Những hành động khó đỡ, biến tướng tại các lễ hội đầu năm Quý Tỵ
Một số lễ hội truyền thống đang ngày càng trở nên lộn xộn và thương mại hóa để kiếm lời khiến du khách thập phương không hài lòng bởi sự bát nháo vô độ.
Những hình ảnh biến tướng tại lễ hội năm nay (Ảnh minh họa)
Tháng Giêng luôn là tháng người dân thập phương đổ dồn vào các lễ hội, đình chùa để cầu may mắn, bình an, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu cho năm mới. Lợi dụng lòng hảo tâm của du khách, nhiều đối tượng đã giả làm sư sãi, ăn xin để kiếm lời. Ngoài ra, xuất hiện tại các lễ hội truyền thống một số dịch vụ mua bán may rủi cũng bị thương mại hóa.
Giả sư &’xin tiền’ kiếm lời tại các lễ hội
Tại đền Bà Chúa Kho ngày đầu năm mới 2013, giữa làn mưa phùn giăng mắc, &’đội quân’ ăn xin vẫn &’tích cực’ hoạt động. Một điều dễ dàng nhận thấy ở đây là &’quân số’ đông đúc, ăn mày già, trẻ, lớn, bé kẻ đứng, người ngồi, kẻ lê la bò lổm ngồm, giả què, giả bệnh chèo kéo khách xin xỏ khiến nhiều du khách bực mình.
Bên cạnh đó là đội quân &’giả sư’ cũng lộng hành không kém, đàn ông thì cạo trọc đầu, phụ nữ thì đội mũ và mặc quần áo nâu, đi chân đất, đứng im như tượng, trên tay cầm bát chìa ra xin tiền.
Sau khi nhận thấy địa bàn hoạt động khách đã &’vãn’, đội quân này lại tiếp tục di chuyển tới các điểm khác để hành nghề.
Đội quân giả sư ‘bủa vây’ tại các lễ hội
Những trường hợp &’giả sư’ đi &’xin tiền’ không chỉ xuất hiện tại đền Bà Chúa Kho mà ở tất cả các lễ hội, đền chùa trên khắp cả nước.
Có lẽ đây là công việc nhàn nhã và dễ kiếm lời nhất nên nhiều người khỏe mạnh cũng giả bệnh tật, nghèo khổ để ăn xin, những người đến chùa thường là dân làm ăn họ sẵn sàng &’lì xì’ 50, 100 nghìn là chuyện bình thường, có đối tượng ăn xin thu nhập lên tới tiền triệu/ngày.
Rải tiền như bươm bướm, &’ép’ tượng phật &’ăn’ tiền
Video đang HOT
Để cầu may, nhiều người đã cố tình nhét, dắt tiền vào các tượng phật thậm chí là những nơi tôn nghiêm nhất. Từ đó, vô tình tạo thành những &’bãi rác công cộng’ nơi cửa phật hết sức phản cảm.
Tại chùa Bái Đính (Ninh Bình), từ sau Tết, bình quân mỗi ngày có hàng vạn du khách tới tham quan. Ngoài dịch vụ gửi xe, ăn uống, chụp hình tăng cao, &’đội quân’ đổi tiền lẻ cũng tấp nập hoạt động với &’lãi suất’ &’khủng’. Du khách đổi 100 ngàn đồng tiền chẵn sẽ được hoàn lại 70 ngàn đồng tiền lẻ, với mức lãi suất cao như thế này, một ngày thu nhập của người đi đổi tiền lẻ có thể lên tới vài triệu đồng.
Người dân ‘ném’ tiền lẻ tại chùa Bái Đính
500 bức tượng La hán của chùa uy nghiêm đã bị người dân vô tình &’sờ mó’ mòn đi thành 2 màu trắng đen rõ rệt. Nhiều người dân sờ vào tượng để lấy may thậm chí &’ép’ các vị La Hán &’ngậm tiền’, họ sẵn sàng &’dắt’ tiền lên mũ, vành tai, tay thậm chí miệng của bức tượng phật.
Dắt tiền vào tượng phật để cầu may
Và ở các ngôi chùa khác, hiện tượng dắt tiền lên tượng, gốc cây diễn ra phổ biến, hành động này rất mất mỹ quan.
“Choảng nhau” để cầu may biến tướng thành thanh toán giang hồ
Đó là phong tục tập quán của phiên chợ Chuộng được tổ chức vào mùng 6 Tết hàng năm ở xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa.
Theo người dân địa phương cho biết thì năm nào chợ Chuộng có đánh nhau to thì năm ấy dân làng sẽ được mùa và ngược lại. Vũ khí dùng để &’choảng nhau’ là cà chua và táo. Các nam thanh nữ tú cả năm mới có dịp gặp nhau, dùng vũ khí để đuổi nhau, đây là một phong tục tập quán độc đáo.
Những trận chiến của trai làng ngày nay đã có thêm lực lượng công an xã ‘hộ tống’
Cũng theo nhiều người cho biết, từ một trò chơi như ném bóng, cầu… các thanh niên khác đổ tới để tranh giành tạo thành những cuộc truy đuổi khiến không khí của chợ thêm phần hấp dẫn. Tuy nhiên, những năm gần đây chợ Chuộng đang dần biến tướng trở thành nơi ‘giải quyết’ thù hằn, mâu thuẫn, nhiều trận quyết chiến sứt đầu, mẻ trán xảy ra. Nhiều đối tượng lợi dụng đám đông có hành động khiếm nhã với các cô gái.
Nhiều cô gái khiếp sợ
Cò vé, cò mồi buôn bán thịt thú rừng Chùa Hương
Hình ảnh chèo néo, lôi kéo gửi xe tại các lễ hội khiến nhiều người ngao ngán. Đặc biệt tại lễ hội Chùa Hương, cảnh chặt chém vé xe, bán thịt thú rừng với giá &’trên trời’ khiến lễ hội mất đi bản sắc vốn có.
Những tên &’cò vé’ lượn lờ, chặn xe rồi đưa vé của UBND Hương Sơn ban hành cho chủ xe với giá 40 ngàn đồng. Hành động chặn xe, &’ép’ phải gửi của những tên cò này không khác gì những tên côn đồ, lưu manh. Không chỉ dừng lại ở phe vé của UBND xã, đi sâu vào trong nhà xe tiếp tục nhận được thêm 1 hoặc 2 vé gửi xe nữa.
Thịt thú rừng móc hàm treo lủng lẳng
Đối lập với không khí trang nghiêm, thanh tịnh của đình chùa miếu mạo, tại một số điểm thuộc khu du lịch Chùa Hương, cảnh giết thịt động vật vẫn diễn ra ngang nhiên, những thớ thịt được treo lủng lẳng, máu tanh chảy dài khiến nhiều du khách lạnh người.
Thêm vào đó là giá cả của mỗi loại thịt thú rừng cũng được hét với giá &’trên trời’ như: thịt hươu sao, thịt chồn đá, hoẵng hay sóc… Giá một cân thịt hươu sao “xịn” từ 500 – 700 nghìn đồng/kg; chồn đá có giá từ 300-400 nghìn đồng/cân; hoẵng từ 500 – 600 nghìn đồng/cân… Mức giá này cũng có thể dao động tùy quán và tùy người mua.
Không ít lễ hội đã bị biến tướng, những mê tín dị đoan, rải tiền, chen lấn xô đẩy, cướp lộc, cướp ấn, ăn mặc hở hang, các điểm kinh doanh, nhà hàng đua nhau chặt chém khách trảy hội, du xuân… là những hiện tượng đáng buồn và đang tồn tại ở các lễ hội.
THeo xahoi
Sư giả hốt bạc ở lễ hội đầu năm đền Bà Chúa Kho
Đàn ông thì cạo trọc đầu, phụ nữ thì đội mũ và mặc quần áo nâu, đi chân đất, đứng im như tượng giữa trời mưa phùn, trên tay cầm bát chìa ra xin tiền.
Một nam sư giả đang xin tiền khách đến đền Bà Chúa Kho
Trong cơn mưa phùn lạnh đầu năm mới, hàng ngàn người đã đổ về Đền Bà Chúa kho để tham dự lễ hội và cầu xin may mắn.
Một điều dễ dàng nhận thấy ở đây là đội quân ăn mày già, trẻ, lớn, bé kẻ đứng, người ngồi, kẻ lê la bò lổm ngồm, giả què, giả bệnh chèo kéo khách xin xỏ khiến nhiều du khách bực mình.
Ăn xin ngồi la liệt ở đường
Bên cạnh đó, nạn sư giả cũng lộng hành không kém, đàn ông thì cạo trọc đầu, phụ nữ thì đội mũ và mặc quần áo nâu, đi chân đất, đứng im như tượng giữa trời mưa phùn, trên tay cầm bát chìa ra xin tiền. Chốc chốc khi bát tiền đã đầy, sư giả lại vơ tiền nhét vào túi rồi lại chuyển ra địa điểm khác chìa bát hành nghề.
Ngoài ra, công việc hốt bạc mà nhàn hạ nhất tại đây phải kể đến dịch vụ trông giữ xe. Mặc dù giá vé gửi xe niêm yết của nhà đền chỉ 2.000 đồng/xe máy nhưng bãi xe luôn chật kín khiến du khách buộc phải gửi xe với giá cao gấp... 10 lần. Nhà đền cũng tranh thủ tận thu lên 5.000 đồng/một xe máy so với giá vé 2.000 đồng/ một xe máy.
Đặc biệt, tại đền Bà chúa Kho, du khách đã về đền lễ đầu năm theo lệ bất thành văn là phải sắp mâm lễ vào đền khấn vái xin lộc. Chính vì vậy, dịch vụ sắp đồ lễ, tiền vàng mã và cúng thuê vô cùng đắt khách, dù giá dịch vụ đắt đến "cắt cổ". Mâm lễ vào đền vay vốn bà Chúa về làm ăn có nhiều loại khác nhau tùy vào mục đích của gia chủ như vay tiền, xin nhà lầu, xe hơi...
Dịch vụ sắp đồ lễ cũng hốt bạc
Trung bình các mâm lễ có gà luộc ngậm hoa hồng, xôi gấc đỏ, tiền vàng mã... có thể từ vài trăm nghìn đồng lên đến hàng chục triệu đồng. Sau khi cúng lễ, các gia chủ "đặt cọc" trước với Bà chúa bằng hương khói, hóa vàng, khiến cho không gian vốn đã lèn chặt người tại đền Bà chúa Kho trở nên đặc quánh, ngột ngạt.
Theo xahoi
Phe vé chặt chém khách vào Nam Tết năm nay được nghỉ đến mùng 9 mới đi làm lại. Tuy nhiên mới mùng 4 Tết, lượng hành khách đón xe, tàu lửa đi vào Nam vô cùng nhộn nhịp. Lợi dụng cơ hội này nhà xe và các "cò" vé tha hồ hét giá "chặt chém" khách. Theo ghi nhận, tại ga Huế sáng nay, lượng hành khách, đặc biệt...