Những hành động quái lạ của mẹ chồng khiến con dâu bất lực
Nhặt giẻ lau nhà lên lau tay, lấy rèm cửa để lau mặt và lấy giẻ lau bàn để xoa đầu cho cháu là những hàng động quái dị mà mẹ chồng tôi vẫn làm một cách hồn nhiên.
Nhà chồng tôi không nghèo, cũng không phải ở vùng xa xôi hẻo lánh nào cả, thế nhưng mẹ chồng tôi lại có tư duy và lối sống cực kỳ quái dị mà như nhiều người nhận xét là bẩn.
Ngày mới cưới, do vợ chồng tôi đi làm xa nhà hơn 30 chục cây số nên chúng tôi thuê nhà ở gần công ty, thi thoảng mới về nhà nên cũng chỉ loáng thoáng thấy mẹ tôi sống quá luộm thuộm và không được sạch sẽ. Nhưng từ khi tôi sinh cháu đầu lòng, chúng tôi chuyển về làm gần và ở chung với bố mẹ. Ngày ngày tiếp xúc, tôi phát sợ với lối sống của mẹ. Những ngày đầu, tôi còn mắt tròn mắt dẹt khi thấy mẹ thản nhiên nhặt giẻ lau nhà lên lau tay; đi nắng về mồ hôi nhễ nhại, bước vừa vào tới cửa nhà là mẹ vơ rèm cửa miết một đường dài từ trán xuống cằm cho thoáng; quần áo thì cứ hai ngày mới thay giặt vì hai ngày mới tắm, kể cả là mùa hè.
Những thói quen của mẹ chồng thôi khiến tôi không thể chịu được (Ảnh minh họa: IT)
Nếu chỉ là những thói quen cá nhân của mẹ, có lẽ tôi đã không đau đầu đến thế này. Nhưng mẹ lại áp dụng hoàn toàn tư duy và lối sống đó vào việc sinh hoạt trong nhà và chăm cháu khiến tôi chịu hết ức chế này đến ức chế khác.
Ở nhà, hễ có ăn uống gì do mẹ làm là tôi thấp thỏm về tình trạng vệ sinh cơ bản. Ăn cá vẫn còn ruột, gọt hoa quả bằng dao thái thịt sống, lấy giẻ lau bàn lau bát đũa… gần như là những việc thường xuyên tôi chứng kiến, dù có nhắc nhở nhưng không thành công, thậm chí còn bị mắng thêm vì tội: “Mày cứ vẽ vời lắm chuyện, nhà này mấy chục năm nay sống như thế có sao đâu, chúng mày bây giờ cái gì cũng kiêng với khem”. Sau mỗi lần như thế tôi lại đành ngậm bồ hòn làm ngọt.
Buồn nhất là mỗi lần đi làm về thấy con cái nhếch nhác bẩn thỉu, hôm thì thấy con bò lăn lê ngoài sân chơi với chó mèo, hôm lại thấy ngồi chễm chệ trên đống đất cát (nhà tôi đang sửa sang nên có đống cát to ở cổng), đất cát dính đầy tai đầy mồm, bữa thấy bà đang lau mặt, xoa đầu cho cháu bằng giẻ lau bàn ăn.
Video đang HOT
Đặc biệt, có lần tôi thấy bà đang lau nhà, để cháu ngồi chơi cạnh xô nước lau nhà, bà còn “cẩn thận” dúi thêm cho cháu cái cốc nhựa để cháu có cái vừa nghịch vừa uống nước. Bực qua tôi có trách bà một hai câu thì bà giận dỗi mỉa mai tôi cả ngày: “Vâng, các anh chị bây giờ thì hiện đại, giỏi giang rồi. Thế mà con các anh chị vẫn còi cọc ốm đau suốt, còn ngày xưa tôi lạc hậu, cổ hủ nên nuôi chồng chị phàm phạp ra”. Chồng tôi khi nghe tôi kể lại cũng chỉ chẹp miệng rồi bảo thôi chấp gì bà, người có tuổi rồi thường hay thế, có bà trông cháu cho là tốt lắm rồi, đòi hỏi gì nữa.
Tôi ngậm ngùi chấp nhận thực tế mà lòng xót con vô cùng, từ ngày về ở với ông bà, con tôi thường xuyên ốm yếu, còi cọc. Công việc của tôi cũng bận rộn, không thể đi muộn về sớm chăm con. Vừa mới hôm qua, khi tôi đang bận rộn với việc kiểm hàng trong kho thì chồng tôi gọi điện. Linh tính mách bảo tôi có điều gì không ổn vì tầm giờ này nếu không có việc đột xuất anh sẽ không gọi. Vừa nghe máy tai tôi đã ù đi: “Con đau bụng dữ dội phải nhập viện, em vào khoa cấp cứu bệnh viện huyện ngay đi”.
Đến nơi, nghe chuyện mọi người kể lại mà tôi tím tái mặt mày, vừa xót con vừa giận mẹ chồng. Thì ra bà biết cháu thích chơi trên bãi cát ở cổng nên thả cháu ngồi trên đó chơi, bát xôi rồi hoa quả, kẹo bánh cho cháu ăn cũng để cạnh đấy luôn. Trong lúc bà tranh thủ vào nhà làm việc riêng thì cháu bò xuống lấy xôi trộn với đất cát cho vào mồm, kẹo mút cũng lấm lem đất, lúc sau con bị nghẹn ứ rồi không hiểu sao đau bụng dữ dội…
Nhìn con mê man trong phòng bệnh tôi vô cùng sót xa (Ảnh minh họa: IT)
Vào viện kiểm tra các bác sĩ kết luận con ăn uống mất vệ sinh nên bị nhiễm giun, lượng giun gấp đôi gấp ba trẻ bình thường, gây rối loạn tiêu hóa cấp. Vợ chồng tôi nghe xong mà điếng người, nhìn mẹ chồng đầy trách móc, không nghĩ hậu quả của việc qua loa, đại khái lại nghiêm trọng đến thế.
Mẹ chồng tôi cũng hiểu lý do, nhưng bà lại không chịu sửa đổi hay rút kinh nghiệm, mà đùng đùng tự ái. Trong lúc chúng tôi vẫn rối bời vì chăm con ở viện thì bà thông báo lạnh lùng chúng tôi đi thuê ô sin trông con, bà nhất định không trông cháu nữa.
Chúng tôi giờ tiến thoái lưỡng nan quá, mẹ đẻ tôi ở xa không thể giúp, mẹ chồng ở gần không chịu giúp, thuê ô sin vừa tốn tiền vừa mang tiếng. Chồng tôi bảo tôi đi xin lỗi mẹ chồng để bà hồi tâm chuyển ý nhưng tôi không thể mở mồm vì thấy mình không có lỗi. Ai cho tôi lời khuyên?
Theo danviet.vn
Khổ sở vì lấy chồng nhu nhược
Chẳng biết chị em lấy chồng nhu nhược khổ thế nào, nhưng tôi thì luôn bị mẹ chồng can thiệp vào mọi việc của hai vợ chồng, mọi chuyện chồng tôi đều làm theo ý mẹ anh.
Hơn nửa đời người, chị Nguyễn Anh T. (Q.Tân Bình, TP.HCM) và anh Cao Khiết C. (Q.10, TP.HCM) mới có duyên gặp nhau. Khi ấy, cả hai đều đã có sự nghiệp vững vàng, ổn định. Anh là con trai một trong một gia đình giàu có, còn chị là cô con gái duy nhất trong gia đình quyền quý có ba anh em. Môn đăng hộ đối nên hai bên gia đình nhiệt tình ủng hộ, vun vén cho anh chị. Trong mắt bạn bè, họ hàng, anh và chị như một cặp đôi hoàn hảo. Ngẫm nghĩ anh đã qua cái tuổi bồng bột, mình cũng không còn trẻ để kéo dài thời gian hẹn hò nên chỉ sau sáu tháng tìm hiểu, chị gật đầu "theo chàng về dinh".
Thế nhưng, ngay những ngày đầu làm dâu, chị đã nhanh chóng nhận ra sự khác biệt của anh khi ở nhà. Anh như một đứa trẻ, một điều cũng mẹ, hai điều cũng mẹ, bất cứ vấn đề gì liên quan đến anh đều do mẹ quyết định. Anh không có chút chính kiến nào của riêng mình. Con người ấy, khác xa với hình ảnh một người đàn ông lịch lãm, giỏi giang, một lãnh đạo quyết đoán mà chị thường thấy. Chị buồn bã, thở dài: "Lúc đó, tôi cảm thấy thất vọng vô cùng, những tưởng chông sẽ là chỗ dựa cho mình, nào ngờ anh như chàng công tử bột sau lưng mẹ. Trong khi đó, ba mẹ anh lại xen vào đời sống riêng tư của con cái quá nhiều khiến tôi luôn cảm thấy bức bối".
Chị kể, ngày đầu về nhà chồng, chị đã được ba chồng dạy cho bài học về "đạo làm dâu" theo nền nếp của gia đình anh. Nào là trong cái nhà này đàn ông là trên hết, chồng nói vợ phải nghe. Đàn ông có thể đi dọc về ngang nhưng đàn bà thì phải thẳng một đương mà đi. Mỗi việc lớn nhỏ trong nhà đều phải xin phép ông bà, kể cả việc vợ chồng chị đi chơi riêng với nhau.
Thời gian của chị, ba mẹ chồng cũng quản lý nghiêm ngặt. Đều đặn mỗi ngày, đúng giờ chi tan sở, mẹ chồng gọi điện nhắc nhở chị phải về nhà. Hôm nào chị về muộn, không ba chồng nặng nhẹ thì mẹ chồng cũng đá thúng đụng nia. Phần anh đi đâu, làm gì, chỉ có ông bà mới được phép tra hỏi, còn chị thì phải thuộc nằm lòng quy tắc "vợ không được quyền tra hỏi chồng".
Ngột ngạt, chị khuyên anh ra ngoài ở riêng. Thương vợ, anh hứa nhưng vì sợ cái uy của mẹ, anh cứ lần lữa. Sau nhiều lần chồng "hứa lèo", chị giận dỗi xin phép về nhà mẹ ruột. Mỗi ngày anh đều ghé qua thăm vợ, năn nỉ chị trở về. Chị biết anh yêu vợ nhưng vì không qua được cái "ải" của mẹ nên phải thất hứa với chị. Đúng lúc này, chị phát hiện mình mang thai. Thương con, thương chông, chị đành trở về.
Càng yêu... càng giận
Sau khi chị trở về, ba mẹ chồng càng đối xử với chị hà khắc hơn. Chị bầu bì, ăn uống khó khăn nhưng vẫn phải ăn theo ý mẹ chồng. Chuyện bạn bè, công việc của chị, cha mẹ chồng cũng can thiệp vào. Anh như người ngoài cuộc. Chẳng phải anh vô tâm mà vốn dĩ anh đã quen tuân theo sự quyết định của ba mẹ mình. Chị bùi ngùi nhớ lại: "Lúc ấy thương ba mẹ mình, tôi thường trút giận qua chông, tôi chì chiết, khóc lóc trách mắng anh thậm tệ. Nhưng mặc tôi làm gì, anh đều nhẫn nhịn, cam chịu. Thái độ của anh khiến tôi vừa uất ức vừa thấy thương anh hơn".
Từ lúc chị sinh con cho đến thằng bé tròn năm tháng tuổi, vì ngại "đụng chạm" với sui gia, ba mẹ chị chưa một lần sang thăm cháu. Mỗi lần nhớ con, nhớ cháu, ông bà chỉ gọi điện.
Hôm đó, chị xin phép đưa con về nhà mẹ ruột, dù hai gia đình chỉ cách nhau vài ba cây số, nhưng ba mẹ chồng chi vẫn viện lý do thằng bé còn non ngày tháng, cương quyết không cho chị bế con ra khỏi nhà. Không chịu được sự vô lý của ba mẹ chồng, chị vẫn lẳng lặng bế con về thăm ngoại. Khi chị vừa về đến nhà thì ba mẹ chồng cũng vừa đến nơi. Từ ngoài ngõ, ông bà đã mắng nhiếc chị thậm tệ, thậm chí còn mắng cả ba mẹ chị không biết dạy con. Bẽ mặt với chòm xóm, láng giềng, ba mẹ chị khuyên chị về nhà chồng. Chị gọi điện cho chông cầu cứu, anh ậm ự, an ủi đôi ba câu rồi lờ đi như không có chuyện gì.
Đêm đó, chị cầm tờ đơn ly hôn đưa cho chồng. Chị khóc, anh cũng khóc... Anh không muốn mất vợ, xa con, chị cũng không muốn chia tay chồng..., nhưng chị không còn chịu đựng được nữa. Chị mong anh hãy lựa chọn hoặc vợ chồng đưa nhau ra ngoài sống, hoặc ly hôn để cuộc sống của mẹ con chị được bình yên. Anh im lặng. Chị thưa chuyện với ba mẹ chồng rồi đưa con rời khỏi nhà chồng.
Chị ngậm ngùi nhớ lại: "Họ khóa cửa không cho tôi ra ngoài, nguyền rủa mẹ con tôi thậm tệ, ném hết quần áo của tôi ra đường. Ba mẹ tôi đến đón tôi về mà đứng cách xa nhà chồng hơn 100m vì sợ ông bà nhìn thấy sẽ chửi lây. Còn anh, anh chi đứng lặng trên lầu nhìn theo tôi bế con đi. Tôi vừa đau vừa xót, nhưng càng thương lại càng giận, giá như anh..." chị bỏ lửng câu nói, lau dòng nước mắt đang chực rơi.
Hai tháng trời chị bỏ đi, anh không một lần đến thăm con. Chị biết anh không đến chỉ vì không dám cãi lời cha me. Buồn tủi lẫn mệt mỏi, chị đơn phương nộp đơn xin ly hôn. Buổi hòa giải đầu tiên, anh không đến, đêm đến anh gọi điện van xin chị đừng bỏ anh. Buổi hòa giải thứ hai, anh lại vắng mặt; rồi tòa đưa ra xét xử, cũng chẳng thấy anh đâu.
Giờ đây, trong lòng chị, hình bóng anh vẫn còn nguyên vẹn. Chị thừa nhận, dù chi thất vọng rất nhiều về cách cư xử của anh nhưng chưa bao giờ chị hết yêu anh. Chị vẫn cần anh như con chị cần có cha trong cuộc đời nhưng... Chị thầm tiếc: "Giá như anh biết định đoạt và bảo vệ hạnh phúc của mình, thì tôi và anh đâu đến nỗi chia ly".
Theo Phunuvagiadinh.vn
Mẹ chồng đã hất đổ cả mâm cơm ngay ngày đầu tiên em về làm dâu chỉ vì em lỡ miệng nói câu này Em biết là mình sai, nhưng mẹ chồng em rõ ràng cũng đâu có vừa. Em và chồng mới cưới ngày hôm qua các anh chị ạ. Yêu nhau 3 năm, tụi em mới chính thức được về chung một nhà, ngủ chung một giường. Chẳng phải tụi em muốn yêu lâu đâu vì tụi em đòi cưới khi yêu nhau mới có...