Những hành động tưởng vô hại nhưng lại làm tổn thương mắt, việc số 3 ai cũng từng làm
Thường xuyên làm những việc này sẽ gây ảnh hưởng khống tốt đến mắt.
Không đeo kính râm khi ra đường
Đeo kính râm là một biện pháp bảo vệ mắt hiệu quả. Bất kể mùa nào hay thời tiết ra sao, chúng ta vẫn nên đeo kính râm. Học viện Nhãn khoa Hoa Kỳ cho biết, việc tiếp xúc lâu dài với ánh sáng mặt trời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng… Dù hiếm gặp nhưng nó cũng có thể gây ra các dạng ung thư về mắt.
Dụi mắt thường xuyên
Xoa mắt có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái nhất là khi mắt bị ngứa hoặc bị nhòe. Tuy nhiên, việc dụi mắt sẽ phá vỡ các mao mạch khiến mắt bạn trở nên đỏ ngầu. Hành động này còn làm vi khuẩn, virus từ bàn tay, lông mi, mí mắt dính vào mắt và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt.
Hành động dụi mắt còn khiến giác mạc bị xước, làm viêm vùng xung quanh mắt.
Dùng điện thoại, xem tivi, sử dụng máy tính quá nhiều
Video đang HOT
Việc tiếp xúc với màn hình của các thiết bị điện tử trong thời gian dài sẽ khiến mắt căng thẳng hơn vị bạn ít khi chớp mắt khi nhìn vào màn hình. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, nhìn vào màn hình làm giảm tỷ lệ chớp mắt từ 1/3 đến 1/2 so với thông thường và làm mắt bị khô.
Bạn cần phải để màn hình cách xa mắt ít nhất 60 cm và điều chỉnh độ sáng màn hình sao cho mắt không bị mỏi trong quá trình sử dụng.
Cứ sau 20 phút xem tivi, sử dụng điện thoại, bạn cần nhìn một vật gì đó xa 6 mét trong khoảng 20 giây.
Sử dụng kính áp tròng cũ
Một đôi kính áp tròng thường có thời gian sử dụng trong khoảng 3-6 tháng. Việc cố gắng dùng tiếp khi kính đã hết hạn sử dụng sẽ mang lại những hậu quả khôn lường cho đôi mắt.
Theo thời gian, vi khuẩn sẽ tiếp xúc với kính áp tròng và số lượng của chúng ngày một tăng lên. Sử dụng kính áp tròng bẩn có thể khiến bạn mắc các bệnh về mắt như nhiễm trùng, loét giác mạc với các biểu hiện như đau ngứa dữ dội, giảm thị lực…
Sử dụng thuốc nhỏ mắt thường xuyên
Thuốc nhỏ mắt có thể làm co thắt các mạch máu trong mắt để giảm lưu lượng máu, giúp mắt ít xuất hiện các vết hằn đỏ hơn. Tuy nhiên làm dụng các sản phẩm này có thể khiến mắt bạn bị kích ứng.
Nếu thấy mắt bị khô đỏ kéo dài sau khi sử dụng thuốc nhỏ mắt, bạn nên ngưng thuốc và chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám.
Dùng điện thoại khi đi vệ sinh nguy hiểm thế nào?
Xem điện thoại trong nhà vệ sinh được nhiều người coi là cách thư giãn, nhưng thói quen này được các chuyên gia cảnh báo là có thể đem lại hiểm hoạ về sức khoẻ.
Trong thời đại mà cuộc sống gắn liền với công nghệ, nhiều người "dính chặt" lấy chiếc điện thoại mọi lúc, mọi nơi, ngay cả khi vào nhà vệ sinh cũng cầm theo để nhắn tin, lướt mạng, chơi game... Có những người coi việc tranh thủ dùng điện thoại khi đi vệ sinh cũng là thư giãn, là hưởng thụ cảm giác thoải mái.
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, người nào đang duy trì thói quen này hãy lập tức từ bỏ, vì nó có thể đem lại nguy hiểm.
Nguy cơ nhiễm khuẩn cao
Nhà vệ sinh là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất nhà bạn với hàng tỷ vi khuẩn Ecoli, Salmonella, C.difficile, đều rất nguy hiểm, có thể gây tiêu chảy, viêm nhiễm đường ruột, nhiễm trùng máu...
Khi bạn sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh, vi khuẩn sẽ bám vào các bề mặt của chiếc điện thoại. Bạn rửa tay để loại bỏ vi khuẩn trên da mình, nhưng chiếc điện thoại đâu có được vệ sinh bằng cách đó? Sau nhiều lần ra vào toilet, điện thoại của bạn tích tụ vô số vi khuẩn. Những mầm bệnh này theo tay đi vào mắt, mũi, miệng của bạn, bởi bạn chạm vào điện thoại phần lớn thời gian trong ngày.
Gây bệnh cho nhiều cơ quan
Thời gian đủ và cần thiết cho một lần đi vệ sinh không nên quá 10 phút. Nhưng nếu có thêm chiếc điện thoại làm bạn, bạn có thể ngồi trong đó 20, thậm chí 30 phút. Việc ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh có thể làm rối loạn phản ứng của cơ thể, dẫn đến các bệnh về mắt, đường ruột và xương khớp.
Cụ thể, việc xem điện thoại ở nơi thiếu sáng như nhà vệ sinh khiến cho thị lực của bạn giảm sút đáng kể, lâu dần gây nhìn kém, khô nhức mắt.
Do đầu, vai luôn hướng về trước để xem điện thoại khi ngồi đi vệ sinh, vùng vai - cổ chịu áp lực lớn, lâu ngày có thể dẫn đến bệnh thoái hoá đốt sống cổ.
Ảnh minh hoạ
Việc ngồi lâu lướt điện thoại khiến cơ thể dần quen với việc tốn nhiều thời gian cho việc đi vệ sinh. Sự thiếu tập trung trong lúc "giải quyết nỗi buồn" dần dà sẽ làm thay đổi cơ chế bài tiết chất thải của cơ thể, dẫn đến khó bài tiết. Điều này dẫn đến táo bón và nguy hiểm hơn là bệnh trĩ.
Gây thiếu máu lên não
Việc xem điện thoại khi đi vệ sinh sẽ chẳng liên quan đến tình trạng thiếu máu lên não nếu như bạn không ngồi hàng giờ chăm chú vào các thông tin trên điện thoại mà quên rằng cơ thể đang không hề có chỗ dựa thoải mái. Việc ngồi một chỗ và chăm chú vào màn hình quá lâu sẽ khiến cho máu dễ bị dồn lại, khó lưu thông. Và khi bạn đột ngột đứng dậy, máu không kịp di chuyển vào những vị trí co cứng, cơ thể sẽ không giữ được cân bằng. Bạn thấy chân tê, choáng và chóng mặt.
Về lâu dài, thói quen đó sẽ khiến cho việc lưu thông máu trong cơ thể không được đồng đều, gây thiếu máu lên não và giảm sút trí nhớ trầm trọng.
Dùng kem chống nắng cho trẻ em, cha mẹ hay mắc các lỗi này Một số lỗi phổ biến cha mẹ hay mắc phải khi dùng kem chống nắng cho trẻ em bao gồm không thoa kem chống nắng thường xuyên, bỏ qua kem khi ở trong bóng râm... Cách dùng kem chống nắng cho trẻ em đúng có vai trò đặc biệt quan trọng vì trẻ bị cháy nắng nghiêm trọng sẽ tăng nguy cơ phát...