Những hậu quả đau lòng khi cho trẻ sử dụng điện thoại: 2 tuổi cận 9 độ rưỡi, 13 tuổi phát điên vì sử điện thoại quá nhiều
Nhiều cha mẹ cho nghịch điện thoại, ipad quá nhiều mà không lường trước được những hậu quả đau lòng này.
Trong xã hội hiện đại, công việc nhiều khi bận rộn và nhiều đến nỗi mỗi cha mẹ về nhà là toàn thân mỏi nhừ, chỉ muốn được nghỉ ngơi. Thế nên để rút ngắn thời gian chơi với con, cho con ăn uống… nhiều cha mẹ thường đưa cho con chiếc điện thoại để chúng tự chơi, còn mình có thêm thời gian rảnh. Thế nhưng đôi khi cha mẹ lại quá vô tư khi cho con sử dụng thiết bị công nghệ này mà không kiểm soát chặt chẽ dẫn đến hậu quả đau lòng như những câu chuyện dưới đây.
Dùng điện thoại từ năm 2 tuổi, bé gái phải đi phẫu thuật mắt
Con gái anh Dachar phải đi phẫu thuật mắt do sử dụng điện thoại từ quá sớm.
Dachar Nuysticker Chuayduang, 1 ông bố Thái Lan, đã chia sẻ câu chuyện đau lòng về cô con gái phải phẫu thuật mắt do sử dụng thiết bị điện thoại quá nhiều. Anh Dachar cho con mình dùng điện thoại di động và iPad khi cô bé mới 2 tuổi. Một thời gian sau anh nhận thấy con gái mình có biểu hiện nghiện điện thoại, bất cứ khi nào Dachar lấy điện thoại khỏi tay con, cô bé đều trở nên cáu kỉnh, kích động.
Video đang HOT
Con gái mới 2 tuổi nhưng anh đã cho con sử dụng điện thoại di động và ipad.
Sau đó con gái anh gặp vấn đề thị lực, ông bố này đã cho con đeo kính với hi vọng nó sẽ giúp ngăn ngừa các rắc rối về mắt trong tương lai. Thế nhưng đến năm lên 4 tuổi, con gái anh phải trải qua cuộc phẫu thuật cả 2 bên mắt. Các bác sĩ cho biết, cô bé mắc bệnh suy giảm thị lực hay còn gọi là bệnh “mắt lười” – đó là khi 2 mắt không phối hợp hoạt động cùng nhau, khiến một mắt tốt, còn một mắt dần suy thoái. Hậu quả là không chỉ thị lực giảm mà người bệnh còn bị hiện tượng mắt lệch, mắt lác. May mắn thay sau cuộc phẫu thuật vào tháng 10 năm ngoái, con gái anh đã có thể sử dụng đồng thời cả hai mắt.
Tháng 10 vừa qua cô bé đã trải qua 1 ca phẫu thuật mắt, các bác sĩ cho biết, cô bé mắc bệnh suy giảm thị lực hay còn gọi là bệnh “mắt lười.
Cho con chơi điện thoại từ nhỏ, cha mẹ chết lặng người khi phát hiện con bị mù
Bố mẹ cậu bé Xiao Ming (Đài Loạn), 7 tuổi, đang điều hành một nhà hàng nhỏ nên thường không có thời gian chăm sóc con, từ 5 năm trước cặp vợ chồng này đã cho con sử dụng điện thoại để bé không quấy khóc mỗi khi bố mẹ làm việc. Lúc đầu bố mẹ Xiao Ming chỉ cho con xem hoạt hình, sau đó là chủ động tải game về cho con chơi.
Bé Xiao Ming bị mù do sử dụng điện thoại quá nhiều (Ảnh minh họa).
Lên tiểu học, bé Xiao Ming bắt đầu cảm thấy thị lực của mình bị suy giảm, nhưng không dám nói với bố mẹ vì sợ không được chơi điện thoại nữa. Đến lúc không còn nhìn được gì thì cậu bé mới kêu thét lên, cha mẹ Xiao Ming liền vội vàng đưa con đến bệnh viện và chết lặng người khi biết tin con mình bị mù, bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân là cậu bé do sử dụng điện thoại quá nhiều. Hóa ra không chỉ sử dụng trong thời gian bố mẹ quy định, mà buổi tối Xiao Ming còn lén đem lên giường ngủ để chơi. Điều này đã dẫn đến hậu quả thương tâm và đau lòng trên.
Dùng điện thoại liên tục, bé trai 13 tuổi gần như bị phát điên
Câu chuyện đau lòng này xảy ra với cậu bé Tiểu Triệu, 13 tuổi, sống tại Chiết Giang (Trung Quốc). Do bố mẹ của Tiểu Triệu bận rộn công việc không có thời gian dành cho con, nên đã mua tặng cậu bé 1 chiếc điện thoại. Kể từ ngày có điện thoại, Tiểu Triệu thường chơi game cho đến khuya. Bỗng một ngày cha mẹ cậu bé nhận được thông báo khẩn cấp ở trường học nói rằng Tiểu Triệu gần như phát điên, cậu bé liên tục đập đầu vào tường, thầy cô và bạn bè không thể ngăn cản được.
Khi bố mẹ của em đến trường thì tình hình thậm chí càng tồi tệ hơn. Cơ thể của cậu bé gần như tê liệt, đứng không vững, không có phản ứng khi được gọi tên, gương mặt liên tục co giật. Ngay lập Tiểu Triệu được đưa vào viện nhập viện, sau 28 ngày tình trạng của cậu bé càng trở nên nghiêm trọng, Tiểu Triệu không thể nói, không thể đi đứng, không thể tự chăm sóc bản thân.
Cậu bé được chẩn đoán mắc bệnh viêm não tự miễn khiến não bị tổn thương. Bác sĩ Trần Văn Bân, khoa Lão khoa cảnh báo rằng : “Trường hợp của Tiểu Triệu là do sử dụng điện thoại đến nửa đêm trong khoảng thời gian dài, cộng thêm nghỉ ngơi không điều độ gây ra vấn đề bất thường ở hệ thống miễn dịch”.
May mắn thay về sau bệnh tình của Tiểu Triệu đã chuyển biến tốt và cậu bé có thể xuất viện về nhà.
Bé gái 2 tuổi đã cận 9 độ rưỡi, thủ phạm chính là chiếc điện thoại quen thuộc
Bác sĩ cũng không có cách lấy lại đôi mặt sáng cho em và càng lớn lên Tiểu Mạn càng có nguy cơ bị cận nặng hơn (Ảnh minh họa).
Cô bé Tiểu Mạn (tên đã được thay đổi), sống tại thành phố Dương Châu (Trung Quốc), tuy mới 2 tuổi nhưng đã bị cận những 9 độ, nguyên nhân là do sử dụng điện thoại quá nhiều. Người nhà của bé chỉ phát hiện ra sự việc khi liên tục thấy Tiểu Mạn dụi và nheo mắt, đến khi đưa bé vào viện thì ai nấy đều chết lặng người khi biết bé cận nặng đến như vậy.
Bác sĩ Lưu, trưởng khoa mắt bệnh viện, cho biết nguyên nhân khiến Tiểu Mạn bị cận nặng như vậy chính bởi gia đình cho em tiếp xúc với điện thoại từ rất sớm, khi mới khoảng 1 tuổi. Do thấy Tiểu Mạn nằm chơi điện thoại rất ngoan nên gia đình cứ để mặc bé chơi như vậy rồi đi làm việc khác, kết cục là bác sĩ cũng không có cách lấy lại đôi mặt sáng cho em và càng lớn lên Tiểu Mạn càng có nguy cơ bị cận nặng hơn.
Theo Helino
"Nghiện" điện thoại khiến hộp sọ trở nên bất thường
Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Khoa học cho thấy, việc nghiện sử dụng điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử cầm tay sẽ làm biến đổi hộp sọ.
Các nhà khoa học tại Đại học Sunshine Coast Úc đã tiến hành kiểm tra não của 1.200 người từ 18 đến 86 tuổi và phát hiện ngày càng có nhiều người có sự tăng trưởng ở xương não bộ. Các nhà khoa học đã phát hiện thấy một kết cấu nhô ra thêm ở chẩm bên ngoài của đáy hộp sọ, phần nhô ra này có hình dánh như một chiếc gai, một cục xương thừa bất thường mọc nối dài thêm ở đáy sọ, gần thùy chẩm, tức gần gáy.
Thông thường, bộ phận này có chiều dài khoảng 2,6cm (1 inch) nhưng chúng phát triển nhanh chóng tăng lên tới 3,1cm (1,2 inch). Đây chính là một tế bào cố định ở chẩm ngoài (EEOP) và phần xương mọc dài ra này xuất phát từ dây chằng hoặc gân bám vào xương. Phần xương này thường phát triển trong một thời gian dài do đó thường thấy ở những người già.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đã phát hiện điều hoàn toàn người lại. 33% số người tham gia phổ biến là nam giới từ 18 đến 30 tuổi có phần đột biến xương này. Các nhà nghiên cứu cho rằng đây là một hiện tượng mới vì ở những người cùng độ tuổi được kiểm tra những năm 1990 không phát hiện sự bất thường ở phần xương sọ này.
TS. David Shahar cho biết: "Trong 20 năm là bác sĩ, tôi chỉ phát hiện những bất thường này trong 1 thập kỷ gần đây". Các nhà khoa học cho rằng, việc sử dụng điện thoại thông minh ngay từ khi còn rất trẻ dẫn đến các tư thế cơ thể không đúng, việc dành nhiều giờ mỗi ngày trong tư thế cổ cúi xuống lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian dài gây áp lực cho nền sọ. Do đó, cơ thể phản ứng lại bằng cách phát triển xương mới ở khu vực gáy này.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Lời đồn sai bét về thị lực khiến nhiều người tin "sái cổ" Dưới đây là 4 lời đồn phổ biến về thị lực bạn không nên tin nữa. Lời đồn 1: Đọc dưới ánh sáng yếu sẽ ảnh hưởng đến tầm nhìn của bạn Sự thật: Mắt bạn rất dễ bị mỏi khi bạn đọc dưới ánh sáng yếu, nhưng điều này không ảnh hưởng đến thị lực của bạn. Bạn chỉ cần đảm bảo...