Những hành tinh đầy bụi bặm này có thể tồn tại sự sống, chỉ là chúng ta không thể thấy được mà thôi
Những thế giới đầy bụi như hành tinh sa mạc Arrakis trong tiểu thuyết Dune có lẽ khá phổ biến trong vũ trụ. Một vài trong số đó, vốn có một lượng lớn bụi trong khí quyển, nhiều khả năng là những nơi có thể tìm thấy sự sống.
Tuy nhiên, tình trạng bụi bặm đó cũng khiến việc tìm kiếm chứng cứ về sự sống trên các hành tinh này trở nên thách thức hơn đối với các nhà thiên văn học.
Các nhà nghiên cứu đã dựng mô hình 3 dạng ngoại hành tinh, mỗi dạng có lượng bụi trong khí quyển khác nhau. Nghiên cứu phát hiện ra rằng điều kiện khí quyển bụi bặm có thể “bao bọc” một hành tinh, làm tăng phạm vi khoảng cách mà sự sống có thể hình thành, từ đó giúp quá trình phát triển sự sống có nhiều cơ hội diễn ra hơn trên những hành tinh như vậy, nếu chúng nằm đủ gần với ngôi sao mẹ của mình.
Những hành tinh xoay quanh những ngôi sao đỏ nguội (thường được gọi là sao lùn đỏ hay sao lùn M) nhiều khả năng sẽ bị “khóa cứng” với sao của chúng – tức là một mặt của những thế giới này sẽ vĩnh viễn hướng về ngôi sao đó, giống như một mặt của mặt trăng luôn hướng về Trái đất vậy. Tình trạng này sẽ khiến một nửa của thế giới luôn là ban ngày, trong khi nửa kia là đêm trường vĩnh cửu.
Các nghiên cứu gần đây cho biết những thế giới bị khóa cứng này là kiểu hành tinh có điều kiện sống phổ biến nhất quanh những ngôi sao nhỏ, nguội lạnh kia.
Các hành tinh trong vùng Goldilocks quanh ngôi sao của chúng (nơi nhiệt độ nước lỏng không quá nóng cũng không quá lạnh) và đủ lớn để duy trì một bầu khí quyển nhiều khả năng sẽ trở thành các thế giới nước.
Mật độ bụi cao trong bầu khí quyển của các thế giới này sẽ vừa đảm nhiệm việc làm mát mặt nóng của hành tinh và làm ấm mặt lạnh. Các hành tinh ngược lại, nếu quá nóng hoặc quá lạnh không phù hợp với sự sống, sẽ có điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt hơn.
“Trên Trái đất và Sao hỏa, những cơn bão bụi mang đến cả những hiệu ứng làm mát và ấm trên bề mặt hành tinh, trong đó hiệu ứng làm mát thường chiếm ưu thế. Nhưng những hành tinh với ‘ quỹ đạo đồng bộ’ lại rất khác biệt. Tại đây, mặt tối của những hành tinh này ở đêm trường vĩnh cửu, và hiệu ứng làm ấm chiếm ưu thế, trong khi ở mặt ban ngày, hiệu ứng làm mát chiếm ưu thế. Hiệu ứng này nhằm điều chỉnh những điểm khắc nghiệt của nhiệt độ, biến hành tinh trở nên thích hợp với sự sống hơn” – Tiến sỹ Ian Boutle thuộc Đại học Exeter và Văn phòng Khí tượng Vương quốc Anh cho biết.
Vùng phù hợp với sự sống xung quanh một ngôi sao gồm những vùng có nước đọng trên bề mặt của các thế giới, hình thành nên ao, sông, và biển.
Trên những thế giới bị khóa cứng với ngôi sao của chúng, bụi sẽ làm mát mặt bị nóng của hành tinh, đồng thời làm ấm mặt đêm. Điều này giúp mở rộng kích cỡ của cả hai mặt của vùng phù hợp với sự sống quanh một ngôi sao của những thế giới này. Các hành tinh không bị khóa cứng với ngôi sao mẹ của chúng sẽ bị nguội lạnh trên khắp bề mặt, có nghĩa là những hành tinh này phải nằm gần ngôi sao của chúng hơn bình thường để các vùng nước này có điều kiện hình thành.
Video đang HOT
Ở rìa trong của vùng phù hợp với sự sống thuộc hệ mặt trời của chính chúng ta, Sao Kim có lẽ từng có một lượng nước lớn nhưng đã bị bay hơi vào vũ trụ từ rất lâu trước đây. Ở mặt kia của vùng Goldilocks của chúng ta, Sao Hỏa từng là một thế giới nước, nhưng sau đó nước cũng bị bốc hơi vào vũ trụ từ rất lâu trước đây.
Khi nhiệt lượng và đại dương của các hành tinh bốc hơi vào vũ trụ, quá trình này có thể thải ra những lượng rất lớn bụi vào không khí. Quá trình này, còn gọi là một “hồi tố khí hậu tiêu cực”, có thể tạm thời làm mát hành tinh, làm chậm sự mất nước của nó.
“Bụi bay lên từ bất kỳ bề mặt đất tương đối khô và không có cây cỏ nào. Bụi không chỉ có thể làm mát bề mặt bằng cách tán xạ bức xạ vũ trụ, mà còn làm mát hệ khí hậu thông qua hấp thụ và thải ra bức xạ hồng ngoại đỏ” – các nhà nghiên cứu nói.
Sự sống có thể là…khí gas
Trong quá trình tìm kiếm dấu hiệu sự sống trên các hành tinh xung quanh các ngôi sao xa xôi, các nhà thiên văn học tìm kiếm sự hiện diện của methane và các hóa chất khác ở mức độ cao hơn hoặc thấp hơn mức ở một thế giới không có sự sống.
Bụi khoáng chất đóng một vai trò quan trọng trong định hình khí hậu của Trái đất và Sao hỏa. Bầu khí quyển bụi giúp tăng khả năng hình thành sự sống ở các thế giới khác, cũng có thể khiến công cuộc tìm kiếm những sự sống đó trở nên khó khăn hơn.
Các giả lập cho thấy mật độ bụi cao trong khí quyển của các ngoại hành tinh khiến việc phát hiện các dấu hiệu sinh học điển hình – đáng kể nhất là methane và ozone – trở nên khó khăn hơn. Trong đoạn video của NASA ở trên, bạn có thể thấy kính thiên văn vũ trụ James Webb (JWST) sắp được đưa vào hoạt động trông ra sao và nó có thể cho chúng ta biết những gì về khí quyển của các thế giới xoay quanh các mặt trời xa xôi. Các nhà nghiên cứu cho biết mật độ bụi trong khí quyển của các thế giới xa xôi cũng nên được cân nhắc khi xem xét khả năng tiềm tàng của sự sống trên những hành tinh xung quanh các ngôi sao khác.
“Bụi bay trong không khí là thứ có thể giúp các hành tinh tồn tại sự sống, nhưng cũng hạn chế khả năng tìm thấy những dấu hiệu của sự sống trên các hành tinh này của chúng ta. Những hiệu ứng này cần được cân nhắc trong nghiên cứu trong tương lai” – Giáo sư Manoj Joshi thuộc Đại học Đông Anglia ở Norwich, Anh, giải thích.
Trên những hành tinh bị khóa cứng, bầu khí quyển đầy bụi tạo nên một tấm mền bao bọc mặt đêm của chúng, và là một cặp kính râm cho mặt ban ngày. Thông qua việc nhận ra ảnh hưởng của bụi lên khí hậu của các hành tinh ngoại lai, chúng ta sẽ tiến gần hơn đến việc có thể nhận ra những dấu hiệu của sự sống trên các hành tinh xa xôi.
Có ít nhất 8 nền văn minh giống Trái Đất ở Dải Ngân Hà
Các nhà thiên văn học nay đã có thể trả lời câu hỏi 'Có bao nhiêu nền văn minh ngoài hành tinh tồn tại trong Dải Ngân hà?'
Hai nhà thiên văn học Tom Westby và Christopher Conselice tại Đại học Nottingham (Anh) đã công bố kết quả ước tính số nền văn minh bên ngoài Trái Đất trên Tạp chí Vật lý thiên văn xuất bản ngày 15/6.
Các nhà khoa học luôn muốn gửi thông điệp từ Trái Đất ra ngoài vũ trụ. Ảnh: Getty Images.
Bằng việc sửa đổi phương trình Drake - công thức tính số nền văn minh ngoài vũ trụ được nhà thiên văn học Frank Drake đề xuất năm 1962, Westby và Conselice đã đưa ra con số ước tính cụ thể.
Phương trình Drake phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tần suất các ngôi sao có trong Hệ Mặt trời, số ngôi sao quay quanh các hành tinh và tần suất sự sống phát triển và tiến bộ để chúng ta phát hiện ra chúng.
Nhưng về cơ bản, phương trình Drake không thể giải quyết vì chứa một biến số lớn liên quan đến thời gian trung bình phát hiện một nền văn minh bên ngoài Trái Đất.
"Phương pháp cổ điển ước tính số nền văn minh ngoài hành tinh phụ thuộc vào việc dự đoán các giá trị liên quan đến sự sống. Nghiên cứu mới của chúng tôi giúp đơn giản hóa công thức Drake này thông qua việc sử dụng số liệu mới, từ đó ước tính chính xác số nền văn minh có trong Thiên hà", Westby cho biết qua thông cáo báo chí.
Westby và Conselice đã tiến hành chỉnh sửa phương trình Drake theo một hướng đi khác để tìm nền văn minh "Giao tiếp sự sống ngoài Trái Đất" (Communicating Extra-Terrestrial Intelligent - CETI).
Họ đã đặt ra giả thuyết rằng sự sống trên một hành tinh khác có thể sinh sôi và phát triển theo cách tương tự Trái Đất. Nhờ đó, giả thuyết này dẫn đến ý tưởng một hành tinh phải tồn tại hơn 5 tỷ năm và có các ngôi sao xoay quanh thì mới phát triển sự sống tiến bộ.
Bộ đôi nhà thiên văn học đã đề ra ba giới hạn khác nhau cho các "hành tinh thích hợp" để sinh sôi sự sống, từ yếu, trung bình đến mạnh với nhiều khung thời gian khác nhau.
Cấp độ yếu nhất cho phép dự đoán khung thời gian trong hơn 5 tỷ năm. Mặt khác, cấp độ mạnh nhất chỉ cho phép tìm kiếm sự sống trong khoảng từ 4,5 đến 5,5 tỷ năm.
Bức ảnh "xương người" trên Hỏa tinh dậy sóng thời gian gần đây. Ảnh: NASA.
Sau khi cho các giới hạn thời gian vừa tìm được vào công thức mới, bộ đôi nhà thiên văn đặt tên nó là phương trình CETI. Từ đây, họ dự đoán có tối thiểu 8 nền văn minh trong Dải Ngân hà.
Ước tính này gần đúng với con số 10 nền văn minh mà nhà thiên văn học lừng danh Carl Sagan đưa ra khi thảo luận về phương trình Drake trong một chương trình khoa học vào những năm 1980.
Có một nhược điểm tồn tại là các thế giới đó cách xa chúng ta ít nhất 7.000 năm ánh sáng.
Nhưng bù lại, việc sử dụng các giới hạn yếu đã giúp bộ đôi nhà thiên văn tin rằng có thể có đến 2.900 sự sống ngoài Trái Đất và cơ hội tìm ra chúng là rất cao.
"Tính toán này đã cho thấy độ đa dạng của sự sống ngoài hành tinh mà lâu nay chúng ta tìm kiếm", nhà thiên văn học Daniel Price tại Đại học Swinburne (Úc) không tham gia nghiên cứu cho biết.
Thực chất, việc tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh như một trò chơi trốn tìm, loài người chỉ đứng yên và hét lên: "Sẵn sàng chưa, tôi đến đây". Nếu thắng cuộc và tìm thấy người ngoài hành tinh, nền văn minh của chúng ta sẽ cần kéo dài hơn để khám phá hết những bí ẩn về sự sống.
Nhưng nếu ngược lại khi không tìm thấy bất kỳ dấu hiện sống nào ngoài Trái Đất, đó sẽ là điềm báo xấu cho sự tồn tại lâu đời của chúng ta.
Mặc dù đã tìm ra phương thức mới để giải đáp câu hỏi này, quá trình tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất vẫn cần dựa trên nhiều giả thuyết. Các tác giả nêu rõ nhân loại chính là điểm dữ liệu duy nhất mà họ có thể dựa vào.
Việc lấy chính bản thân làm nền tảng cho sự sống khác trong vũ trụ có thể là một thiếu sót bởi chúng ta thực sự không biết được liệu có tồn tại các nền văn minh tiến bộ ngoài kia hay không.
Tuy nhiên, cũng như phương trình Drake, CETI đưa ra một khuôn khổ chung cho việc tìm kiếm khả năng tồn tại của người ngoài hành tinh.
"Bằng cách tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất - ngay cả khi không tìm thấy gì, chúng tôi đã và đang đang khám phá tương lai của chính mình", Conselice tuyên bố.
Phát hiện kinh ngạc nhất lịch sử thiên văn, giới khoa học dấy lên hy vọng về sự sống ngoài hành tinh Ở ngoại hành tinh KOI-456.04 chứa 3 điều đặc biệt khiến giới thiên văn dấy lên hy vọng về một thế giới có thể cư trú được. Ngôi sao Kepler-160 và người đồng hành của nó - hành tinh mang tên KOI-456.04 gây ấn tượng mạnh mẽ cho giới thiên văn học bởi những nét tương đồng của nó với Hệ Mặt trời-Trái...