Những hàng quán ăn uống ‘nhập gia tùy tục’ thế nào khi đến Huế và Hội An?
Không chỉ là địa điểm du lịch bậc nhất miền Trung với những ngôi nhà cổ xưa xinh đẹp, mà các hàng quán ‘du nhập’ vào hai nơi này cũng phải ‘thay áo mới’.
Không đâu như những nơi này, khi các hàng quán muốn vào phố cổ Hội An hay cố đô Huế cũng sẽ cố gắng thay đổi ngoại hình để phù hợp với kiến trúc cũng như văn hóa của nơi đây. Chính những góc nhỏ này đã làm nên nét rất riêng của hai vùng đất cổ kính này.
Ở Huế thì phải mộng mơ hay mang nét cổ kính
Vùng đất Huế mộng mơ luôn được người ta biết đến với vẻ đẹp lãng mạn cùng di sản về kiến trúc, văn hóa lẫn tinh thần. Đến Huế, chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được những nét thơ mộng và ngọt ngào qua từng thứ nhỏ nhặt nhất như áng mây trôi bồng bềnh hay dòng sông nhẹ nhàng chảy. Cũng vì thế, những quán cà phê đẹp ở Huế luôn gắn liền với nét trầm mặc xưa cũ của cố đô, nhưng vẫn phảng phất nét hiện đại của đô thị.
Ảnh: Thùy Dương, Trường Bùi, Nhật Nam
Đơn cử là quán cà phê của một thương hiệu nổi tiếng bên trong Đại Nội Huế, vì ở trong cung thành nên bề ngoài quán cà phê cũng không khác gì “tam cung, lục viên” là bao. Từ khi nhìn thấy những bức hình của quán mang kiến trúc cung đình này, cư dân mạng không khỏi bất ngờ vì màn “nhập gia tùy tục” rất duyên này.
Ảnh: @hifasne_, Lê Thùy Dương
Hay những quán cà phê được đầu tư hẳn những phiến đá hơi thời xa lắc xa lưa, rồi kỳ công bày trí để khi bước vào đây, người ta được “xuyên không” trở về những ngày ấy, lạc vào một ngôi làng từ thời ông bà ngay giữa chốn thành thị xô bồ.
Video đang HOT
Ảnh: @cafewnhim
Thế nên, khi đến Huế, thì mọi người không chỉ được đi thăm những danh lam thắng cảnh lịch sử nổi tiếng mà còn có cơ hội ghé thăm những quán những quán cafe đẹp ngỡ ngàng, mang đậm “chất Huế”. Những địa chỉ quán cà phê này luôn mang đến sự hoài niệm về Huế một thời đã qua.
Ảnh: coolbe1918
Hội An với những khung cửa gỗ và bức tường vàng đặc trưng
Tuy là thành phố không có diện tích rộng lớn hay hiện đại bậc nhất, nhưng sự mộc mạc lẫn hoài niệm nơi đây vẫn đủ sức níu chân du khách. Bên cạnh dòng sông Hoài lãng mạn, không chỉ coa những địa điểm mang dấu ấn lịch sử, những gánh hàng trong truyền thống mà phố cổ còn sở hữu những quán cà phê, quán ăn luôn sẵn sàng thay đổi để lưu giữ nét kiến trúc có một không hai của Hội An. Ngoài những lần “dậy sóng” cộng đồng mạng bằng những trụ sở ngân hàng hay cây rút tiền mang lên mình lớp áo mới, thì cũng không ít người để ý đến những kiến trúc vô cùng hòa hợp với phố cổ của những hàng quán tại đây.
Ảnh: @sashaa_pashaa, @hoianroastery, @joly.mi, @vu.hen
Có thể kể đến một quán cà phê kết hợp với bán nông sản hữu cơ nhưng lại mang dáng vẻ một tiệm cà phê cổ phương Tây, nhưng vẫn có những nét để đồng điệu với hơi thở Á Đông đặc trưng của Hội An.
Ảnh: @choco2809, @sheri0816, @sheri0816, @corlyphoto
Hay quán cà phê trên cao có view ngắm toàn cảnh Hội An cổ kính, là một căn nhà hai tầng với thiết kế cổ điển hòa hợp với kiến trúc của phố cổ, cũng được nằm im lìm trong dãy nhà xưa.
Ảnh: @lloollyyyyy, @faifocoffee, Trần Đức Tài
Còn có cả chuỗi cà phê nổi tiếng chuyên bán món cà phê dừa cũng được “thay da đổi thịt” bằng không gian đậm chất hoài cổ, nhờ những mảng tường màu nâu và vàng đan xen nhau.
Ảnh: @typhoon.kncht, @koniledia, @ham_ing_turn_sodam, @ss.omm
Những quán ăn, quán nước ở Hội An không quá xa hoa, lộng lẫy nhưng vẫn uôn có nét thu hút riêng của mình. Là nơi để cho mọi người cảm nhận được không khí mà không nơi nào có và luôn cảm nhận được sự yên bình, đó chính là nét đặc trưng mà các hàng quán ở Hội An mang đến.
Khó khăn trong quản lý chuyển nhượng, sử dụng nhà cổ
Theo thống kê, trong vòng 5 năm qua, tại thành phố Hội An (Quảng Nam) đã có hơn 100 ngôi nhà cổ thuộc sở hữu tư nhân bị bán, chuyển nhượng lại.
Hội An bên dòng sông thơ mộng - Ảnh: DUY HẬU
Sau khi chuyển nhượng, phần lớn những ngôi nhà này được khai thác tối đa cho mục đích kinh doanh, khiến không gian truyền thống bị thay đổi và công tác quản lý cũng gặp nhiều khó khăn.
Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Hội An Phạm Phú Ngọc chia sẻ: Trước đây nhà cổ ở thành phố Hội An chủ yếu được sử dụng vào mục đích để ở. Du lịch phát triển, ngoài nhu cầu sinh hoạt, nhà cổ Hội An còn được chủ sở hữu khai thác vào mục đích kinh doanh, buôn bán.
Do công năng sử dụng nhà cổ Hội An trong cuộc sống hiện đại thay đổi nên không gian truyền thống nhà cổ thay đổi từng ngày, không còn nét cổ kính đặc trưng như xưa. Có trường hợp mua lại nhà cổ ở Hội An không phải để ở mà mua để cho thuê lại.
Do vậy đã có trường hợp nhà cổ ở thành phố Hội An bị hỏa hoạn trong đêm, song công tác chữa cháy gặp khó khăn vì nhà khóa cửa, không có người ở.
Khắc phục tình trạng này, thành phố Hội An sẽ yêu cầu những người từ địa phương khác đến mua nhà khu phố cổ để cho thuê lại phải bố trí người ở ban đêm. Những nhà không có người ngủ lại, thành phố sẽ không cho kinh doanh.
Phó chủ tịch UBND thành phố Hội An Nguyễn Văn Lanh cho biết: Du lịch phát triển đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao thu nhập và đời sống cho cộng đồng dân cư, song cũng tạo sức ép lớn cho công tác quản lý, bảo vệ di sản nói chung.
Do đó, bên cạnh việc thực hiện đầy đủ "Quy chế bảo vệ Di sản văn hóa thế giới khu phố cổ Hội An" do UBND tỉnh Quảng Nam ban hành, thành phố Hội An thường xuyên tổ chức các đợt tuyên truyền đến các tổ chức, cá nhân, cơ quan, ban, ngành, đặc biệt là cộng đồng cư dân đang sinh sống, kinh doanh trong khu phố cổ về những giá trị đặc biệt của nhà cổ, không gian phố cổ, để cộng đồng chung sức bảo vệ di sản.
Đây cũng chính là cách ứng xử nhân tình thuần hậu của người Hội An với di sản.
Mặt khác, thành phố Hội An còn phối hợp với các ngành chức năng, các nhà khoa học tiến hành khảo sát, đánh giá công năng sử dụng của nhà cổ, nhất là những ngôi nhà tiêu biểu như nhà số 101 đường Nguyễn Thái Học, nhà số 77, nhà số 129 Trần Phú, nhà số 4 Nguyễn Thị Minh Khai để đưa ra các giải pháp phù hợp trong quá trình vừa sử dụng làm nhà ở, vừa sử dụng vào mục đích kinh doanh, giữ gìn và phát huy bền vững không gian cổ xưa của di sản Hội An được Tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Thành phố Hội An có 1.432 di tích, trong đó có 28 di tích cấp quốc gia, 46 di tích cấp tỉnh và 1.358 di tích nằm trong danh mục bảo vệ. Đây là bảo tàng sống, bảo tàng về lịch sử, kiến trúc, được chính quyền và cộng đồng cư dân Hội An trân trọng giữ gìn.
Dùng điện thoại mua vé tham quan phố cổ Hội An Du khách có thể mua vé qua SmartPOS; trực tuyến qua hệ thống các đại lý du lịch OTA, hệ thống booking online B2C/B2B. Hội An luôn là điểm đến được du khách ưa thích. Ảnh: N.N Vé tham quan được phân phối qua các kênh: trực tiếp tại quầy bán vé, SmartPOS; trực tuyến qua hệ thống các đại lý du lịch...