Những ‘hành tinh’ xinh đẹp ở Ninh Thuận
Khi đặt chân đến Ninh Thuận, nữ du khách cảm thấy xúc động vì những gì được thu nạp vào tầm nhìn và tâm hồn.
Địa hình rất đa dạng và có nét đặc biệt riêng, chính vì sự lạ lùng của khung cảnh nơi đây khiến du khách gọi là ‘những hành tinh’ xinh đẹp.
Ninh Thuận trở thành điểm đến hấp dẫn trong mùa hè này của nhiều du khách. Đến Ninh Thuận du lịch, du khách có dịp được tham quan cung đường biển Phan Rang – Vĩnh Hy, Hang Rái, Hải đăng Mũi Dinh… và còn rất nhiều địa điểm du lịch thú vị khác.
Trên đường lên Hải đăng Mũi Dinh.
Với Quỳnh, chuyến đi chỉ vỏn vẹn 3 ngày 2 đêm nhưng Ninh Thuận đã vượt trên kỳ vọng của cô nàng rất nhiều. Khi về, cô gái này vẫn tiếc nuối vì dành quá ít thời gian để khám phá mảnh đất kì diệu này.
“Mình biết tới Ninh Thuận cách đây 2 năm nhưng chưa có cơ hội đi. Trước khi đi, mình chỉ biết Ninh Thuận là vùng đất nhiều nắng, có biển và không kỳ vọng nhiều về vùng đất này.
Tuy nhiên, khi đặt chân đến đây, mình hoàn toàn bị xúc động vì những gì được thu nạp vào tầm nhìn và tâm hồn. Địa hình Ninh Thuận rất đa dạng và có nét đặc biệt riêng, mình chưa từng thấy ở các nơi đã đi trước đây. Chính vì sự lạ lùng của khung cảnh nơi đây nên mình mới gọi là “những hành tinh” đấy”, Quỳnh cảm nhận.
Theo du khách này, cảnh quan của Ninh Thuận rất tự nhiên và xinh đẹp, do chưa bị tác động của con người nên mọi thứ đều rất nguyên bản. Đây cũng chính là điều khiến nữ du khách mê đắm vùng đất Ninh Thuận vô cùng. Mặc dù vậy, ở các điểm đến vẫn có nhiều vỏ chai nhựa và rác vứt trên đường.
“Mình hy vọng mọi người tới Ninh Thuận sẽ có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, bỏ rác đúng nơi quy định để khung cảnh và thiên nhiên nơi đây mãi xinh đẹp như vậy”, Quỳnh chia sẻ thêm.
Công viên đá Ninh Thuận.
Đặt chân đến Ninh Thuận, du khách đã đi điện gió Đầm Nại, cung đường biển Vĩnh Hy, Bãi Nước Ngọt, Hang Rái, công viên đá Ninh Thuận, ruộng muối Đầm Vua, đồi cát Nam Cương, Bãi Tràng, hải đăng Mũi Dinh.
Video đang HOT
Công viên đá Ninh Thuận là điểm đến khiến Quỳnh háo hức nhất trong chuyến đi này. Đường vào dễ đi hơn rất nhiều so với những bài review cô nàng đã xem trước khi đi.
Khung cảnh thanh bình.
Về Bãi Tràng, hải đăng Mũi Dinh, nếu có thể lực tốt và không ngại trời nắng, Quỳnh nghĩ mọi người nên tới đây trải nghiệm một lần. Khung cảnh quá xứng đáng để bỏ thời gian khám phá. Núi bao xung quanh, “sa mạc” trải dài từ đường lớn tới tận biển, biển xanh trong lấp lánh dưới nắng. Trước cảnh vật đẹp đẽ này, du khách rất dễ xúc động. Tiếp đến là quãng đường gần 1 cây số theo dốc sườn núi để lên được hải đăng.
“Dưới chân hải đăng Mũi Dinh có biển Bãi Tràng rất xanh và trong, chưa bị con người khai thác nhiều. Ở đây có cả núi bao quanh, một bãi cát trải dài từ đường lớn tới tận bờ biển như một “sa mạc mini”. Do không đủ thời gian nên mình chưa đi hết xuống bãi, chỉ đứng nhìn từ xa nên lần sau quay lại chắc chắn sẽ ghé đây khám phá thêm”, Quỳnh cho biết.
Đi trên bãi cát trải dài.
Thiên nhiên hoang sơ, trong xanh, đẹp nguyên bản, con người hiền hòa, đáng yêu, Ninh Thuận đã thực sự níu chân du khách. Quỳnh hứa hẹn sẽ còn trở lại mảnh đất xinh đẹp này thêm lần nữa.
Những góc ảnh đẹp.
Xa xa là điện gió.
Nét đẹp hoang sơ.
Quỳnh yêu thích vẻ đẹp tự nhiên.
Bãi Nước Ngọt với cát trắng, sóng nhẹ, biển xanh trong, xung quanh là bãi đá, rừng cây bụi.
Những “hành tinh” xinh đẹp ở Ninh Thuận.
Quỳnh hay đi du lịch trải nghiệm và những điểm đến về với thiên nhiên, những nơi chưa bị con người tác động, khai thác.
Hải Vân – Ảnh: NVCC
Lý do các hành tinh trong Hệ mặt trời không va vào nhau
Theo các nhà nghiên cứu, quỹ đạo của các hành tinh bên trong Hệ mặt trời - sao Thủy, sao Kim, Trái đất và sao Hỏa - rất hỗn loạn.
Nhóm nghiên cứu chỉ tìm thấy 1% khả năng xảy ra va chạm giữa các hành tinh.
Các mô hình đã gợi ý rằng, những hành tinh đó lẽ ra phải đâm vào nhau. Tuy nhiên, điều đó đã không xảy ra.
Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Physical Review X đã giải thích lý do tại sao. Thông qua việc nghiên cứu sâu, nhóm nghiên cứu phát hiện, chuyển động của các hành tinh bên trong bị hạn chế.
Lý do là vì một số tham số đóng vai trò như một dây buộc ngăn cản sự hỗn loạn của hệ thống. Bên cạnh việc cung cấp một lời giải thích toán học cho sự hài hòa rõ ràng trong Hệ mặt trời của chúng ta, những hiểu biết sâu sắc của nghiên cứu mới có thể giúp các nhà khoa học biết được quỹ đạo của các ngoại hành tinh xung quanh những ngôi sao khác.
Các hành tinh liên tục tạo ra lực hấp dẫn lên nhau. Những lực kéo nhỏ này liên tục tạo ra những điều chỉnh nhỏ đối với quỹ đạo của các hành tinh. Các hành tinh bên ngoài, lớn hơn nhiều, có khả năng chống lại lực kéo nhỏ hơn. Từ đó, duy trì các quỹ đạo tương đối ổn định.
Tuy nhiên, vấn đề về quỹ đạo của các hành tinh bên trong vẫn còn quá phức tạp để giải quyết một cách chính xác. Vào cuối thế kỷ 19, nhà toán học Henri Poincaré đã chứng minh rằng, không thể giải các phương trình chi phối chuyển động của ba hoặc nhiều vật thể tương tác, thường được gọi là "bài toán ba vật thể".
Kết quả là, sự không chắc chắn trong các chi tiết về vị trí xuất phát và vận tốc của các hành tinh tăng lên theo thời gian. Nói cách khác, có thể xảy ra hai kịch bản.
Trong đó, khoảng cách giữa sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa và Trái đất chênh lệch nhau một lượng nhỏ nhất. Do đó, trong một trường hợp, các hành tinh va vào nhau. Trường hợp còn lại là chúng lệch nhau.
Thời gian cần thiết để hai quỹ đạo có điều kiện xuất phát gần như giống hệt nhau phân kỳ một lượng xác định, được gọi là thời gian Lyapunov của hệ hỗn loạn.
Năm 1989, Jacques Laskar - nhà thiên văn học và giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia và Đài thiên văn Paris, đồng tác giả của nghiên cứu mới, đã tính toán thời gian Lyapunov đặc trưng cho hành tinh quỹ đạo của Hệ mặt trời bên trong là 5 triệu năm.
"Về cơ bản, điều đó có nghĩa là bạn mất đi một chữ số cứ sau 10 triệu năm", Laskar nói. Ví dụ, nếu độ không chắc chắn ban đầu về vị trí của một hành tinh là 15 mét, thì 10 triệu năm sau, độ không chắc chắn này sẽ là 150 mét. Sau 100 triệu năm, 9 chữ số nữa bị mất đi, tạo ra độ bất định là 150 triệu km - tương đương với khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời.
Laskar sau đó xem xét vấn đề bằng cách mô phỏng quỹ đạo bên trong hành tinh trong 5 tỷ năm tới, bước từ thời điểm này sang thời điểm tiếp theo. Ông chỉ tìm thấy 1% khả năng xảy ra va chạm giữa các hành tinh. Với cách tiếp cận tương tự, ông tính toán rằng, trung bình sẽ mất khoảng 30 tỷ năm để bất kỳ hành tinh nào va chạm.
Theo Live Science
Kim Dung
Trồng rau thủy canh khép kín trong nhà màng đem lại thu nhập cao Chỉ với 500m2, anh Nguyễn Ngọc Phi, 33 tuổi, ở khu phố 15, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận thực hiện mô hình trồng rau theo kỹ thuật thủy canh khép kín trong nhà màng đã có thu nhập từ 20-30 triệu đồng/tháng. Anh Nguyễn Ngọc Phi tại vườn rau sạch được trồng theo kỹ thuật thủy canh trong...