Những “hạt sạn” to đùng của “Cô Ba Sài Gòn” vừa giành Cánh diều vàng
Như Ý “đổi màu” như tắc kè, lương lao công tiền tỷ… là những hạt sạn “to đùng” của “ Cô Ba Sài Gòn.
Bộ phim “Cô Ba Sài Gòn” là một “cú đánh” lớn vào mảng điện ảnh dành cho nữ giới của Việt Nam. Nội dung nhẹ nhàng, màu sắc, dàn diễn viên đẹp, phục trang ấn tượng đã tạo nên thành công của bộ phim không chỉ đối với khán giả mà còn đối với cả giới chuyên môn. Giải Cánh diều vàng 2017 Phim điện ảnh xuất sắc nhất đã xứng đáng dành cho Ngô Thanh Vân và ê-kíp thực hiện bộ phim “Cô Ba Sài Gòn”.
Tuy thành công như vậy, nhưng không cần quá tinh ý để nhận ra những điểm vô lý, các hạt sạn “to đùng” của bộ phim những tưởng cực kỳ thành công về nội dung này.
1. Như Ý có khả năng “đổi màu” còn nhanh hơn tắc kè hoa:
Như Ý là nhân vật chính của bộ phim, chính việc cô vô tình bị viên ngọc của gia đình đưa “xuyên không” tới Sài Gòn của 48 năm sau đã tạo nên một “Cô Ba Sài Gòn” hấp dẫn như vậy. Thế nhưng theo nhiều người, Như Ý ắt hẳn phải có một thần kinh thép và khả năng “đổi màu” của tắc kè hoa. Mademoiselle Như Ý sau khi được đưa tới tương lai chỉ dành… 1 ngày để mất bình tĩnh, hoảng loạn. Cho dù cô phải đối mặt với những thứ chưa từng thấy trong đời như nhà chọc trời, xe cộ qua lại ầm ĩ.
Như Ý xứng đáng là “tắc kè hoa” với khả năng đổi màu của mình.
Chỉ sau 1 ngày, Như Ý lập tức chuyên tâm vào chuyện cứu lấy gia đình, học may áo dài mà chẳng màng đến bản thân mình nữa. Như nhiều phim về thể loại xuyên không, nhân vật chính không ít thì nhiều đều có tâm lý muốn quay trở về nhà. Thế nhưng không những Như Ý không có ý định tìm lại viên ngọc để đưa mình về quá khứ, Như Ý dường như còn “quên” mất việc mình đã bị đưa tới tương lai.
Ở quá khứ, Như Ý là một cô gái ích kỷ, đỏng đảnh, cô không muốn may áo dài, không quan tâm cơ nghiệp dòng họ, chỉ muốn may Âu phục. Thế nhưng ở tương lai, Như Ý xuất hiện ở một nơi xa lạ, mẹ đã mất, nhà cũng mất, không quen biết ai ngoài một bà già say xỉn. Thế nhưng Như Ý vẫn vui vẻ, lạc quan với cuộc sống ở đây, đi chơi với Tuấn và còn biết “selfie” là gì.
2. Lương lao công hẳn phải tiền tỷ thì Như Ý mới có thể sống như một “công chúa”
Khi được nhận vào công ty của Helen, việc đầu tiên Như Ý làm là về nhà lục ngay đống quần áo thiết kế của mình. Sau 50 năm, quần áo Như Ý may vẫn còn nguyên một cách rất thần kỳ, chưa kể một vài bộ trông còn mới.
Lương lao công nhưng Như Ý sống như một “công chúa”.
Không chỉ bảo quản trang phục đến 50 năm sau lôi ra mặc tiếp, Như Ý còn biến ra đủ loại mốt để mỗi ngày thay một kiểu. Từ quần áo đến túi xách, giày boot, phụ kiện… đầy đủ. Nên nhớ rằng lúc này Như Ý đang thử với công việc lao công và cô cũng chỉ mới đi làm vài ngày. Tiền đâu để Như Ý mua quá trời quần áo như vậy?
Ấy là sau khi có tháng lương đầu tiên, Như Ý đã khao các bạn một bữa “ra trò” tốn kém không ít rồi đấy! Thế mới biết Như Ý không chỉ có khả năng may áo dài, cô còn có “siêu năng lực” để sống như một công chúa với đồng lương lao công.
Video đang HOT
3. Chọn diễn viên chưa phù hợp với vai diễn
Như Ý ở quá khứ 17 tuổi, sau 48 năm cô phải là một bà lão đã 65 tuổi, thế nhưng ai mà tin được NSND Hồng Vân đã 65 tuổi. Sự trẻ trung, hoạt bát của Như Ý “già” hoàn toàn không phù hợp với độ tuổi 65. Ngoài ra cô em nuôi của Như Ý là Thanh Loan do nghệ sĩ Diễm My đóng cũng quá trẻ so với độ tuổi tương đương Như Ý.
Liệu đây có đúng là hai “bà lão” 65 tuổi?
Để lý giải cho điều này, chỉ có thể tự nhủ rằng nhan sắc của phụ nữ Việt cũng như tà áo dài, đẹp và trường tồn với thời gian mà thôi.
4. Quá nhiều quảng cáo lộ liễu trong phim
Phim quảng cáo lộ liễu đến mức mỗi lần xuất hiện đoạn quảng cáo, khán giả phải cười ồ trong rạp. Một thương hiệu gà xuất hiện ở mọi nơi. Khi Như Ý được Tuấn cho đi chơi, khán giả còn tưởng họ đang xem một video quảng cáo với hình ảnh các mặt hàng được thể hiện chỉn chu, đẹp đẽ long lanh. Như Ý chỉ cần đọc thêm slogan của thương hiệu nữa thôi là đủ ngay một video quảng cáo giờ vàng trên truyền hình rồi.
Ngoài những hạt sạt “to đùng” kể trên, còn có thể điểm ra một vài dấu chấm hỏi về nội dung “Cô Ba Sài Gòn” như tại sao Tuấn lại quá nhiệt tình với việc giúp đỡ An Khánh? Vì nếu Như Ý trở thành truyền nhân đích thực của nhà may Thanh Nữ thì số phận của mẹ anh Thanh Loan và chị ruột Helen sẽ bị thay đổi.
Tuy nhiên những hạt sạn của “Cô Ba Sài Gòn” không hề làm ảnh hưởng tới cảm nhận chung của người xem về bộ phim. Khán giả vẫn có thể cảm nhận được đây là một sản phẩm được hoàn thiện cẩn thận hết sức có thể về mặt nội dung và hình ảnh. Những điểm mạnh của bộ phim như thông điệp rõ ràng, kịch bản mới lạ, diễn xuất của dàn diễn viên đẹp, trang phục “mãn nhãn” người xem…
Theo Dantri
Không phải "Em Chưa 18", "Cô Ba Sài Gòn" mới là phim đạt Cánh Diều Vàng 2017
Trái với dự đoán của nhiều khán giả, "Em Chưa 18" đã để hụt giải thưởng quan trọng Cánh Diều Vàng. "Cô Ba Sài Gòn" đã chiến thắng tại hạng mục này lẫn Biên kịch xuất sắc.
Cuối cùng thì hạng mục quan trọng nhất, được quan tâm nhất của Cánh Diều 2017 đã được công bố: Phim truyện điện ảnh xuất sắc nhất - Cánh Diều Vàng. Trước lễ trao giải, nhiều khán giả kì vọng Em Chưa 18 (đạo diễn Trần Bửu Lộc) sẽ nhận giải thưởng danh giá này. Nhưng không, cuối cùng bộ phim vinh dự nhận giải thưởng này chính là Cô Ba Sài Gòn. Em Chưa 18 và Cô Gái Đến Từ Hôm Qua nhận giải Cánh Diều Bạc.
Các phim nhận được bằng khen: Dạ Cổ Hoài Lang (Nguyễn Quang Dũng), Đảo Của Dân Ngụ Cư (Hồng Ánh).
Biên kịch Kay Nguyễn (thứ 2 từ phải qua) nhận giải Biên kịch xuất sắc và Cánh Diều Vàng vì ekip của Ngô Thanh Vân đang quay phim khác ở tỉnh xa
Nữ biên kịch chia sẻ sự xúc động khi phim của mình chắp bút được giải. Cô nói vui rằng phim Việt được tôn vinh giờ đã không còn là phim chiến tranh bi thương nữa rồi, mà là một phim về áo dài, về văn hóa.
Đạo diễn Lê Thanh Sơn (Em Chưa 18) nhận giải Đạo diễn xuất sắc và Cánh diều Bạc
Nhan Phúc Vinh và Midu nhận giải Nam/Nữ diễn viên phụ xuất sắc phim điện ảnh
Nhã Phương xúc động sau khi nhận giải
Nhã Phương và Nhan Phúc Vinh nhìn nhau trìu mến dưới khán đài
Tổng hợp các cá nhân/tác phẩm/tập thể chiến thắng tại Cánh Diều 2017:
Cánh diều Vàng điện ảnh: Cô Ba Sài Gòn
Cánh diều Bạc điện ảnh: Em Chưa 18 và Cô Gái Đến Từ Hôm Qua
Đạo diễn phim điện ảnh xuất sắc: Lê Thanh Sơn (phim Em Chưa 18)
Nam diễn viên chính điện ảnh xuất sắc: Kiều Minh Tuấn (phim Em Chưa 18)
Nữ diễn viên chính điện ảnh xuất sắc: Nhã Phương (phim Yêu Đi, Đừng Sợ!)
Cánh diều Vàng phim truyền hình: Thương Nhớ Ở Ai
Cánh diều Bạc phim truyền hình: Lặng Yên Dưới Vực Sâu
Đạo diễn xuất sắc phim truyện truyền hình: Lưu Trọng Ninh - Bùi Thọ Thịnh (phim Thương Nhớ Ở Ai)
Quay phim xuất sắc phim truyện truyền hình: Hoàng Tích Thiện (phim Thương Nhớ Ở Ai)
Âm nhạc xuất sắc phim điện ảnh: Nhạc sĩ Đức Trí (phim Dạ Cổ Hoài Lang)
Âm thanh xuất sắc phim điện ảnh: Nhạc sĩ Nguyễn Trung Nhân - Võ Trọng Thanh (phim Ngày Mai Mai Cưới)
Biên kịch xuất sắc phim truyền hình: Lê Anh Thúy (phim Tử Thi Lên Tiếng)
Biên kịch xuất sắc phim điện ảnh: Kay Nguyễn (phim Cô Ba Sài Gòn)
Nam diễn viên phụ xuất sắc điện ảnh: Nhan Phúc Vinh (phim Đảo Của Dân Ngụ Cư)
Nữ diễn viên phụ xuất sắc điện ảnh: Midu (phim Mẹ Chồng)
Quay phim điện ảnh xuất sắc: NSND Lý Thái Dũng (phim Đảo Của Dân Ngụ Cư)
Thiết kế mỹ thuật phim điện ảnh xuất sắc: Họa sĩ Trịnh Thiên Thanh (phim Yêu Đi, Đừng Sợ!)
Nữ Diễn viên phụ xuất sắc: Thanh Hương (Phim Người Phán Xử )
Đồng giải Nam Diễn viên phụ xuất sắc: NSƯT Trung Anh (Người Phán Xử) và Jimmi Khánh ( Thương Nhớ Ở Ai )
Nữ Diễn viên chính xuất sắc: Xuân Văn (Lẩn Khuất Một Tên Người)
Nam Diễn viên chính xuất sắc: Trương Minh Quốc Thái (Tử Thi Lên Tiếng)
Theo Trí Thức Trẻ
Cánh diều vàng 2017: Những gương mặt cạnh tranh giải Nữ chính Với sự vắng mặt đáng tiếc của "Tháng năm rực rỡ" - "đứa con" của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, hạng mục Nữ chính mất đi ứng viên sáng giá nhất là Hoàng Yến Chibi. Nhiều cơ hội dành cho Diệu Nhi, NSƯT Kim Xuân trong khi Minh Hằng, Ninh Dương Lan Ngọc và Kaity Nguyễn xứng đáng góp mặt trong Top 5...