Những hãng ôtô đầu tư tỷ USD vào thị trường xe điện tại Mỹ
Năm 2021 đánh dấu sự bùng nổ của xe điện, nhiều nhà sản xuất ôtô đã đầu tư khá nhiều tiền để có thể bắt kịp xu hướng, và Mỹ là một trong những thị trường sôi động nhất thế giới.
Xe điện đang ngày càng phát triển và dần trở thành xu thế của ngành công nghiệp ôtô thế giới, Mỹ là một ví dụ cho sự thay đổi đó. Thị trường này vốn rộng lớn và khó tính, nhưng rất nhiều hãng xe vẫn chọn ra mắt quốc tế, phân phối và phát triển những phiên bản phù hợp cho người dùng tại đây.
Nếu các hãng xe có được thành công tại Mỹ, đồng nghĩa với việc tự tin hơn ở bất cứ đâu. Với nền công nghiệp hiện đại và tiên tiến bậc nhất, Mỹ là nơi hoàn hảo để phát triển nhiều công nghệ trên xe điện, từ hệ thống pin đến chế độ tự lái. Chính vì thế Mỹ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của nhiều hãng xe trên toàn thế giới.
Từ năm 2021 cho đến nay, nhiều hãng xe nội địa lẫn những hãng xe đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc sẵn sàng chi hàng tỷ USD để đầu tư vào thị trường này.
Tổng thống Joe Biden và chính quyền của ông cũng nhanh chóng nhận ra được sức ảnh hưởng của xe điện trong tương lai. Nhằm bắt kịp xu hướng, Mỹ đưa những chính sách thu hút các hãng xe đầu tư, điển hình như giảm thuế. Điều này sẽ giúp Mỹ nhận được nhiều khoản đầu tư, trở thành nước dẫn đầu trong xu hướng xe điện và mang đến nhiều công ăn việc làm cho người dân.
Ford – 11,4 tỷ USD
Tháng 9/2021, Ford công bố kế hoạch xây dựng hai khu phức hợp khổng lồ ở hai bang Tennessee và Kentucky để sản xuất xe bán tải thuần điện và hệ thống pin F-Series thế hệ tiếp theo.
Cả hai khu phức hợp này đều là sự hợp tác giữa hãng xe Mỹ và SK Innovation. Cơ sở đầu tiên sẽ được đầu tư 5,6 tỷ USD, tọa lạc tại thị trấn Stanton, bang Tennessee. Nơi đây sẽ tạo ra khoảng 6.000 việc làm.
Cơ sở còn lại tại bang Kentucky sẽ nhận được khoản đầu tư lên đến 5,8 tỷ USD, dự kiến tạo ra khoảng 5.000 việc làm. Nơi đây sẽ cung cấp hệ thống pin cho những nhà máy lắp ráp tại Bắc Mỹ của Ford và cho các thế hệ xe điện tiếp theo từ hai thương hiệu Ford và Lincoln. Nhà máy này dự kiến mở cửa vào năm 2025 với công suất đạt 86 GWh/năm.
General Motors – 7 tỷ USD
Đầu năm 2022, General Motors cho biết hãng sẽ đầu tư tổng cộng hơn 7 tỷ USD để tăng sản lượng sản xuất xe bán tải chạy điện, xây dựng và cải tiến các nhà máy hiện có. Các khoản đầu tư này sẽ tạo ra 4.000 việc làm và giữ chân 1.000 nhân viên hiện tại.
Đầu tiên là khoản đầu tư 2,6 tỷ USD để xây dựng một nhà máy sản xuất hệ thống pin, liên doanh với LG Energy Solution ở TP Lansing, bang Michigan. Tiếp đến là 4 tỷ USD dùng để chuyển đổi nhà máy Orion Assembly của hãng tại ngoại ô bang Detroit để sản xuất các mẫu xe bán tải thuần điện của Chevrolet và GMC.
Video đang HOT
510 triệu USD sẽ được đầu tư vào hai nhà máy lắp ráp Delta Township và Grand River Assembly tại TP Lansing, bang Michigan. Cuối cùng là khoản đầu tư 154 triệu USD vào nhà máy Lockport Components ở phía tây TP New York, bang New York để chế tạo các bộ phận cho động cơ điện.
Trước đó, Chevrolet và General Motors đã quyết định đầu tư 51 triệu USD cho xưởng đúc khuôn nhôm tại Bedford, bang Indiana, Mỹ để lắp đặt các thiết bị hiện đại mới, hỗ trợ sản xuất các bộ phận cho mẫu xe Chevrolet Silverado thuần điện và các bộ phận khác.
Các khoản đầu tư này là một phần trong kế hoạch tăng năng lực sản xuất tại Bắc Mỹ của General Motors, nhằm đạt mục tiêu sản xuất 1 triệu xe điện vào năm 2025. Đây cũng chỉ là một phần trong mục tiêu đầu tư tổng cộng 35 tỷ USD vào xe điện của hãng vào năm 2025.
Hyundai và Kia – 7,4 tỷ USD
Vào năm 2021, liên doanh Hyundai – Kia đã quyết định đầu tư 7,4 tỷ USD vào Mỹ, nhiều khả năng nhằm mục đích phát triển nền tảng mới dành riêng cho xe điện. Hiện nay, hai mẫu xe điện của hãng là Hyundai IONIQ 5 và Kia EV6 đang sử dụng nền tảng E-GMP.
Hyundai hiện vận hành một nhà máy duy nhất tại Mỹ ở TP Montgomery, bang Alabama, trong khi Kia cũng vận hành một nhà máy duy nhất ở TP West Point, bang Georgia. Thông báo của liên doanh Hyundai – Kia không nêu rõ nhà máy nào sẽ nhận được các khoản đầu tư này.
Trước đó, Hyundai đặt mục tiêu đến năm 2025, hãng sẽ bán được 1 triệu chiếc xe điện mỗi năm. Con số này vào năm 2026 sẽ là 1,7 triệu chiếc xe điện mỗi năm, tương đương với mức tăng trưởng 70% một năm.
Rivian – 5 tỷ USD
Trong năm 2022, Rivian quyết định đầu tư chi 5 tỷ USD để xây dựng một nhà máy sản xuất xe điện tại TP Atlanta, bang Georgia nhằm nới lỏng các quy định về bán hàng vốn khắt khe tại đây.
Cụ thể, giống như một số bang khác tại Mỹ, bang Georgia cấm các hãng xe mở đại lý bán hàng trực tiếp tại đây. Nhưng kể từ khi Rivian công bố kế hoạch xây dựng nhà máy tại TP Atlanta, chính quyền sở tại đang xem xét để nới lỏng việc này. Trước đó chính quyền bang Georgia đã cho phép Tesla mở đại lý bán hàng trực tiếp tại đây vào năm 2015.
Vào năm 2021, start-up xe điện này từng có kế hoạch đầu tư 5 tỷ USD để xây dựng nhà máy tại TP Fort Worth, bang Texas.
VinFast – 4 tỷ USD
Ngày 29/3, Facebook, Twitter của Tổng thống Mỹ Joe Biden và website của Nhà Trắng thông báo việc VinFast sẽ xây dựng một nhà máy xe điện và hệ thống pin ở bang Bắc Carolina với tổng vốn đầu tư vào khoảng 4 tỷ USD.
Nhà máy của VinFast sẽ được đặt tại khu công nghiệp Triangle Innovation Point, hạt Chatham với diện tích khoảng 800 ha. Nhà máy có 3 khu vực chính là khu vực sản xuất và lắp ráp ôtô điện và xe buýt điện, khu vực sản xuất pin cho các sản phẩm xe điện và khu vực công nghiệp phụ trợ cho các nhà cung cấp. Nơi đây sẽ tạo ra hơn 7.000 việc làm, cùng hàng trăm nghìn chiếc xe điện và hệ thống pin.
Các mẫu xe điện chiến lược của VinFast tại Mỹ lộ diện cách đây chưa lâu, gồm bộ ba VF 7, VF 8 và VF 9. Trong số này, VF 8 và VF 9 cũng nhận đặt hàng tại Việt Nam và thời gian giao xe dự kiến là cuối năm nay.
Toyota – 3,4 tỷ USD
Trong năm 2021, Toyota đã quyết định đầu tư 70 tỷ USD cho cuộc đua xe điện, trong đó 13,5 tỷ USD cho lĩnh vực sản xuất hệ thống pin và Mỹ là quốc gia đầu tiên nhận được một phần khoản đầu tư này với trị giá 3,4 tỷ USD.
Khoản đầu tư này bao gồm việc xây dựng một nhà máy sản xuất pin tại đây. Toyota cũng đang lên kế hoạch thành lập công ty con chuyên về lĩnh vực này để sản xuất, phát triển về mặt công nghệ, cũng như chịu trách nhiệm mở rộng chuỗi cung ứng tại địa phương để đưa những loại pin này vào sản xuất.
Toyota cho biết điều này sẽ tạo ra khoảng 1.750 việc làm, nhưng nhà sản xuất ôtô Nhật Bản chưa tiết lộ thêm về vị trí đặt nhà máy. Mục tiêu sản xuất cũng được giữ kín, nhưng kế hoạch sản xuất sẽ bắt đầu vào năm 2025 với hệ thống pin hybrid.
Tesla – 1 tỷ USD
Sở hữu cơ sở hạ tầng xe điện từ lúc mới thành lập nên Tesla không cần đầu tư quá nhiều khi cuộc chiến xe điện bùng nổ vào năm 2021, thay vào đó hãng xe Mỹ chỉ đầu tư thêm vào việc xây dựng, mở rộng nhà máy để nâng cao sản lượng sản xuất.
Vào tháng 12/2021, Tesla đã quyết định chi hơn 1 tỷ USD trong việc xây dựng nhà máy mới tại TP Austin, bang Texas. Nhà máy dự kiến đi vào hoạt động chính thức vào cuối năm nay. Trong hồ sơ trình lên Sở Xây dựng Texas (TDLR), nhà sản xuất ôtô điện có kế hoạch hoàn thành việc xây dựng các cơ sở lắp ráp, sơn, đúc, dập khuôn… trước ngày 31/12. Có tổng cộng 5 cơ sở tại đây, với tổng diện tích gần 4,3 triệu m2 cùng tổng chi phí 1,06 tỷ USD.
Cuộc đua ở thị trường nghìn tỉ USD của xe điện
Với doanh số bán xe điện tăng vọt và các quy định ngày càng ủng hộ các phương tiện không phát thải, ngành công nghiệp ôtô thế giới đã bước vào cuộc đua quyết liệt để bước qua kỷ nguyên ôtô chạy bằng nhiên liệu hóa thạch.
Foxconn đã nhanh chóng giới thiệu những mẫu xe điện mới, chỉ 2 năm sau khi họ quyết định lấn sân sang thị trường béo bở này. Ảnh: AFP.
Morgan Stanley dự đoán thị trường xe điện sẽ có trị giá 1,5 nghìn tỉ USD vào năm 2040. Đó là miếng bánh béo bở khiến hàng loạt các thương hiệu, nhà sản xuất lớn đã tự chuyển mình để thích ứng với sự thay đổi. Là một phần trong kế hoạch điện khí hóa trị giá 34,7 tỉ USD của mình, Stellantis - ra đời từ sự hợp nhất của PSA và Fiat Chrysler vào đầu năm nay - cho biết họ đã ký một thỏa thuận sơ bộ với nhà sản xuất pin LG Energy Solution để sản xuất pin và mô-đun cho xe điện.
Daimler AG, công ty sản xuất ôtô lớn của Đức mới đây cũng đã tuyên bố sẽ nắm 33% cổ phần của nhà sản xuất pin ôtô Automotive Cells Company (ACC), được thành lập vào năm 2020 bởi Stellantis và TotalEnergies vào năm 2020. Theo Reuters, các nhà sản xuất ôtô đang chạy đua để đảm bảo nguồn cung cấp pin khi họ chuyển sang xe điện, với hàng chục nhà máy pin mới được lên kế hoạch trên khắp Châu Âu và Mỹ.
Kế hoạch phát triển xe điện của Ford Motor Co ở Châu Âu đã nhận được sự thúc đẩy vào đầu tuần này, khi công ty cho biết họ sẽ đầu tư 316 triệu USD để trang bị lại một nhà máy động cơ ở miền bắc nước Anh nhằm sản xuất các đơn vị động cơ điện thay vì động cơ đốt trong. Nhà sản xuất ôtô số 2 của Mỹ cho biết dòng sản phẩm ôtô của họ ở Châu Âu sẽ hoàn toàn chạy bằng điện vào năm 2030.
Tesla được xem là đại gia đi đầu ở thị trường xe điện nhưng họ đang vấp phải sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn từ các đối thủ. Ảnh: AFP.
Sự chuyển dịch của thị trường sang điện thúc đẩy một số lượng lớn các công ty khởi nghiệp hy vọng sẽ trở thành Tesla Inc - công ty sở hữu nhà máy sản xuất xe điện lớn nhất thế giới. Foxconn của Đài Loan (Trung Quốc) là minh chứng tiêu biểu. Đây vốn là tập đoàn chuyên cung cấp linh kiện cho Apple Inc và các công ty công nghệ khác.
Nhưng hôm 18.10, Foxconn đã giới thiệu 3 mẫu xe điện đầu tiên của mình gồm một chiếc SUV, một chiếc sedan và một chiếc xe buýt. Nó được sản xuất bởi Foxtron, một liên doanh giữa Foxconn và nhà sản xuất xe hơi Đài Loan Yulon Motor Co Ltd. Foxconn đầu tiên đề cập đến tham vọng EV của mình cách đây chưa đầy hai năm và họ đã có những bước tiến nhanh chóng. Trong năm nay, công ty này cũng đã công bố các thỏa thuận chế tạo ôtô với công ty khởi nghiệp Fisker Inc của Mỹ và tập đoàn năng lượng PTT Pcl của Thái Lan.
Tốc độ tăng trưởng của xe điện cũng là một lý do buộc Volkswagen AG mời Giám đốc điều hành của Tesla - Elon Musk nói chuyện với 200 giám đốc điều hành của hãng xe Đức vào cuối tuần qua, thông qua một cuộc gọi video trực tuyến.
Elon Musk đã nhận lời mời từ Giám đốc điều hành của Volkswagen AG Herbet Diess, người không giấu diếm tham vọng đẩy nhanh hơn sản xuất xe điện, tạo nên bước chuyển mình lớn nhất trong lịch sử công ty.
Xe điện đang tạo làn sóng mới ở Đông Nam Á Các quốc gia Đông Nam Á đang có những kế hoạch rất tham vọng nhằm chiếm một phần quan trọng của thị trường xe điện (EV). Ngành công nghiệp ô tô đã có những chuyển biến căn bản khi các quốc gia toàn cầu hướng đến mục tiêu giảm phát thải. Tại hội nghị thượng đỉnh COP26 (vào tháng 11/2021), nhiều quốc gia...