Những ‘hạt sạn’ đến từ sự sơ suất của Hollywood
Từ “ Game of Thrones” đến “ Little Women”, khán giả phát hiện ra những “hạt sạn” về đạo cụ hoặc hậu cảnh nảy sinh từ khoảnh khắc lơ là của ê-kíp.
Little Women (2019): Thời gian qua, khi theo dõi lại bộ phim của nữ đạo diễn Greta Gerwig, một số khán giả chỉ ra chiếc bình nước có kiểu dáng hiện đại ngay sau lưng nhân vật Laurie (Timothée Chalamet) trong một phân cảnh. Với viền kim loại, đó trông giống bình giữ nhiệt – thứ không thể nào tồn tại vào bối cảnh thời gian thế kỷ XIX của Little Women.
The Mandalorian (2019): Trong tập thứ tư của series ngoại truyện Chiến tranh giữa các vì sao trên Disney , khán giả tinh tường đã nhìn thấy một chiếc mic thu âm thò ra từ phía trên màn hình. Chuyện xảy ra vào khoảng phút thứ 16 khi nhân vật Omera của Julia Jones và Mandalorian của Pedro Pascal đang trò chuyện.
Game of Thrones (2011-2019): Trong một tập thuộc mùa cuối cùng của Trò chơi vương quyền, ê-kíp quên không dọn chiếc cốc cà phê dùng một lần khỏi trường quay trước khi ghi hình. Nó ở lại trên bàn và xuất hiện cùng nhân vật Daenerys Targaryen (Emilia Clarke) trong lần phát sóng đầu tiên, rồi sau này được đội ngũ kỹ xảo xóa bỏ. Sự kiện gây xôn xao mạng Internet một thời. Nhà sản xuất HBO vui vẻ đùa về sự việc rằng: “Cốc latte trong cảnh đó là nhầm lẫn thôi. Daenerys gọi trà thảo mộc cơ”. Ngoài ra, chỉ đạo nghệ thuật của series là Hauke Richter tiết lộ với tạp chí Variety rằng những “tai nạn” như vậy không phải hiếm. Anh nói: “Vụ cốc cà phê bị thổi phồng quá mức vì chuyện chưa bao giờ xảy ra trong suốt bảy mùa trước thôi”.
Game of Thrones (2011-2019): Tưởng chừng thế là xong, nhưng series sử thi giả tưởng đồ sộ của kênh HBO tiếp tục vấp phải một “hạt sạn” khác trong tập cuối cùng: vài chai nước nhựa cạnh chân Samwell Tarly (John Bradley) và Ser Davos (Liam Cunningham). Chúng rõ ràng không thuộc về thời kỳ bối cảnh của Game of Thrones.
Bernie (2011): Dựa trên vụ Bernie Tiede hạ sát người tình là góa phụ giàu có Marjorie Nugent vào năm 1996, bộ phim có sự tham gia của Jack Black trong vai kẻ ác nhân. Tuy nhiên, một cảnh phim cho thấy rõ ràng chiếc điện thoại iPhone có cuộc gọi đến, trong khi chiếc điện thoại Apple đầu tiên phải tới 2007 mới trình làng.
Video đang HOT
The Hurt Locker (2008): Tác phẩm đề tài chiến tranh từng thắng giải Oscar 2009 lấy bối cảnh năm 2004. Nhưng trong một cảnh phim, khán giả thấy nhân vật đang chơi trò Gears of War trên máy Xbox 360. Máy Xbox ra đời sau bối cảnh phim hẳn một năm, còn trò chơi trên là hai năm.
Pirates of the Caribbean: The Curse of the Black Pearl (2003): Ở phần đầu tiên của loạt bom tấn Cướp biển vùng Caribbean, một người thuộc ê-kíp sản xuất đứng lẫn trong đám cướp biển bỗng trở nên nổi bật với trang phục áo phông trắng và mũ cao bồi. Người này không hề liên quan đến bối cảnh của phim.
Gladiator (2000): Nếu soi thật kỹ vào những cỗ chiến xa ngựa kéo trong trận đánh ở đấu trường Colosseum, khán giả sẽ thấy một bình khí nén cỡ lớn bằng kim loại đặt phía sau. Vật dụng nhiều khả năng được dùng để tạo hiệu ứng đặc biệt, nhưng nó không thể tồn tại ở bối cảnh Rome thời cổ đại của bộ phim.
Newsies (1992): Trước khi được chuyển thể thành một vở diễn tiêu biểu của sân khấu Broadway, Newsies là thất bại phòng vé đối với Disney. Vài chiếc đèn báo lối thoát hiểm đã lọt vào khung hình trong màn biểu diễn High Times, Hard Times của Medda Larkson. Bộ phim lấy cảm hứng từ sự kiện có thật là cuộc đình công của những đứa trẻ bán báo mồ côi hoặc xa nhà ở thành phố New York vào năm 1899, mà phải hàng chục năm sau đó công nghệ đèn điện lẫn thiết kế biển chỉ dẫn mới ra đời.
O Brother, Where Art Thou? (2000): Tương tự như Newsies, đèn điện báo lối thoát hiểm xuất hiện sáng rõ trong cảnh một nhóm người bước vào rạp chiếu phim, trong khi O Brother, Where Art Thou? lấy bối cảnh những năm 1930.
Braveheart (1995): Trong một cảnh chiến đấu, khán giả tinh mắt sẽ thấy một chiếc ôtô trắng ở nền phía sau. Câu chuyện của Braveheart diễn ra vào thế kỉ XIII ở Scotland – lúc chắc chắn xe hơi chưa ra đời.
Newsies (1992): Trước khi được chuyển thể thành một vở diễn tiêu biểu của sân khấu Broadway, Newsies là thất bại phòng vé đối với Disney. Vài chiếc đèn báo lối thoát hiểm đã lọt vào khung hình trong màn biểu diễn High Times, Hard Times của Medda Larkson. Bộ phim lấy cảm hứng từ sự kiện có thật là cuộc đình công của những đứa trẻ bán báo mồ côi hoặc xa nhà ở thành phố New York vào năm 1899, mà phải hàng chục năm sau đó công nghệ đèn điện lẫn thiết kế biển chỉ dẫn mới ra đời.
O Brother, Where Art Thou? (2000): Tương tự như Newsies, đèn điện báo lối thoát hiểm xuất hiện sáng rõ trong cảnh một nhóm người bước vào rạp chiếu phim, trong khi O Brother, Where Art Thou? lấy bối cảnh những năm 1930.
Glory (1989): Bộ phim lấy đề tài nội chiến Mỹ từng giúp Denzel Washington nhận được giải Oscar cho Nam diễn viên phụ xuất sắc. Trong Glory, ê-kíp đã quên nhắc một nhân vật quần chúng tháo đồng hồ điện tử. Cuộc nội chiến nổ ra năm 1861, còn chiếc đồng hồ phải gần một thế kỷ sau mới ra đời.
M*A*S*H (1976): Trong tập phim Der Tag, Radar O’Reilly (Gary Burghoff ) ngủ thiếp đi với con gấu bông và quyển truyện tranh Avengers ôm trong tay. Điều đáng nói là M*A*S*H diễn ra trong thời kỳ chiến tranh Triều Tiên từ 1950 đến 1953 khi đầu comic của Marvel còn chưa ra mắt. Một số người tinh mắt hơn còn chỉ ra Radar ôm tập truyện số 60, xuất bản lần đầu tận năm 1969.
Nam Lương
Sophie Turner tiết lộ đến bây giờ vẫn chưa xem xong mùa cuối 'Game of Thrones'
Sophie Turner - một trong những nhân vật 'đinh' trong Game of Thrones từ những tập đầu tiên, vẫn chưa xem xong mùa 8 của seri này. Siêu phẩm này của HBO đã đưa Turner và hàng loạt tên tuổi trở thành những ngôi sao sáng chói, với hàng triệu người xem trên khắp thế giới.
Như bạn đã biết, trước đây Sophie Turner có chia sẻ một vài thông tin phim trước khi mùa cuối lên sóng thế nhưng cô vẫn chưa xem những tập cuối của phần 8 này. Chia sẻ về điều này, cô cho biết:
"Tôi vẫn chưa xem xong. Tôi bắt đầu xem ngay khi mùa cuối lên sóng và tôi có kế hoạch sẽ xem hết toàn bộ. Nhưng rồi tôi không thực hiện được. Tiếp đó tôi đọc tất cả những bình luận trên mạng. Tôi thấy rằng không phải ai cũng sẽ thoả mãn với cái kết của phim. Đặc biệt với bộ phim có tuổi đời gần 10 năm như thế này. Ai cũng đưa ra ý kiến về cách họ muốn nó kết thúc. Bạn chẳng thế khiến từng fan hạnh phúc được."
Vậy là cô nàng đã bắt đầu xem mấy tập đầu của mùa cuối, rồi lên kế hoạch sẽ xem hết nhưng không thành công. Khi đó cô nàng nhìn thấy những bình luận trên mạng xã hội về mùa cuối. Cũng chưa rõ là cô ấy có thấy những bình luận phản ứng vô cùng gay gắt từ fan hay không - vì cô không nhắc tới, nhưng 90% là cô có biết, vì rõ ràng làn sóng chỉ trích Game of Thrones mùa cuối cùng đã bùng nổ vô cùng dữ dội trên khắp internet.
Quay lại với lý do vì sao Sophie ngừng xem các tập cuối của Game of Thrones, và đến giờ vẫn chưa xem. Hẳn chúng ta còn nhớ là Game of Thrones kết thúc vào tháng Năm năm ngoái và Turner lúc đó "siêu" bận rộn. Từ vai chính trong Dark Phoenix cho tới phim truyền hình Survive, ngoài ra Nữ hoàng phương Bắc cũng phải tham gia hoạt động quảng bá giải trí này nọ nữa.
Thành thật mà nói việc Sophie có cần xem hết mùa cuối hay không cũng không quan trọng, vì cơ bản cô đã biết về số phận của Sansa và những nhân vật khác. Điều cần nói ở đây là cảm xúc của cô khi đọc thấy những bình luận về cái kết mùa 8. Cơ bản thì cô nói đúng, không có một bộ phim nào có thể đem đến một cái kết thoả mãn của tất cả khán giả. Thế nhưng, việc người xem có ý kiến về cái kết của GOT không phải chỉ vì kết thúc của nó mà là cả một quá trình để đưa đến một cái kết như thế: gượng ép và đầy những lỗ hỏng.
Nếu nhìn vào mặt tích cực thì những con sói nhà Stark đã có những cái kết đẹp cho riêng mình, sau những gì mà họ đã trải qua. Cái thiện cũng chiến thắng cái ác và những ngôi sao lại toả sáng trên toà lâu đài như hình ảnh mở đầu thương hiệu của Disney.
Hiện House of the Dragon đã được xác nhận và sẽ lên sóng trên HBO dự kiến vào năm 2022. Hi vọng, sau những gì mà Game of Thrones đã làm được thì HOD cũng sẽ làm được như thế, và tất nhiên khi nó kết thúc sẽ không để lại quá nhiều nỗi hụt hẫng và thất vọng cho fan như Game of Thrones đã làm.
Theo saostar
Phiêu lưu vào "Đấu trường ảo" để tìm về thế giới thật "Đấu trường ảo" (tựa gốc "Ready player one") là phim khoa học giả tưởng của Mỹ, dựa theo quyển sách cùng tên của nhà văn Ernest Cline. Từ chuyến phiêu lưu vào thế giới ảo của game, phim gửi gắm thông điệp ý nghĩa về những điều cần trân quý trong cuộc sống thật. Phim phát sóng lúc 21 giờ, Chủ nhật, ngày...