Những hảo hán giang hồ “cõng chợ” trên lưng trả nợ trần gian
Gác kiếm giang hồ, các hảo hán một thời dừng bước, tìm cho mình một nơi để an tại cõi lòng.
Thuê gì, vác nấy
Ông Hà Văn Phết ngụ ở ấp Ninh Nghĩa, xã Ninh Thạnh, thành phố Tây Ninh làm nghề khuân vác ở điện chùa Bà, núi Bà Đen ngót nghét 20 năm. Tuy 60 tuổi nhưng ông vẫn còn tráng kiện lắm. Ông vác bao gạo 50kg bước trên những bậc đá gồ ghề lên đỉnh núi nhẹ như trở bàn tay. Ông bảo, làm nghề khuân vác là nghề “vác mặt lên núi”.
Họ vác nhu yếu phẩm, đèn nhang hoặc những cây nước đá 50kg… thế này lên chùa Bà.
Ông cắt nghĩa: “Đầu đội bao hàng nặng mà bước lên những bậc đá với độ dốc 1.000m, cổ, chân, bụng, tim, phổi đều phải làm việc và cái đầu phải đưa ra mang vác nhiều nhất, mặt luôn phải nhìn lên núi, chân bước nên anh em trong đội khuân vác nói vui là nghề “vác mặt lên núi”.
Còn bà con và khách thập phương đi lễ chùa Bà thì bảo chúng tôi “cõng chợ” trên lưng. Khách đến lễ không ai không mua trái cây, gạo, muối để cúng Bà cầu cho mùa màng bội thu, làm ăn phát đạt. Và những vật dụng đó đều được đôi vai trần của những người trong đội khuân vác phục vụ.
Ông Phết kể, mỗi ngày ông làm được 4 chuyến. Mỗi chuyến mang vác một bao gạo 50kg từ chân núi lên đỉnh núi gần 1.000m, ông được nhà chùa trả 60.000 đồng. 20 anh em trong đội khuân vác, người vốn làm nông nghiệp, người làm thợ hồ, người là thợ khuân vác, người thì giang hồ hoàn lương. Gia cảnh ai cũng khó khăn. Họ tập hợp nhau lại và chia nhau việc để làm. Người khuân vác nước đá, người khuân vác trứng gia cầm, người thì gạo, muối, nhang, đèn…, nói chung là khách gọi gì thì khuân vác nấy.
Video đang HOT
Anh Nguyễn Văn Hải, quê ở Phú Yên, gia cảnh khó khăn, năm 2005 anh khăn gói vào Tây Ninh lập nghiệp. Như sự đưa đẩy của duyên số, anh lấy con gái út của ông Phết. Theo chân cha vợ, anh chọn nghề khuân vác nơi cửa chùa để mưu sinh nuôi gia đình riêng. Anh Hải chuyên vác gạo cho chùa Hang. Còn anh Hà Văn Nhu, con trai ông Phết thì khuân vác nước đá bỏ mối cho các tiệm, quán lưng chừng núi. Mỗi ngày, sức thanh niên như các anh làm được 5 chuyến, tằn tiện cũng đủ sống.
Trả nợ trần gian
Ông Võ Hồng Công, 55 tuổi, một thành viên trong đội của ông Phết chia sẻ: “Nơi cửa thiền Bà độ phúc cho chúng sinh. Chúng tôi chỉ mong Bà phù hộ độ trì cho có sức khỏe, cái chân dẻo dai để kiếm sống một cách lương thiện”. Nhìn mặt ông Công, khó ai biết được những năm 80, ông là một giang hồ khét tiếng ở bến xe Tây Ninh.
Ngày đó, người dân buôn bán trái cây từ Tây Ninh về TP.HCM phải đi xe đò, xe khách cả ngày trời mới về đến nơi. Biết dân buôn chuyến thường có tiền mặt, Công thu thập hơn chục “đệ tử” không nghề nghiệp, ban ngày lẩn sâu vào núi Bà Đen, mượn hang hốc để trốn sự truy đuổi của công an, nhập nhoạng tối xuống núi “ăn hàng”. Băng cướp của Công một thời làm cho những người buôn chuyến run sợ, khiến công an địa phương phải mất ăn, mất ngủ.
Thế mà, theo lời ông Công thì chỉ một câu nói của sư thầy Thích Nhật Tâm ở chùa Hang, núi Bà: “Con hãy về làm người lương thiện trước khi quá muộn”, ông đã hồi tâm chuyển ý. Công giải tán băng cướp, ra cơ quan công an đầu thú và chịu án mấy năm. Thời gian sau, người dân ở chân núi Bà thấy người đàn ông giang hồ ngày nào nhẫn nhịn làm công việc khuân vác nơi cửa thiền.
Trong đội bốc vác của ông Phết, không ai là không biết Của chín ngón. Của là tên cha mẹ đặt cho anh. Sinh ra chỉ có 9 ngón tay, nhưng Của có “biệt tài” móc túi trên các chuyến xe đò, xe khách ở các bến xe liên tỉnh từ TP.HCM đến Bình Dương, Sông Bé, Tây Ninh. Tiền trộm được Của đều “nướng” vào cờ bạc và gái. Tình cờ một hôm ghé qua nhà, Của thấy vợ ôm đứa con thơ đang ốm ngồi khóc vì không có tiền. Dúi vào tay vợ nắm tiền để đưa con đi chữa bệnh, Của vội vã bỏ đi.
Một ngày giáp Tết năm 1994, Của trở về cạo tóc hoàn lương. Ngước đôi mắt xếch nhìn những thân cây tùng thẳng tắp trên núi Bà, Của tâm sự: “Ngày xưa, tối nằm cứ nghĩ thương vợ con và những đồng tiền mà mình lấy được của người dân lương thiện. Nếu vợ mình có một ít tiền đưa con đi khám bệnh mà bị kẻ nào đó nẫng mất thì chỉ có đứt từng khúc ruột, nghĩ thế mà tôi hoàn lương”. Sau khi hoàn lương, Của làm nghề khuân vác để nuôi con. Đứa con thơ ngày nào nay đã học năm thứ hai Đại học Bách khoa .
Theo Báo Pháp Luật
Những ngày cuối đời của cô dâu Việt bị chồng Hàn giết hại
Đỗ Thị Mỹ Tiên, sinh năm 1987 tại ấp Ninh Lợi, xã Ninh Thạnh, TP.Tây Ninh, nhập quốc tịch Hàn năm 2012 với tên Seo Jin Hee sau khi kết hôn với người chồng Hàn Quốc. Ngày 22/7, chị Mỹ Tiên đã qua đời ở Hàn Quốc với nguyên nhân ban đầu là tai nạn. Oan nghiệt thay, ít ngày sau, chính chồng chị Tiên thừa nhận đã giết hại vợ. Phóng viên đã tìm về nhà ba mẹ chị Tiên để tìm hiểu thêm về cái chết oan khuất của cô dâu Việt này.
Ông Linh buôn ba xem lai anh cươi cua con gai
Con đường đất đỏ đầy ổ gà, ổ trâu ngập nước dưới cơn mưa tầm tã. Nhà của ba mẹ Mỹ Tiên nằm trong một con hẻm sâu hút. Căn nhà nhỏ lợp tôn, vách ván cũ nát. Ông Đỗ Thanh Linh, ba của Mỹ Tiên mới 58 tuổi mà già yếu, phờ phạc. Ông lặng lẽ nhìn những di ảnh của con gái, mắt đỏ hoe, vẻ sốt ruột không biết bao giờ thì vợ đem tro cốt của con về lại quê nhà.
Vợ ông, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy 52 tuổi, đã bay sang tỉnh Chec llanam-do (Hàn Quốc) để lo đám tang cho con hôm 26/7. Kể lại những ngày cuối của con gái, ông Linh nói, suốt ngày 21/7, Mỹ Tiên gọi điện về nhà ba lần, lo lắng hỏi thăm bệnh tình của ba má và anh trai. "Chiều 21/7, lần thứ ba nó điện cho tôi, báo đang chơi với bé Mên (con trai tám tuổi) tại nhà chồng. Sáng 22/7, nó nhắn tin, cho biết là chuẩn bị ký hợp đồng về nước làm việc cho một công ty Hàn Quốc tại Khu công nghiệp Phước Đông (Tây Ninh). Nó muốn ở gần nhà để chăm lo ba má".
Tháng 10/2013, hình như có linh tính về sự đi xa, Mỹ Tiên về thăm nhà lần thứ tư trong 10 năm làm dâu xứ người. Chị ở lại khá lâu, phải xin gia hạn hộ chiếu tới lần thứ ba. Sau khi dành thời gian đi du lịch Hà Nội, Hạ Long, Tam Đảo... chị về Tây Ninh ăn Tết với gia đình.
Sự ra đi đột ngột của Mỹ Tiên, mãi đến ngày 25/7/2014 gia đình ông Linh mới biết, do một người bạn của Mỹ Tiên tên Tuyết đang về thăm nhà ở TP.HCM, trực tiếp đến báo tin.
Vụ việc được cô bạn thân tên My ở cùng phòng với Mỹ Tiên kể lại: trưa ngày thứ Bảy 21/7, Mỹ Tiên bảo sẽ đi thăm con trai. Lúc 10g, hai chị em nấu mì ăn, tới 11g30, Mỹ Tiên đón xe buýt về nhà chồng, quãng đường đi khoảng 45 phút. Từ trạm cuối xe buýt, đi khoảng 1km thì tới nhà chồng. Chiều đó, Mỹ Tiên gọi điện khoe với My rằng hai mẹ con đang đùa giỡn vui lắm. Sáng ngày 22/7, không thấy bạn quay về phòng để thứ Hai đi làm, My gọi điện thì điện thoại của Mỹ Tiên "không liên lạc được". Chiều đó cô gọi tiếp, thấy máy đổ chuông rồi tắt ngay. My liền gọi điện báo cho Tuyết hiện ở Việt Nam, rằng Mỹ Tiên mất tích. Cô Tuyết là thông dịch viên của công ty, nên đã gọi điện hỏi Lee Geun Sik, chồng Mỹ Tiên, anh ta báo rằng Mỹ Tiên bị tai nạn, đã qua đời, hiện xác đang để ở bệnh viện.
Theo ông Linh, gia đình ông nghèo lắm. Mỹ Tiên là con gái thứ hai, rất hiếu học, dù nhà nghèo nhưng vừa làm mướn vừa học hết lớp 12. "Nó nói với tôi, nhà nghèo không nuôi con học đại học được, ba để con đi làm phụ má tiền cơm, tiền thuốc". Đi làm khoảng năm tháng, một hôm Tiên về nhà, thông báo ba má dọn dẹp nhà cửa "để người ta tới coi mặt". Tiên nói với má là lấy chồng Hàn Quốc để có tiền cho ba má. "Nó lấy chồng năm 2004, hai năm sau có con trai, chúng tôi cũng mừng. Gần đây, nó nói con rể Sik vô trách nhiệm, không lo cho vợ con, nói mãi mà không thay đổi. Nó đòi chia tay, chồng không chịu, vì sợ phải chia tài sản. Tiên đăng ký kết hôn ở Hàn nên ly hôn thì chồng phải chia tài sản. Con gái tôi cũng đồng ý ra đi tay không, chỉ giữ lại chiếc xe hơi nó mua. Chưa hiểu kết quả ra sao, nay con tôi chết rồi".
Mỹ Tiên và chồng trong ngày cưới ở Tây Ninh
Theo tin cô My cung cấp cho gia đình, cảnh sát Hàn Quốc nghi ngờ vụ tai nạn giao thông là hiện trường giả, vì chiếc xe đổ dốc mới 10m đã bị lật, chìa khóa điện bị ngắt. Chị Mỹ Tiên bị vết đập trên đỉnh đầu làm vỡ hộp sọ, mặt bị biến dạng, tuy ngồi trước vô lăng, nhưng kính xe phía trước không bị vỡ. Theo kết quả khám nghiệm tử thi, chị Tiên chết vào khoảng từ 20g-22g ngày 22/7. Camera trên đường có ghi lại hình ảnh chiếc xe của chị chạy qua lúc 22g ngày 22/7, nhưng do một người đàn ông cầm lái. Hình ảnh ghi lại lúc 1g sáng có một người đàn ông đi bộ ngược chiều lại hướng xe, do trời tối không nhìn rõ mặt, nhưng dáng đi rất giống Sik, chồng Mỹ Tiên.
Theo Phụ nữ Online
Giết nhân tình của vợ trong cơn cuồng ghen Trong cơn nóng giận khi bắt quả tang vợ đang "hú hí" với nhân tình, Hậu xách rựa xông vào chém đôi tình nhân. Hậu quả là nhân tình của vợ chết, còn Hậu lãnh án chung thân. Ngày 18/7, Tòa án Nhân dân tỉnh Tây Ninh đã đưa ra xét xử lưu động bị cáo Đỗ Văn Hậu (32 tuổi, ngụ thành...