang trở nên hết sức phổ biến. Theo lý thuyết của các trung tâm thẩm mỹ thì nâng mũi được coi là một phẫu thuật đơn giản và hầu như không để lại sẹo hay biến chứng nguy hiểm. Vậy nhưng, không phải ai “cắt, xén” xong cũng đẹp hơn, thậm chí không ít người phải vào viện để khắc phục hậu quả và chịu di chứng suốt đời.
Chị Phương Nga, ở Đông Anh, là chủ một doanh nghiệp nhỏ. Công việc của chị thường xuyên phải tiếp đón khách, gặp gỡ đối tác nên chị rất coi trọng “mặt tiền”. Chị quyết định đi phẫu thuật nâng mũi để cải thiện “cái mũi tẹt” của mình. Sau phẫu thuật, vết khâu mọng đỏ và sưng lên. Đi khám, chị được bác sĩ kê thuốc kháng sinh uống trong thời gian khá dài mới khỏi. Khi các vết thương lành, mũi của chị bị quắt lại, hai lỗ mũi không đều nhau, lỗ mũi hẹp.
Bạn Hà Linh, sinh viên một trường đại học ở Đống Đa cũng là một trường hợp “sang sửa” mũi không thành công. Cho rằng “tôn tạo” sống mũi cao thì sắc đẹp của mình sẽ hoàn mỹ hơn, Linh quyết định đầu tư đi độn mũi. Kết quả là mũi bị biến dạng: đầu mũi gồ cao như mỏ quạ, sống mũi bị vẹo do miếng độn đặt không chuẩn, đôi khi Hà Linh còn cảm thấy vương vướng khi thở…
Ảnh minh họa.
Nhiễm trùng mũi, dị ứng chất liệu độn
Video đang HOT
Số chị em bị nhiễm trùng mũi, dị ứng chất độn cũng không phải là ít.
Hơn một tháng trước, chị Hương Trà, ở Ba Đình, đi phẫu thuật nâng mũi để chuẩn bị làm cô dâu. Sau phẫu thuật, mũi sưng nề, bầm tím và liên tục bị rỉ máu, thậm chí còn đọng mủ khiến chị phải đi trích và điều trị bằng kháng sinh dài ngày. Khi khỏi đau, những vết lõm xấu xí quanh mũi vẫn còn làm chị mất tự tin mỗi khi ra ngoài.
Chị Ngọc Hà cũng trong tình trạng tương tự, chỉ vì cánh mũi “nở” mà chị mất hết tự tin. Tuy nhiên, vì chị Hà bị viêm xoang nên đã có nhiều bác sĩ khuyến cáo không nên can thiệp dao kéo. Nhưng vì ham muốn làm đẹp mà chị quyết tâm hỏi nhiều nơi và cuối cùng cũng có “chuyên gia” nhận làm mũi cho chị. Nhưng sau phẫu thuật, chị có những biểu hiện như mũi bị chảy máu lâu ngày và tê vùng mặt xung quanh mũi. Đi khám ở Khoa phẫu thuật tạo hình hàm mặt của Bệnh viện 108, chị Hà mới biết mình bị dị ứng chất độn. Thêm vào đó chị còn bị nhiễm trùng do giữ vệ sinh sau phẫu thuật không tốt nên việc làm đẹp chiếc mũi của chị trở thành “thảm họa”. Bác sĩ cảnh báo nếu không cẩn thận, bệnh xoang của chị có khi càng nặng hơn.
Mũi không “ăn ý” với mặt
Một ca phẫu thuật mũi được coi là thành công khi không để xảy ra những biến chứng. Nhưng điều đó không có nghĩa là phẫu thuật đã đạt kết quả hoàn hảo. Trên thực tế, việc mổ và đặt chất độn nâng mũi một cách an toàn không khó, nhưng làm sao cho chiếc mũi mới tạo ra vừa đẹp vừa hợp lý với khuôn mặt, dáng cằm và cả phong thái… lại không hề đơn giản.
Có những chiếc mũi sau phẫu thuật, nếu nhìn riêng thì rất chuẩn nhưng kết hợp với khuôn mặt lại không phù hợp, giảm sự khả ái của gương mặt. Chẳng hạn chiếc mũi cao không hợp với gương mặt nhỏ nhắn có các nét mềm mại; còn chiếc mũi quá thon lại không đẹp nếu đặt trong khuôn mặt quá to, cằm vuông.
Chị Hà Giang, chủ một shop thời trang ở Hoàn Kiếm, sở hữu khuôn mặt dài, nhỏ nhắn và khá xinh. Nhưng mũi chị lại to quá cỡ, sống mũi thấp và hai cánh mũi rộng. Mong muốn khuôn mặt hài hòa hơn chị quyết định đi thẩm mỹ viện sửa mũi. Mũi mới của chị nhìn khá đẹp, thẳng tắp và cao. Tuy nhiên, khi kết hợp với khuôn mặt, mũi chị lại lộ rõ sự không ăn nhập.
Đã có những cảnh báo về biến chứng khi sửa mũi như hiện tượng sưng nề do máu tụ, bị nhiễm trùng, dị ứng chất độn… Cách khắc phục duy nhất cho các trường hợp này là phẫu thuật lại trong khoảng 3-6 tháng sau. Đồng thời các chuyên gia tư vấn sức khỏe của Tổng đài Ánh Dương cũng khuyến cáo, phẫu thuật nâng mũi không nên thực hiện với những người có bệnh về máu như máu khó đông, tiểu đường, lao phổi, nhiễm trùng tai mũi họng đang ở giai đoạn phát triển (viêm mũi, viêm xoang nặng)… Những chị em đang ở ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cũng được khuyến cáo không nên làm phẫu thuật thẩm mỹ vì nguy cơ mất máu cao.
Theo VNE
Những hệ lụy cho sức khỏe khi cơ thể bị thiếu magie
Tê tay chân, khó thở, mất ngủ, tim đập nhanh, hồi hộp là một vài biểu hiện khi bạn bị thiếu magie.
Những ai có nguy cơ bị thiếu magie?
Rất nhiều người đứng trước nguy cơ bị thiếu magie do các hoạt động hàng ngày làm tăng tiết mồ hôi nhưng cơ thể lại không được bù đắp kịp thời.
Hai đối tượng có nguy cơ thiếu magie cao nhất là phụ nữ mang thai và những chị em đang trong thời kỳ "đèn đỏ". Những người có bệnh lý tiểu đường, béo phì cũng là những đối tượng có nguy cơ thiếu hụt nhiều magie. Ngoài ra, stress và thói quen uống bia rượu, cà phê, thói quen bỏ bữa, ăn nhiều đồ ngọt, tinh bột cũng là những nguyên nhân gây sụt giảm magie.
Ảnh minh họa
Các hệ lụy của việc thiếu hụt magie
- Mệt mỏi: Các nghiên cứu ở Anh cho thấy, những người có triệu chứng uể oải,mệt mỏi thường bắt nguồn từ việc thiếu magie và chỉ cần cung cấp đủ magie cho cơ thể, cảm giác xuống sức sẽ nhanh chóng mất đi.
- Mất cân bằng hormone: Khi có kinh nguyệt cũng như khi mang thai, chị em thường có các dấu hiệu đau thắt lưng, đau bụng, mệt mỏi, cáu gắt, buồn nôn... Đó là do sự mất cân hormone trong cơ thể gây ra.
Việc bổ sung magie sẽ đẩy lùi những triệu chứng khó chịu này. Nhiều nghiên cứu của Mỹ còn cho thấy, phụ nữ có thai nếu bổ sung đủ magie thì sẽ tránh được cảm giác choáng váng, không bị nôn ói vào các buổi sáng.
- Dễ bị nứt, gẫy xương: Chúng ta vẫn cho rằng canxi đóng vai trò mấu chốt giúp xương và răng chắc khỏe, nhưng thực tế, vai trò của magie trong việc bảo vệ xương và răng là quan trọng tương đương với canxi. Do đó, nếu cơ thể bị thiếu magie trong một thời gian dài sẽ khiến xương yếu và dễ nứt gẫy.
- Đau mỏi và tê cơ: Magie là một trong 4 khoáng chất thiết yếu giúp duy trì các hoạt động cơ bản của cơ thể con người, đồng thời giúp thư giãn cơ bắp. Khi bạn bị sụt giảm magie, một vài triệu chứng dễ nhận ra là tê lưỡi, tay chân rã rời, không có sức lực, khi tập thể thao hoặc làm việc thì dễ bị đau cơ.
- Mất ngủ: Nếu bạn cảm thấy rất khó ngủ, hoặc giấc ngủ không sâu, thường bị thức giấc lúc nửa đêm rất có thể bạn đang bị thiếu magie.
- Tim đập nhanh: Một trong những chức năng của magie là đảm bảo nhịp điệu hoạt động của cơ thể diễn ra đều đặn. Vì vậy, các nhà khoa học cho biết nếu cơ thể dự trữ một lượng magie quá thấp sẽ dẫn đến tình trạng hồi hộp, lo âu vô cớ do tim đập nhanh bất thường.
Theo TNO
Hệ lụy nghiêm trọng của việc quá gầy Nhiều người vẫn cho rằng thiếu cân tốt hơn là thừa cân. Tuy nhiên, bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng thiếu cân hoặc quá gầy cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Dưới đây là một số ảnh hưởng tiêu cực của việc bạn quá gầy và thiếu cân. Gặp các vấn đề về bệnh tim mạch Trái...